Tìm Sách

Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục >> Lịch sử Phật-giáo Trung-Quốc


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Lịch sử Phật-giáo Trung-Quốc
  • Tác giả : Thích Thanh Kiểm
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 303
  • Nhà xuất bản : Thành Hội Phật Giáo Tp.HCM
  • Năm xuất bản : 1991
  • Phân loại : Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục
  • MCB : 12100000012408
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LỜI TỰA

        Phật-giáo khởi-nguyên từ Ấn-Độ, sau truyền qua Trung Quốc, một nước rất phồn thịnh, đất rộng người nhiều; hơn nữa, Trung-Quốc vốn sẵn có một nền văn-minh truyền thống, tối-cổ từ các thời đại nhà Hạ, Ân, Chu tới Tiền-Hán, nhưng mãi đến thời đại Hậu-Hán Phật-giáo mới chính thức được du nhập. Và, nhờ nguồn giáo-lý cao diệu của Phật-giáo đã ảnh hưởng sâu đậm trong nếp sống tình-cảm và tư-tưởmg của người dân Trung-Quốc, nên Phật-Giáo đã phát triển một cách rất mau lẹ, chiếm hẳn địa vị của Nho-giáo và Đạo-giáo, để trở thành một tôn-giáo trọng yếu nhất của Quốc-dân.

          Phật-giáo Trung-Quốc không những chỉ phát triển & nội địa, mà còn truyền bá ra các ngả. Phật-giáo Việt-Nam, Phật-giáo Triều-Tiên, và Phật-giáo Nhật-Bản đều chịu ảnh hưởng của Phật-giáo Trung-Quốc. Phật-giáo Trung-Quốc lại còn là một kho tàng phong phú nhất của nền tư-tưởng Á-Đông. Vì tư-tưởng Phật-giáo tuy phát sinh từ Ấn-Độ, nhưng về hoàn-cảnh tổ-chức giáo-học lại do Trung-Quốc. Những người muốn khảo cứu về văn-hóa Á-Đông, nếu không hiểu được Phật-giáo Trung-Quốc thì cũng không thể thấu triệt được Phật-giáo, hiểu được tư-tưởng tinh-túy của nền văn-hóa Á-Đông. Nhưng muốn hiểu về Phật-giáo Trung-Quốc, trước hết ta phải biết đến lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc. Ở Việt-Nam, những sách viết về lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc, lại rất hiếm và hầu như là không có. Cũng vì nhu cầu cấp bách đó, nên cuốn “Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc” được ra mắt cùng quý độc giả.

        Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc gồm có Giáo-đoàn-sử, và Giáo-học-sử. Giáo-đoàn-sử ghi chép những sự biến chuyển, thịnh suy của giáo-đoàn Phật-giáo, và các vấn đề có liên hệ tới mỹ-thuật, văn-học, kinh-tế và tự-viện; Giáo-học-sử, ghi chép hệ-thống phát-triển về giáo-lý của Phật-giáo, giáo-nghĩa của các tôn-phái. Tuy phân-loại như vậy, nhưng không có nghĩa là Giáo-đoàn-sử và Giáo-học-sử khác biệt nhau. Cuốn “Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc” này mới chỉ là khởi-thuyết nên chú-trọng về phương diện giáo-đoàn-sử; còn giáo-học-sử chỉ lược thuật những điểm nhận thấy là trọng yếu.

