Tìm Sách

Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục >> Lịch sử Phật-giáo Trung-Quốc


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Lịch sử Phật-giáo Trung-Quốc
  • Tác giả : Thích Thanh Kiểm
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 303
  • Nhà xuất bản : Thành Hội Phật Giáo Tp.HCM
  • Năm xuất bản : 1991
  • Phân loại : Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục
  • MCB : 12100000012408
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LỜI TỰA

        Phật-giáo khởi-nguyên từ Ấn-Độ, sau truyền qua Trung Quốc, một nước rất phồn thịnh, đất rộng người nhiều; hơn nữa, Trung-Quốc vốn sẵn có một nền văn-minh truyền thống, tối-cổ từ các thời đại nhà Hạ, Ân, Chu tới Tiền-Hán, nhưng mãi đến thời đại Hậu-Hán Phật-giáo mới chính thức được du nhập. Và, nhờ nguồn giáo-lý cao diệu của Phật-giáo đã ảnh hưởng sâu đậm trong nếp sống tình-cảm và tư-tưởmg của người dân Trung-Quốc, nên Phật-Giáo đã phát triển một cách rất mau lẹ, chiếm hẳn địa vị của Nho-giáo và Đạo-giáo, để trở thành một tôn-giáo trọng yếu nhất của Quốc-dân.

          Phật-giáo Trung-Quốc không những chỉ phát triển & nội địa, mà còn truyền bá ra các ngả. Phật-giáo Việt-Nam, Phật-giáo Triều-Tiên, và Phật-giáo Nhật-Bản đều chịu ảnh hưởng của Phật-giáo Trung-Quốc. Phật-giáo Trung-Quốc lại còn là một kho tàng phong phú nhất của nền tư-tưởng Á-Đông. Vì tư-tưởng Phật-giáo tuy phát sinh từ Ấn-Độ, nhưng về hoàn-cảnh tổ-chức giáo-học lại do Trung-Quốc. Những người muốn khảo cứu về văn-hóa Á-Đông, nếu không hiểu được Phật-giáo Trung-Quốc thì cũng không thể thấu triệt được Phật-giáo, hiểu được tư-tưởng tinh-túy của nền văn-hóa Á-Đông. Nhưng muốn hiểu về Phật-giáo Trung-Quốc, trước hết ta phải biết đến lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc. Ở Việt-Nam, những sách viết về lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc, lại rất hiếm và hầu như là không có. Cũng vì nhu cầu cấp bách đó, nên cuốn “Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc” được ra mắt cùng quý độc giả.

        Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc gồm có Giáo-đoàn-sử, và Giáo-học-sử. Giáo-đoàn-sử ghi chép những sự biến chuyển, thịnh suy của giáo-đoàn Phật-giáo, và các vấn đề có liên hệ tới mỹ-thuật, văn-học, kinh-tế và tự-viện; Giáo-học-sử, ghi chép hệ-thống phát-triển về giáo-lý của Phật-giáo, giáo-nghĩa của các tôn-phái. Tuy phân-loại như vậy, nhưng không có nghĩa là Giáo-đoàn-sử và Giáo-học-sử khác biệt nhau. Cuốn “Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc” này mới chỉ là khởi-thuyết nên chú-trọng về phương diện giáo-đoàn-sử; còn giáo-học-sử chỉ lược thuật những điểm nhận thấy là trọng yếu.

