THƠ THIỀN VIỆT NAM
PHƯỚC SƠN TRÌ LIÊN tuyển chọn
NXB TP .HCM
LỜI NÓI ĐẦU
Nói đến Phật giáo Việt Nam không thể không nói đến Thiền học Việt Nam, nói đến thiến học Việt Nam không thể không đề cập đến những dòng thơ thiền trong giai đoạn khởi đầu của Phật giáo nước ta. Những dòng thơ này được tập hợp khá rõ nét trong quyển Thiền sử đầu tiên của Việt Nam là Thuyền uyển tập anh. Giá trị thiền học của tác phẩm này đã được người viết tựa ca ngợi: “… như đóa hoa lan giữa loài cỏ dại… Như ngọn gió mát thổi qua sáu nẻo luân hồi, như trận tuyết từ bi rơi đầy trên ba ác đạo. Biết bao người đã lánh tục xuất gia, đạt trí ngộ không. Trong số đó có bậc trí tuệ sáng như mặt trời, trong như gương báu và sạch như băng tuyết”.
Tác phẩm này không những có giá trị về mặt thiền học mà còn có giá trị về mặt văn chương và lịch sử. Điều đó đã được nhiều bậc thức giả xưa nay khẳng định, và có lẽ chúng ta dễ dàng đồng cảm và chia sẻ với sự đánh giá ấy. Bởi lẽ cứ mỗi độ xuân về, khi mai vàng báo hiệu sự chuyển mình của trời đất và muôn vật, không mấy ai trong chúng ta là không nhớ đến câu thơ của Thiền sư Mãn Giác mô tả đóa hoa mai vĩnh cửu luôn luôn hiện hữu trước thềm nhà:
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
( Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai)
Hoặc để nói lên tâm hồn tự tại của một bậc giác ngộ đứng trước bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, Thiền sư Vạn Hạnh phô diễn:
“Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”
( Sá chi suy thịnh việc đời,
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành)
TT. Mật Thế
Và Thiền sư Ngộ Ấn đã khéo minh họa cái chân tâm bất diệt của mỗi chúng ta bằng hình ảnh :
“ Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận
Liên phát lô trung thấp vị can”
(Ngọc thiên trên núi mau càng thấm
Sen nở trong lò sắc vẫn tươi)
Hay Thiền sư Thiền Lão trình bày sở ngộ của mình khi đứng trước hiện tượng sinh động của vũ trụ bao la :
“ Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh,
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân”
( Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác
Mây trắng trăng trong trỏ nhiệm màu )
Và còn biết bao câu thơ khác mang nhiều nội dung trác tuyệt.
Để bảo tồn cái di sản quý báu của tiền nhân và nhằm khơi dậy niềm ham thích tìm hiểu của những người hâm mộ thiền học, chúng tôi dựa vào quyển Thiền uyển tập anh làm chính, soạn ra tập thơ I “Thơ Thiền Việt Nam” từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ XIII, và dự định soạn tập II về thế kỷ XIII, chuyên về thơ Thiền đời Trần; tập III từ thế kỷ XIV cho đến hiện tại. Thể thức biên soạn, ngoài phần phiên âm, dịch nghĩa, còn có phần dịch thơ. Về phần dịch thơ chủ yếu là sử dụng những bản dịch mà vị trí đã được khẳng định của các dịch giả đi trước. Ngoài ra còn có phần lược bình của pháp hữu Trì Liên để giúp những ai mới bước đầu học Thiền lãnh hội được phần nào những chỗ uẩn áo tiềm tàng trong các bài thơ được phô diễn theo cung cách của các Thiền sư. Nhân đây, soạn giả xin chân thành cám ơn các tác giả và dịch giả có thơ được tuyển chọn vào tập sách này; đặc biệt là cảm tạ mối thâm tình của nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng đã tận tụy đọc kỹ soạn phẩm và góp ý nhiều chỗ rất hợp lý.
Khi biên soạn, mặc dầu chúng tôi đã tham khảo nhiều tác phẩm có giá trị của các bậc tiền bối, cẩn thận so sánh đối chiếu và tìm cách diễn đạt trung thực và chuẩn xác nhất theo bản ý của tác giả, nhưng chắc chắn khó tránh khỏi sai sót về phương diện kỹ thuật và trình độ diễn đạt còn hạn chế của chính mình. Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ giáo và bổ chỉnh của các bậc cao minh.
THÍCH PHƯỚC SƠN
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1- Thiền sư Tì Ni đa lưu chi ( ? – 594 )
2- Thiền sư Vô Ngôn Thông ( ? - 826 )
3- Thiền sư Pháp Thuận ( 915 – 990 )
- Đáp Quốc Vương Quốc tộ Chi Vấn
4- Đại sư Khuông Việt ( 930 – 1011 )
5- Thiền sư Vạn Hạnh ( ? – 1025 )
6- Trưởng lão Định Hương ( ?- 1050 )
7- Thiền sư Thiền lão ( Khoảng 1000-1080 )
8- Lý thái Tông ( 1000-1054 )
9- Thiền sư Cứu chỉ ( mất khoảng 1059-1063)
10- Tăng Thống Huệ sinh ( ?-1064 )
11- Thiền sư Ngộ Ấn ( 1020 – 1088 )
12- Thiền sư Viên Chiếu ( 999- 1090 )
13- Tiền sư Mãn Giác ( 1052- 1096 )
14- Thiền sư Chân Không ( 1046- 1100 )
15- Thiền sư Thuần Chân ( ?-1127 )
16- Đoàn Văn KHâm ( khoảng 1072-1027 )
17- Ni sư Diệu Nhân ( 1042-1113 )
18- Kiều Trí Huyền
19- Thiền sư Từ Đạo Hạnh ( ?-1117 )
20- Thiền sư Trì Bát ( 1049- 1117 )
21- Phù Khánh Linh Nhân Hoàng Thái hậu
22- Thiền sư Không Lộ ( ?-1119 )
23- Lý nhân Tông ( 1066-1128 )
24- Thiền sư Giác Hải
25- THiền sư Viên Học
26- Tăng thống Khánh Hỷ ( 1067- 1142 )
27- Thiền sư Trường Nguyên (1110-1165 )
28- Thiền sư Giới Không
29- Thiền sư Tịnh Không ( 1091-1170 )
30- Thiền sư Đạo Huệ ( ?-1172 )
31- Thiền sư Bảo Giám ( ?-1173 )
32- Thiền sư Bảo Giác ( ?- 1173 )
33- Thiền sư Nguyên Học ( ?-1175 )
34- Thiền sư Bản Tịnh ( 1100-1176)
35- Thiền sư Trí Nhàn
36- Thiền sư Đại Xá ( 1120-1180 )
37- Thiền sư Trí Bảo ( ?-1190 )
38- Thiền sư Quảng Nghiêm ( 1122-1190 )
39- Thiền sư Minh Trí ( ?- 1196 )
40- Thiền sư Tín Học (?-1190 )
41- Thiền sư Thường Chiếu ( ?- 1203 )
42- Thiền sư Tịnh Giới ( ?-1207 )
43- Thiền sư Y sơn (?-1216 _
44- Thiền Sư Hiện Quang (?-1221)
* Chú thích
* Sách tham khảo
* Mục lục