           Cách phân loại về thời-đại của lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc có nhiều lối khác nhau. Như khu phân thành từng thời-đại, chia làm 5 thời kỳ, thời thứ nhất là “Thời đại phiên-dịch”, kể từ lúc Phật-giáo bắt đầu truyền tới cho đến đầu thời Đông-Tấn, ở thời này phần nhiều chuyên chú về việc phiền dịch kinh-điển. Thời thứ hai, “Thời-đại nghiên-cứu”, kể từ đầu thời Đông-Tấn đến thời-đại Nam-Bắc-triều, ở thời này không những chỉ chuyên về việc dịch-thuật, mà có khuynh-hướng về mặt nghiên-cứu. Thời thứ ba, “Thời-đại kiến-thiết” kể từ đời Tùy đến đời Đường là thời-đại Phật-giáo độc-lập, hoàn thành về giáo-nghĩa của các tôn-phái. Thời thứ tư, “Thời-đại kế-thừa” kể từ thời Ngũ-Đại cho tới đời nhà Minh, ở thời này chỉ là kế-thừa những giáo-học đã phát sinh ở đời Tùy, Đường, không có tư-tưởng giáo-học mới xuất-hiện. Thời thứ năm, “Thời-đại suy-vi”, kể từ đời nhà Thanh trở về sau, vì ở thời này không có tăng-tài xuất hiện, Tăng, Ni, tư-viện lại bị đào-thải. Tuy vậy, nhưng tới thời-đại Trung-Hoa Dân-Quốc thì Phật-giáo có cơ-vận phục-hưng. Hoặc lại khu phân thành “Tây-vực Phật-Giáo”, kể từ khi Phật-giáo mới truyền vào cho tới đời nhà Tùy, “các tôn độc lập”, kể từ đời nhà Tùy cho tới đời nhà Tống; “Tây-Tạng Mông-Cổ Phật-Giáo”, là thời-đại Lạt-Ma-giáo đời Nguyễn; và “Chư-tôn dong-hợp Phật-giáo”, kể từ đời nhà Thanh trở về sau. Hoặc lại dựa vào thời-đại của lịch-sử Trung-Quốc để khu phân về thời-đại của lịch-sử Phật-giáo. Theo cách khu phân này thì lý-giải được dễ dàng và tiện lợi hơn. Nên cuốn “Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc” này cũng nương vào thời-đại của lịch-sử Trung-Quốc để khu phân về lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc.

          Nội-dung của cuốn “Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc” này, dựa theo thời đại, chia làm XVI chương. Ở mỗi chương đều bàn khái-quát về lịch-sử của thời-đại, và đại-cương của Phật-giáo, sự quan-hệ giữa Phật-giáo với Nho-giáo và Đạo-giáo, cùng là trạng-thái của giáo-đoàn Phật-giáo. Chương cuối là lược-thuật về lịch-sử Phật-giáo Trìều-Tiên.

          Về tài-liệu tham-khảo để soon cuốn “Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc”, phần tài-liệu thứ nhất rút tỉa trong các bộ “Lịch Đại Tam-Bảo-Kỷ”, “Phật-Tổ Thống-Kỷ”, “Quảng-Hoằng Minh-Tập”, “Xuất-Tam-Tang Ký-Tập”, “Khai-Nguyên Thích-giáo-Lục”, “Cao-Tăng-Truyện”, “Đại-Đường Tây-Vực-Ký” v.v… Phần tài-liệu thứ hai, căn cứ ở cuốn “Chi-Na Phật-giáo sử Cương” của tác gỉa Kayo Sakaino: “Trung-Quốc Phật-Giáo-Sử” của Ryoehu Michihata “Phật-giáo-sử Khái-Thuyết” thiên Trung-Quốc của Ztnyu Tsukamoto .v.v.. và nhiều sách khác hhư mục tham-khảo văn-hiến ở cuối quyển. Niên đai dùng trong cuốn sách này thì y cứ vào cuốn “Chi-Na Lịch-Đại Đế-Vương Niên-Biểu” của tác giả Raizo Yamane, và “Niên-Biểu” trong bộ Phật-giáo Đại-từ-điển của Bác-sĩ Shinkyo Mochizuki.

         Cuốn “Lịch-Sử Phật-Giáo Trung-Quổc” này được in ra, chỉ nhằm vào việc giúp ích cho những người có chí-hướng tu học Phật-pháp, tìm hiểu lịch-sử Phật-giáo, nhất là lịch-sử Phật giáo Trung-Quốc, và cũng là để góp phần nhỏ vào việc xây dưng nền “Phật-giáo sử-học” nước nhà.