           Cách phân loại về thời-đại của lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc có nhiều lối khác nhau. Như khu phân thành từng thời-đại, chia làm 5 thời kỳ, thời thứ nhất là “Thời đại phiên-dịch”, kể từ lúc Phật-giáo bắt đầu truyền tới cho đến đầu thời Đông-Tấn, ở thời này phần nhiều chuyên chú về việc phiền dịch kinh-điển. Thời thứ hai, “Thời-đại nghiên-cứu”, kể từ đầu thời Đông-Tấn đến thời-đại Nam-Bắc-triều, ở thời này không những chỉ chuyên về việc dịch-thuật, mà có khuynh-hướng về mặt nghiên-cứu. Thời thứ ba, “Thời-đại kiến-thiết” kể từ đời Tùy đến đời Đường là thời-đại Phật-giáo độc-lập, hoàn thành về giáo-nghĩa của các tôn-phái. Thời thứ tư, “Thời-đại kế-thừa” kể từ thời Ngũ-Đại cho tới đời nhà Minh, ở thời này chỉ là kế-thừa những giáo-học đã phát sinh ở đời Tùy, Đường, không có tư-tưởng giáo-học mới xuất-hiện. Thời thứ năm, “Thời-đại suy-vi”, kể từ đời nhà Thanh trở về sau, vì ở thời này không có tăng-tài xuất hiện, Tăng, Ni, tư-viện lại bị đào-thải. Tuy vậy, nhưng tới thời-đại Trung-Hoa Dân-Quốc thì Phật-giáo có cơ-vận phục-hưng. Hoặc lại khu phân thành “Tây-vực Phật-Giáo”, kể từ khi Phật-giáo mới truyền vào cho tới đời nhà Tùy, “các tôn độc lập”, kể từ đời nhà Tùy cho tới đời nhà Tống; “Tây-Tạng Mông-Cổ Phật-Giáo”, là thời-đại Lạt-Ma-giáo đời Nguyễn; và “Chư-tôn dong-hợp Phật-giáo”, kể từ đời nhà Thanh trở về sau. Hoặc lại dựa vào thời-đại của lịch-sử Trung-Quốc để khu phân về thời-đại của lịch-sử Phật-giáo. Theo cách khu phân này thì lý-giải được dễ dàng và tiện lợi hơn. Nên cuốn “Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc” này cũng nương vào thời-đại của lịch-sử Trung-Quốc để khu phân về lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc.

          Nội-dung của cuốn “Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc” này, dựa theo thời đại, chia làm XVI chương. Ở mỗi chương đều bàn khái-quát về lịch-sử của thời-đại, và đại-cương của Phật-giáo, sự quan-hệ giữa Phật-giáo với Nho-giáo và Đạo-giáo, cùng là trạng-thái của giáo-đoàn Phật-giáo. Chương cuối là lược-thuật về lịch-sử Phật-giáo Trìều-Tiên.

          Về tài-liệu tham-khảo để soon cuốn “Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc”, phần tài-liệu thứ nhất rút tỉa trong các bộ “Lịch Đại Tam-Bảo-Kỷ”, “Phật-Tổ Thống-Kỷ”, “Quảng-Hoằng Minh-Tập”, “Xuất-Tam-Tang Ký-Tập”, “Khai-Nguyên Thích-giáo-Lục”, “Cao-Tăng-Truyện”, “Đại-Đường Tây-Vực-Ký” v.v… Phần tài-liệu thứ hai, căn cứ ở cuốn “Chi-Na Phật-giáo sử Cương” của tác gỉa Kayo Sakaino: “Trung-Quốc Phật-Giáo-Sử” của Ryoehu Michihata “Phật-giáo-sử Khái-Thuyết” thiên Trung-Quốc của Ztnyu Tsukamoto .v.v.. và nhiều sách khác hhư mục tham-khảo văn-hiến ở cuối quyển. Niên đai dùng trong cuốn sách này thì y cứ vào cuốn “Chi-Na Lịch-Đại Đế-Vương Niên-Biểu” của tác giả Raizo Yamane, và “Niên-Biểu” trong bộ Phật-giáo Đại-từ-điển của Bác-sĩ Shinkyo Mochizuki.

         Cuốn “Lịch-Sử Phật-Giáo Trung-Quổc” này được in ra, chỉ nhằm vào việc giúp ích cho những người có chí-hướng tu học Phật-pháp, tìm hiểu lịch-sử Phật-giáo, nhất là lịch-sử Phật giáo Trung-Quốc, và cũng là để góp phần nhỏ vào việc xây dưng nền “Phật-giáo sử-học” nước nhà.

          Chúng tôi tư nhận, việc khảo-sát về lịch-sử là một công trình lớn lao, nhất là trên bước đường phát-triển, thịnh suy vĩ-đại của 2000 năm lịch-sử Phật-Giáo Trung Quốc, nay đem thâu tóm ghi chép lại trong pham-vi nhỏ hẹp của cuốn sách nhỏ đâu phải là công việc dễ dàng. Nhưng, vì nhu-cầu đòi hỏi, và để mở một giai-đoan cho phong trào nghiên-cứu về lịch-sử Phật-giáo Trung Quốc, nên chứng tôi không quản sức hiểu biết còn nông-cạn, cố gắng sưu-tầm tài-liệu soạn thành cuốn sách nhỏ này để giới-thiệu phần đại-cưong của Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc với các hàng Phật-tử và các bậc học-giả trong nước.

