GIỚI LUẬT THIẾT YẾU HỘI TẬP
NHỰT CHIẾU
Biên dịch
TRÌNH BÀY KHÁI QUÁT
VỀ TÔNG LUẬT, SỰ THÀNH LẬP và PHÁT TRIỂN
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO
PL.2557 - DL.2014
TÙNG SAN HỌC THUẬT PHẬT GIÁO HIỆN ĐẠI
Chủ biên: TRƯƠNG MẠN ĐÀO
Tuyển dịch: THÍCH NHỰT CHIẾU
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO
PL.2557 - DL.2014
LỜI NGƯỜI DỊCH
Bộ "Hiện đại Phật giáo học thuật tùng san" (Tùng san học thuật Phật giáo hiện đại) gồm có 100 tập, do Trương Mạn Đào chủ biên, được xuất bản lần thứ nhất ở Đài Bắc. Trong đó tập hợp những bài nghiên cứu của các Đại sư, học giả ở Đài Loan về hầu hết các lãnh vực của Phật giáo và được sắp xếp theo loại. Trong bộ sách đồ sộ này có hai tập viết về tông luật. Nay dịch giả đã dịch xong và cho in tập một trước, với tựa đề là Trình bày khái quát về tông Luật - sự thành lập và phát triển. (Tên chữ Hán là: Luật tông khái thuật cập kỳ thành lập dữ phát triển", được đánh số là 88, xuất bản tháng 2 năm 67 Trung Hoa Dân Quốc).
"Tôn chỉ và ý nghĩa của sự biên tập" sách này cho biết "mấy mươi năm gần đây, người bàn về luật học chỉ là con số không, nên tài liệu nghiên cứu về môn học này không nhiều. Nhưng những ai có chí cầu học, có hứng thú đối với tông Luật, thì hai quyển sách này cũng có thể tạm nhìn toàn bộ luật tạng."
Tập một, như tựa đề của nó, chỉ mới đi vào phần đại cương của giới luật, đặc biệt đề cập đến nguồn gốc giới luật được truyền vào Trung Quốc, quá trình phiên dịch hoằng truyền, sự hình thành và phát triển của tông Luật. Ngoài ra, phần trọng tâm của sách này còn nói về chủng loại giới học. Luật nghi tỳ-kheo và luật nghi tỳ-kheo-ni, giới Thanh văn và giới Bồ-tát. Bài cuối cùng bàn về sự phát triển tư tưởng giới luật, được xem như là phần chuyển tiếp qua tập hai, chuyên luận về tư tưởng của tông Luật. (Xin chú ý tập một này có mười một bài, bài thứ tư của Tuệ Nhạc được chuyển xuống vị thứ số mười trong tập sách này).
Luật học của nước ta còn nghèo nàn, người nghiên cứu và hành trì càng hiếm, cho nên việc phiên dịch, biên soạn và xiển dương môn học này rất cần thiết. Hơn nữa luật tạng đóng vai trò chủ yếu trong việc duy trì mạng mạch của Phật pháp, như trong luật nói: "Tỳ-ni tạng trụ, Phật pháp diệc trụ, tỳ-ni tạng diệt, Phật pháp diệc diệt", nên Phật tử có nhiệt huyết với sự tồn vong của Phật pháp, không thể không lưu tâm đến sự có mặt của luật tạng ở thế gian, nhất là việc hành trì giới luật.
Với suy nghĩ ấy, dịch giả phát tâm dịch hai quyển luật này, để góp một phần nhỏ vào kho tàng giới luật Việt Nam, cũng như giúp người học luật có thêm tài liệu nghiên cứu học tập.
Trong quá trình phiên dịch, dịch giả phát hiện khá nhiều sai lầm trong bản gốc - phần nhiều là lỗi do in ấn - song có thể có những sai sót còn tiềm tàng, nhất là trong phần trích dẫn từ nhiều luật luận khác. Bản dịch này đã được Thượng tọa Thích Nguyên Chứng (Thầy Tuệ Sỹ) đọc qua và sửa sơ, chắc chắn vẫn còn sai sót. Ngưỡng mong các bậc thức giả vui lòng chỉ chính. Nhân dịp sách này ra đời, xin chân thành bày tỏ lòng tri ơn Thượng tọa đã nhiệt tình giúp đỡ trong công tác Phật sự này.
Thích Nhựt Chiếu
Mục lục
Lời người dịch
Tôn chỉ và ý nghĩa của sự biên tập
Nguyên lai của giới luật và nghiên cứu về tinh thần căn bản của nó
Sự chế định giới luật và tổ chức Luật tạng
Bàn về mấy điểm trọng yếu của tông Luật
Khái quát về giới học
Chỉ dẫn đại cương về luật học
Chủng loại của giới học
Giới Thanh văn và giới Bồ-tát
Luật nghi tỳ-kheo và luật nghi tỳ-kheo-ni
Khái quát về sự hoằng truyền giới luật của Trung Quốc
Giáo nghĩa và truyện ký lịch sử của tông Luật
Sự phát triển của tư tưởng giới luật