          Chúng tôi tư nhận, việc khảo-sát về lịch-sử là một công trình lớn lao, nhất là trên bước đường phát-triển, thịnh suy vĩ-đại của 2000 năm lịch-sử Phật-Giáo Trung Quốc, nay đem thâu tóm ghi chép lại trong pham-vi nhỏ hẹp của cuốn sách nhỏ đâu phải là công việc dễ dàng. Nhưng, vì nhu-cầu đòi hỏi, và để mở một giai-đoan cho phong trào nghiên-cứu về lịch-sử Phật-giáo Trung Quốc, nên chứng tôi không quản sức hiểu biết còn nông-cạn, cố gắng sưu-tầm tài-liệu soạn thành cuốn sách nhỏ này để giới-thiệu phần đại-cưong của Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc với các hàng Phật-tử và các bậc học-giả trong nước.

TRÂN TRỌNG

Sa-Môn THÍCH-THANH-KIỂM

MỤC-LỤC

CHƯƠNG THỨ NHẤTTHỜI-KỲ PHẬT-GIÁO DU-NHẬP

I.— Ngả đường Phật-giáo truyền tới Trung-Quốc

II.— Niên-đại Phật-giáo du-nhập

1)— Thuyết Tây-Phương Thánh-giả của Khổng-Tử

2)— Thuyết Thích-lợi-Phòng đem Phật-giáo truyền tới

3) — Thuyết Trương-Khiên đã nghe thấy Phật-giáo

4) — Thuyết lễ bái hình người vàng

5)— Thuyết Lưu-Hướng nói đến Phật-điển

6)— Thuyết khẩu-truyền Phật-giáo của Y-tồn

7)— Thuyết Niên-hiệu Vĩnh-Bình năm thứ 10

III.— Sự-nghiệp phiên-dịch của hai ngài Ca-Diếp Ma-Đằng và Thúc-Pháp-Lan

CHƯƠNG THỨ HAIPHẬT GIÁO ĐỜI HẬU-HÁN

I.— Sở-Vương-Anh tin Phật

II.— An-Thế-Cao

III.— Chi-Lâu-Ca-Sấm

IV.— Các vị tăng dịch kinh

V.— Trạng-thái Phật-giáo đời Hậu-Hán

CHƯƠNG THỨ BAPHẬT-GIÁO ĐỜI TAM-QUỐC

I.— Phật-giáo thời nhà Nguy

Đàm-Ma-Ca-La

Chu-Sĩ-Hành

II.— Phật-giáo thời nhà Ngô

Cư-sĩ Chi-Khiêm

Khang-Tăng-Hội

CHƯƠNG THỨ BỐNPHẬT-GIÁO ĐỜI TÂY-TẤN

I.— Các bậc dịch kinh đời Tây-Tấn

  1. — Trạng thái Phật-giáo đời Tây-Tấn

III. — Sự quan-hệ giữa Phật-giáo, Nho-giáo và Đạo-giáo

CHƯƠNG THỨ NĂMPHẬT-GIÁO THỜI-ĐẠI ĐÔNG-TẤN

I.— Lời bàn khái-quát

II.— Phật-giáo thuộc 16 nuớc Ngữ-Hồ phương bắc

Phật-giáo nhà Hậu-Triệu

Phật-Đồ-Trừng

Phật-giáo nhà Tiền-Tần

Đạo-An

Phật-giáo nhà Hậu-Tần

Cưu-Ma-La-Thập

Đạo-Sinh

Tăng-Triệu

Đạo-Dong

Tăng-Duệ

Phật-giáo nhà Bắc-Lương

Đàm-Vô-Sấm

Phật-giáo Đôn-Hoàng

III.— Phật-giáo thuộc nhà Đông-Tấn phương nam

Tuệ-Viễn

Bạch-Liên Xã

Ngài Giác-Hiền và chùa Đạo-Tràng

Phật-Đà Bạt-Đà-La

Phong-trào Nhập-Trúc cầu Pháp

Pháp-Hiển

Trí-Nghiêm

Thi-Lê-Mật-Đa-La        