TRÂN TRỌNG

Sa-Môn THÍCH-THANH-KIỂM

MỤC-LỤC

CHƯƠNG THỨ NHẤTTHỜI-KỲ PHẬT-GIÁO DU-NHẬP

I.— Ngả đường Phật-giáo truyền tới Trung-Quốc

II.— Niên-đại Phật-giáo du-nhập

1)— Thuyết Tây-Phương Thánh-giả của Khổng-Tử

2)— Thuyết Thích-lợi-Phòng đem Phật-giáo truyền tới

3) — Thuyết Trương-Khiên đã nghe thấy Phật-giáo

4) — Thuyết lễ bái hình người vàng

5)— Thuyết Lưu-Hướng nói đến Phật-điển

6)— Thuyết khẩu-truyền Phật-giáo của Y-tồn

7)— Thuyết Niên-hiệu Vĩnh-Bình năm thứ 10

III.— Sự-nghiệp phiên-dịch của hai ngài Ca-Diếp Ma-Đằng và Thúc-Pháp-Lan

CHƯƠNG THỨ HAIPHẬT GIÁO ĐỜI HẬU-HÁN

I.— Sở-Vương-Anh tin Phật

II.— An-Thế-Cao

III.— Chi-Lâu-Ca-Sấm

IV.— Các vị tăng dịch kinh

V.— Trạng-thái Phật-giáo đời Hậu-Hán

CHƯƠNG THỨ BAPHẬT-GIÁO ĐỜI TAM-QUỐC

I.— Phật-giáo thời nhà Nguy

Đàm-Ma-Ca-La

Chu-Sĩ-Hành

II.— Phật-giáo thời nhà Ngô

Cư-sĩ Chi-Khiêm

Khang-Tăng-Hội

CHƯƠNG THỨ BỐNPHẬT-GIÁO ĐỜI TÂY-TẤN

I.— Các bậc dịch kinh đời Tây-Tấn

  1. — Trạng thái Phật-giáo đời Tây-Tấn

III. — Sự quan-hệ giữa Phật-giáo, Nho-giáo và Đạo-giáo

CHƯƠNG THỨ NĂMPHẬT-GIÁO THỜI-ĐẠI ĐÔNG-TẤN

I.— Lời bàn khái-quát

II.— Phật-giáo thuộc 16 nuớc Ngữ-Hồ phương bắc

Phật-giáo nhà Hậu-Triệu

Phật-Đồ-Trừng

Phật-giáo nhà Tiền-Tần

Đạo-An

Phật-giáo nhà Hậu-Tần

Cưu-Ma-La-Thập

Đạo-Sinh

Tăng-Triệu

Đạo-Dong

Tăng-Duệ

Phật-giáo nhà Bắc-Lương

Đàm-Vô-Sấm

Phật-giáo Đôn-Hoàng

III.— Phật-giáo thuộc nhà Đông-Tấn phương nam

Tuệ-Viễn

Bạch-Liên Xã

Ngài Giác-Hiền và chùa Đạo-Tràng

Phật-Đà Bạt-Đà-La

Phong-trào Nhập-Trúc cầu Pháp

Pháp-Hiển

Trí-Nghiêm

Thi-Lê-Mật-Đa-La        

IV.— Trạng-thái Phật-giáo thời-đại Đông-Tấn

1)— Giáo-đoàn của Phật-giáo hình-thành

2)— Giáo-học của Phật-giáo phát-triển

V.— Bốn bộ kinh-điển trọng-yếu đã phiên-dịch trong thời-đại Đông-Tấn

VI.—Phép tu thuyền-quán lưu-hành cuối đời Đông-Tấn

CHƯƠNG THỨ SÁUPHẬT-GIÁO THỜI-ĐẠI NAM-BẮC-TRIỀU

I.— Lời bàn khái-quát

II.— Phật-giáo thuộc Nam-Triều

Phật-giáo đời nhà Tống

Phật-Đà-Thập

Cương-Lương Da-Xá

Cầu-Na Bạt-Ma   

Cầu-Na Bạt-Đà-La

Phật-giáo đời nhà Tề

Phật-giáo đời nhà Lương

Tăng dịch kinh

Mạn-Đà-La-Tiên 

Ba-La-Mật-Đà

Phật-giáo đời nhà Trần

Tuệ-Tư

III. —Phật-giáo thuộc Bắc-Triều

Phật-giáo nhà Bắc-Ngụy

Võ-Đế Bắc-Ngụy Phá Phật

Cát-Ca-Dạ

Thích-Đàm-Diệu

Bồ-Đề-Lưu-Chi

Lạc-Nã Ma-Đề

Phật-Đà Phiến-Đa

Bát-Nhã Lưu-Chi

Phật-giáo đời Đông-Ngụy, Tây-Ngụy và Bắc-Tề

Đàm-Loan

Tuệ-Quang 

Pháp-Thượng

Bồ-Đề Đạt-Ma

Sự phế Phật đời Bắc-Chu       

III. —Tư-tưởng giáo-học ở thời-đại Nam-Bắc-triều

Tư-tưởng giáo-học        

Tỳ-Đàm-Tôn

Niết-Bàn-Tôn

Thành-Thực-tôn

Tam-Luận-tôn

Tịnh-Độ-tôn        

Nhiếp-Luận-tôn

Địa-Luận-tôn

Thuyền-tôn

Tư-tưởng Mạt-pháp

V.—Trạng-thái Phật-giáo ở thời đại Nam-Bắc-Triều

Sự phát-triển của giáo-đoàn

Hệ-thống tổ-chức

Giáo-đoàn trụy-lạc        

Sự-nghiệp xã-hội

Lễ-nghi của Phật-giáo

Sự tín-ngưỡng của quần-chúng

VI.— Mỹ-thuật của Phật-giáo ở thời-đại Nam-Bắc-Triều

Kiến-trúc của Phật-giáo

Điêu-khắc của Phật-giáo

Động Đôn-Hoàng

Động Vân-Cương

Động Long-Môn

Động Thiên-Long-Sơn và Ương-Đường-Sơn       

CHƯƠNG THỨ BẢYPHẬT-GIÁO ĐỜI NHÀ TÙY

I.— Lời bàn khái-quát

II.— Các Đế-vương đời Tùy đối với công cuộc phục hưng Phật-giáo

III.— Tư-tưởng giáo-học

Thiên-Thai-tôn

Tuệ-Văn

Trí-Khải

Quán-Định

Tam-Giai-giáo

Tân-Tam-Luận tôn

Cát-Tạng

Đàm-Thiên

Danh-tăng của các học-phái

Linh-Dụ, Đàm-Diên

Tuệ-Viễn

IV.— Sự-nghiệp phiên-dịch

Na-Liên-Đề Da-Xá

Xà-La Quật-Đa

Đạt-Ma-Cấp-Đa

Chúng-kinh mục-lục

V.—Trạng-thái Phật-giáo       

CHƯƠNG THỨ TÁMPHẬT-GIÁO ĐỜI NHÀ ĐƯỜNG

I.— Lời bàn khái quát

II.— Tịnh-Độ tôn hưng thịnh

Đạo-Xước

Thiện -Đạo

Từ-Mẫn

III — Luật-tôn thành-lập

Nam-sơn-tôn

Tướng-Bộ-tôn

Đông-Tháp-tôn

Nghĩa-Tịnh

IV— Thuyền-tôn phát triển

Pháp-Dong

Hoằng-Nhẫn, Thần-Tú, Nghĩa-Phúc

Phả-Tịch Tuệ-Năng

Hệ-thống Nam-Nhạc

Hệ-thống Thanh-Nguyên

V.— Pháp-tướng tôn Câu-Xá-tôn xuất-hiện

Pháp-tuớng tôn

Huyền-Trang

Khuy-Cơ, Viên-Trắc

Tuệ-Chiểu, Câu-Xá-tôn

VI.— Hoa-Nghiêm tôn thành lập

Hoa-Nghiêm-Tôn

Đỗ-Thuận, Trí-Nghiễm

Nghĩa-Tương Pháp-Tạng        

Trừng-Quán        

Tôn-Mật

VII.—Mật giáo truyền-tới

Mật-tôn

Thiện-Vô-Úy

Nhất-Hạnh, Kim-Cương-Trí

Bất-Không

Mạn-Đà-La

VIII.—Thiên-Thai-tôn phục-hưng và Võ-Tôn phế Phật

Kinh-Khê-Trạm-Nhiên

Vô-Tôn phế-Phật

IX.— Sự-nghiệp phiên-dịch

Thực-Xoa Nan-Đà

Bồ-Đề Lưu-Chi, Địa-Bà-Ha-La, Đề-Vân-Bát-Nhã

Bát-Nhã, chúng-kinh mục-lục