IV.— Trạng-thái Phật-giáo thời-đại Đông-Tấn

1)— Giáo-đoàn của Phật-giáo hình-thành

2)— Giáo-học của Phật-giáo phát-triển

V.— Bốn bộ kinh-điển trọng-yếu đã phiên-dịch trong thời-đại Đông-Tấn

VI.—Phép tu thuyền-quán lưu-hành cuối đời Đông-Tấn

CHƯƠNG THỨ SÁUPHẬT-GIÁO THỜI-ĐẠI NAM-BẮC-TRIỀU

I.— Lời bàn khái-quát

II.— Phật-giáo thuộc Nam-Triều

Phật-giáo đời nhà Tống

Phật-Đà-Thập

Cương-Lương Da-Xá

Cầu-Na Bạt-Ma   

Cầu-Na Bạt-Đà-La

Phật-giáo đời nhà Tề

Phật-giáo đời nhà Lương

Tăng dịch kinh

Mạn-Đà-La-Tiên 

Ba-La-Mật-Đà

Phật-giáo đời nhà Trần

Tuệ-Tư

III. —Phật-giáo thuộc Bắc-Triều

Phật-giáo nhà Bắc-Ngụy

Võ-Đế Bắc-Ngụy Phá Phật

Cát-Ca-Dạ

Thích-Đàm-Diệu

Bồ-Đề-Lưu-Chi

Lạc-Nã Ma-Đề

Phật-Đà Phiến-Đa

Bát-Nhã Lưu-Chi

Phật-giáo đời Đông-Ngụy, Tây-Ngụy và Bắc-Tề

Đàm-Loan

Tuệ-Quang 

Pháp-Thượng

Bồ-Đề Đạt-Ma

Sự phế Phật đời Bắc-Chu       

III. —Tư-tưởng giáo-học ở thời-đại Nam-Bắc-triều

Tư-tưởng giáo-học        

Tỳ-Đàm-Tôn

Niết-Bàn-Tôn

Thành-Thực-tôn

Tam-Luận-tôn

Tịnh-Độ-tôn        

Nhiếp-Luận-tôn

Địa-Luận-tôn

Thuyền-tôn

Tư-tưởng Mạt-pháp

V.—Trạng-thái Phật-giáo ở thời đại Nam-Bắc-Triều

Sự phát-triển của giáo-đoàn

Hệ-thống tổ-chức

Giáo-đoàn trụy-lạc        

Sự-nghiệp xã-hội

Lễ-nghi của Phật-giáo

Sự tín-ngưỡng của quần-chúng

VI.— Mỹ-thuật của Phật-giáo ở thời-đại Nam-Bắc-Triều

Kiến-trúc của Phật-giáo

Điêu-khắc của Phật-giáo

Động Đôn-Hoàng

Động Vân-Cương

Động Long-Môn

Động Thiên-Long-Sơn và Ương-Đường-Sơn       

CHƯƠNG THỨ BẢYPHẬT-GIÁO ĐỜI NHÀ TÙY

I.— Lời bàn khái-quát

II.— Các Đế-vương đời Tùy đối với công cuộc phục hưng Phật-giáo

III.— Tư-tưởng giáo-học

Thiên-Thai-tôn

Tuệ-Văn

Trí-Khải

Quán-Định

Tam-Giai-giáo

Tân-Tam-Luận tôn

Cát-Tạng

Đàm-Thiên

Danh-tăng của các học-phái

Linh-Dụ, Đàm-Diên

Tuệ-Viễn

IV.— Sự-nghiệp phiên-dịch

Na-Liên-Đề Da-Xá

Xà-La Quật-Đa

Đạt-Ma-Cấp-Đa

Chúng-kinh mục-lục

V.—Trạng-thái Phật-giáo       

CHƯƠNG THỨ TÁMPHẬT-GIÁO ĐỜI NHÀ ĐƯỜNG

I.— Lời bàn khái quát

II.— Tịnh-Độ tôn hưng thịnh

Đạo-Xước

Thiện -Đạo

Từ-Mẫn

III — Luật-tôn thành-lập

Nam-sơn-tôn

Tướng-Bộ-tôn

Đông-Tháp-tôn

Nghĩa-Tịnh

IV— Thuyền-tôn phát triển

Pháp-Dong

Hoằng-Nhẫn, Thần-Tú, Nghĩa-Phúc

Phả-Tịch Tuệ-Năng

Hệ-thống Nam-Nhạc

Hệ-thống Thanh-Nguyên

V.— Pháp-tướng tôn Câu-Xá-tôn xuất-hiện

Pháp-tuớng tôn

Huyền-Trang

Khuy-Cơ, Viên-Trắc

Tuệ-Chiểu, Câu-Xá-tôn

VI.— Hoa-Nghiêm tôn thành lập

Hoa-Nghiêm-Tôn

Đỗ-Thuận, Trí-Nghiễm

Nghĩa-Tương Pháp-Tạng        

Trừng-Quán        

Tôn-Mật

VII.—Mật giáo truyền-tới

Mật-tôn

Thiện-Vô-Úy

Nhất-Hạnh, Kim-Cương-Trí

Bất-Không

Mạn-Đà-La

VIII.—Thiên-Thai-tôn phục-hưng và Võ-Tôn phế Phật

Kinh-Khê-Trạm-Nhiên

Vô-Tôn phế-Phật

IX.— Sự-nghiệp phiên-dịch

Thực-Xoa Nan-Đà

Bồ-Đề Lưu-Chi, Địa-Bà-Ha-La, Đề-Vân-Bát-Nhã

Bát-Nhã, chúng-kinh mục-lục

X.— Trạng-Thái Phật-giáo đời Đường

Tư-tưỏng và tín-ngưỡng

Nhân-quả báo-ứng

Tín-ngưỡng đức Văn-Thù

Tín-ngưỡng Xá-Lợi của Phật

Chính-sách nhà vua đối với Phật-giáo

Giáo-đoàn tổ-chức

Sự-nghiệp văn-hóa, xã-hội

CHƯƠNG THỨ CHÍNPHẬT-GIÁO THỜI NGŨ-ĐẠI

I.— Lời bàn khái-quát

II.— Nạn phế-Phật đời Hậu-Chu phương bắc

III.— Phật-giáo thuộc các nước phương nam

Ngô-Việt-Vương tin Phật-giáo

Phật-giáo thuộc nước Mân

Tư-tưởng Phật-giáo

CHƯƠNG THỨ MƯỜIPHẬT-GIÁO ĐỜI NHÀ TỐNG

I.— Lời bàn khái-quát

II-—Vương-thất với Phật-giáo

III.— Các tôn phục hung

Thuyền-tôn

Thiên-Thai-tôn

Luật-tôn

Tịnh-Độ tôn

Tán-Ninh, Hội niệm Phật

IV.— Sự-nghiệp phiên-dịch

Kinh-điển mục-lục

V.— Xuất-bản Đại-tạng-kinh

Đại-tạng-kinh

Thục-bản, Đông-thuyền-tự-bản, Khai-Nguyên tự-bản,Tư-Khê-bản, Tích-Sa-bản

Phả-Ninh Tự-bản

Hoằng-Pháp tự-bản, Cao-Ly-bản

VI.— Trạng-thái Phật-giáo đời Tống

Giáo-đoàn Phật-giáo

Kinh-tế của tự-viện

Cấp-phát độ-điệp

Về mặt văn-hóa

VII.— Sự quan-hệ giữa Phật-giáo với Tống-Nho

VIII.— Sự giao-thiệp giữa Phật-giáo và Đạo-giáo

CHƯƠNG THỨ MƯỜI MỘTPHẬT-GIÁO THUỘC NƯỚC LIÊU và KIM

I.— Lời bàn khái quát

II.— Phật-giáo đời nhà Liêu

Vương-triều đối với Phật-giáo, Thánh-tôn Hưng-Tôn, Đạo-Tôn

Khế-Đan Đại-Tạng-kinh, Tư-tưởng giáo-học

Phật-giáo với quốc-dân

III.— Phật-giáo đời nhà Kim

Nhà Kim dựng nước

Vương-Triều với Phật-giáo

Giáo-đoàn thống-chế

Tư-tưởng giáo-học

Khắc ván Đại-tạng-kinh

CHƯƠNG THỨ MUỜI HAIPHẬT-GIÁO ĐỜI NHÀ NGUYÊN

I.— Lời bàn khái quát

II — Giáo-học Phật-giáo, Thuyền-tôn

Thiên-Thai-tôn và Pháp-Tướng-Tôn

Lạt-Ma-giáo

III. —Triều-đình với Phật-giáo         