X.— Trạng-Thái Phật-giáo đời Đường

Tư-tưỏng và tín-ngưỡng

Nhân-quả báo-ứng

Tín-ngưỡng đức Văn-Thù

Tín-ngưỡng Xá-Lợi của Phật

Chính-sách nhà vua đối với Phật-giáo

Giáo-đoàn tổ-chức

Sự-nghiệp văn-hóa, xã-hội

CHƯƠNG THỨ CHÍNPHẬT-GIÁO THỜI NGŨ-ĐẠI

I.— Lời bàn khái-quát

II.— Nạn phế-Phật đời Hậu-Chu phương bắc

III.— Phật-giáo thuộc các nước phương nam

Ngô-Việt-Vương tin Phật-giáo

Phật-giáo thuộc nước Mân

Tư-tưởng Phật-giáo

CHƯƠNG THỨ MƯỜIPHẬT-GIÁO ĐỜI NHÀ TỐNG

I.— Lời bàn khái-quát

II-—Vương-thất với Phật-giáo

III.— Các tôn phục hung

Thuyền-tôn

Thiên-Thai-tôn

Luật-tôn

Tịnh-Độ tôn

Tán-Ninh, Hội niệm Phật

IV.— Sự-nghiệp phiên-dịch

Kinh-điển mục-lục

V.— Xuất-bản Đại-tạng-kinh

Đại-tạng-kinh

Thục-bản, Đông-thuyền-tự-bản, Khai-Nguyên tự-bản,Tư-Khê-bản, Tích-Sa-bản

Phả-Ninh Tự-bản

Hoằng-Pháp tự-bản, Cao-Ly-bản

VI.— Trạng-thái Phật-giáo đời Tống

Giáo-đoàn Phật-giáo

Kinh-tế của tự-viện

Cấp-phát độ-điệp

Về mặt văn-hóa

VII.— Sự quan-hệ giữa Phật-giáo với Tống-Nho

VIII.— Sự giao-thiệp giữa Phật-giáo và Đạo-giáo

CHƯƠNG THỨ MƯỜI MỘTPHẬT-GIÁO THUỘC NƯỚC LIÊU và KIM

I.— Lời bàn khái quát

II.— Phật-giáo đời nhà Liêu

Vương-triều đối với Phật-giáo, Thánh-tôn Hưng-Tôn, Đạo-Tôn

Khế-Đan Đại-Tạng-kinh, Tư-tưởng giáo-học

Phật-giáo với quốc-dân

III.— Phật-giáo đời nhà Kim

Nhà Kim dựng nước

Vương-Triều với Phật-giáo

Giáo-đoàn thống-chế

Tư-tưởng giáo-học

Khắc ván Đại-tạng-kinh

CHƯƠNG THỨ MUỜI HAIPHẬT-GIÁO ĐỜI NHÀ NGUYÊN

I.— Lời bàn khái quát

II — Giáo-học Phật-giáo, Thuyền-tôn

Thiên-Thai-tôn và Pháp-Tướng-Tôn

Lạt-Ma-giáo

III. —Triều-đình với Phật-giáo         

IV.— Đại tạng kinh Tây-Tạng truyền tới

V.— Sự quan-hệ giữa Đạo-giáo và Phật-giáo

VI.— Trạng- thái giáo-đoàn Phật-giáo

CHƯƠNG THỨ MƯỜI BAPHẬT-GIÁO ĐỜI NHÀ MINH    

I.—Lời bàn khái quát

II.— Giáo-học Phật-giáo

Vân-Thê Châu-Hoành

Tử-Bách Chân-Khả

Ham-Sơn Đức-Thanh, Ngẫu-Ích Trí-Húc

Tịnh-Độ-giáo phát-triển

Lạt-Ma-Giáo

III.— Sự-nghiệp khắc Đại-tạng-kinh, Nam-tạng bản

Bắc-Tạng-bản, Võ-Lâm-bản. Vạn-Lịch-bản

Sử-Liệu Phật giáo

IV.— Sự giao-thiệp giữa ba giáo

Phật-giáo với Đạo-giáo

Phật-giáo với Nho-giáo

  1. — Trạng-thái giáo-đoàn Phật-giáo