IV.— Đại tạng kinh Tây-Tạng truyền tới

V.— Sự quan-hệ giữa Đạo-giáo và Phật-giáo

VI.— Trạng- thái giáo-đoàn Phật-giáo

CHƯƠNG THỨ MƯỜI BAPHẬT-GIÁO ĐỜI NHÀ MINH    

I.—Lời bàn khái quát

II.— Giáo-học Phật-giáo

Vân-Thê Châu-Hoành

Tử-Bách Chân-Khả

Ham-Sơn Đức-Thanh, Ngẫu-Ích Trí-Húc

Tịnh-Độ-giáo phát-triển

Lạt-Ma-Giáo

III.— Sự-nghiệp khắc Đại-tạng-kinh, Nam-tạng bản

Bắc-Tạng-bản, Võ-Lâm-bản. Vạn-Lịch-bản

Sử-Liệu Phật giáo

IV.— Sự giao-thiệp giữa ba giáo

Phật-giáo với Đạo-giáo

Phật-giáo với Nho-giáo

  1. — Trạng-thái giáo-đoàn Phật-giáo

CHƯƠNG THỨ MƯỜI BỐNPHẬT-GIÁO ĐỜI NHÀ THANH

I.— Lời bàn khái quát

II.— Thanh-Triều với Lạt-Ma-giáo

III.— Cựu-Lai Phật-giáo

Thanh-triều với cựu-lai Phật-giáo, Luật-Tôn

Lâm-Tế-Tôn

Tào-Động-tôn, Tịnh-Độ-tôn, Giới cư-sĩ Phật-giáo

IV— Xuất-bản Đại-Tạng-kinh, Tục Tạng-kinh Long-Tạng-bản, Mãn-Châu-Văn Đại-tạng kinh

Tần-Già bản

V.— Trạng-thái giáo-đoàn Phật-giáo

CHƯƠNG THỨ MƯỜI MPHẬT-GIÁO TRUNG-QUỐC THỜI CẬN ĐẠI

I.— Cách-mạng Dân-quốc đối với Phật-giáo

Trung-Hoa Dân-Quốc

Phật-giáo bị đàn-áp

Văn-học cách-mạng

II.— Sự-nghiệp vận-động Hộ-pháp

Giáo-đoàn tổ-chức hóa

Vận-động Hộ-pháp của Thái-Hư Đại-Sư

Nhân-tài bối-xuất

III.— Sự-nghiệp xuất-bản ấn-loát

San-hành kinh sách Phật

Xuất-bản Đại-tạng-kinh

IV.— Trạng-thái giáo-đoàn Phật-giáo

V.— Kết-luận

CHƯƠNG THỨ MƯỜI SÁUPHẬT-GIÁO TRIỀU-TIÊN

I.— Thời-kỳ Phật-giáo du-nhập

II.— Thời kỳ Phật giáo hưng-thịnh

Giáo-dục Phật-giáo

Thuyền-tôn du-nhập

III.— Thời-kỳ Phật-giáo xán-lạn

Vua Thái-Tổ Cao-Ly đối với Phật-giáo

Đại-tạng kinh Cao-Ly, Sơ-điêu-bản, Tái điêu-bản

Thuyền-Tôn xác-lập

Danh-tăng của Thuyền-Tôn

IV.— Thời-kỳ Phật-giáo suy-vi        

Thời-kỳ Phật-giáo ngừng phát-triển

Thời-kỳ Phật-giáo dần suy

Thời-kỳ Phật-giáo suy-vi        

V.— Phật-giáo thời cận-đại
 

Các sách khác thuộc Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục

Đại vương thống sử
Đại vương thống sử
Đức Phật lịch sử
Đức Phật lịch sử
Ấn Độ Phật giáo sử luận
Ấn Độ Phật giáo sử luận
Đại cương lịch sử triết học phương đông cổ đại
Đại cương lịch sử triết học phương đông cổ đại
Lược sử văn học sanskrit & hán tạng Phật giáo
Lược sử văn học sanskrit & hán tạng Phật giáo