CHƯƠNG THỨ MƯỜI BỐNPHẬT-GIÁO ĐỜI NHÀ THANH

I.— Lời bàn khái quát

II.— Thanh-Triều với Lạt-Ma-giáo

III.— Cựu-Lai Phật-giáo

Thanh-triều với cựu-lai Phật-giáo, Luật-Tôn

Lâm-Tế-Tôn

Tào-Động-tôn, Tịnh-Độ-tôn, Giới cư-sĩ Phật-giáo

IV— Xuất-bản Đại-Tạng-kinh, Tục Tạng-kinh Long-Tạng-bản, Mãn-Châu-Văn Đại-tạng kinh

Tần-Già bản

V.— Trạng-thái giáo-đoàn Phật-giáo

CHƯƠNG THỨ MƯỜI MPHẬT-GIÁO TRUNG-QUỐC THỜI CẬN ĐẠI

I.— Cách-mạng Dân-quốc đối với Phật-giáo

Trung-Hoa Dân-Quốc

Phật-giáo bị đàn-áp

Văn-học cách-mạng

II.— Sự-nghiệp vận-động Hộ-pháp

Giáo-đoàn tổ-chức hóa

Vận-động Hộ-pháp của Thái-Hư Đại-Sư

Nhân-tài bối-xuất

III.— Sự-nghiệp xuất-bản ấn-loát

San-hành kinh sách Phật

Xuất-bản Đại-tạng-kinh

IV.— Trạng-thái giáo-đoàn Phật-giáo

V.— Kết-luận

CHƯƠNG THỨ MƯỜI SÁUPHẬT-GIÁO TRIỀU-TIÊN

I.— Thời-kỳ Phật-giáo du-nhập

II.— Thời kỳ Phật giáo hưng-thịnh

Giáo-dục Phật-giáo

Thuyền-tôn du-nhập

III.— Thời-kỳ Phật-giáo xán-lạn

Vua Thái-Tổ Cao-Ly đối với Phật-giáo

Đại-tạng kinh Cao-Ly, Sơ-điêu-bản, Tái điêu-bản

Thuyền-Tôn xác-lập

Danh-tăng của Thuyền-Tôn

IV.— Thời-kỳ Phật-giáo suy-vi        

Thời-kỳ Phật-giáo ngừng phát-triển

Thời-kỳ Phật-giáo dần suy

Thời-kỳ Phật-giáo suy-vi        

V.— Phật-giáo thời cận-đại
 

Các sách khác thuộc Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục

Chư tôn Thiền Đức Cư sĩ hữu công Phật Giáo Thuận Hóa tập 1
Chư tôn Thiền Đức Cư sĩ hữu công Phật Giáo Thuận Hóa tập 1
Biên niên sử Phật giáo Gia Định – Saigon TP.HCM
Biên niên sử Phật giáo Gia Định – Saigon TP.HCM
Nam Hải Dị Nhân
Nam Hải Dị Nhân
Thơm ngát hương lan
Thơm ngát hương lan
Đại Việt sử ký toàn thư tập 2
Đại Việt sử ký toàn thư tập 2
Chư tôn thiền đức cư sĩ hữu công Phật giáo Thuận hóa tập 2
Chư tôn thiền đức cư sĩ hữu công Phật giáo Thuận hóa tập 2
Đại Phật Sử tập II
Đại Phật Sử tập II
Truyện Lục Tổ Huệ Năng
Truyện Lục Tổ Huệ Năng
Lịch sử Triết học Tây phương Tập 3
Lịch sử Triết học Tây phương Tập 3
Lịch sử Triết học Tây phương Tập 2
Lịch sử Triết học Tây phương Tập 2
Lịch sử Triết học Tây phương Tập 1
Lịch sử Triết học Tây phương Tập 1
Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963
Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963