Tìm Sách

Thiền >> Tu tập Chỉ quán tọa thiền pháp yếu

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Tu tập Chỉ quán tọa thiền pháp yếu
  • Tác giả : Trí Khải Đại Sư
  • Dịch giả : Thích Nhật Chiếu
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 448
  • Nhà xuất bản : Thành Hội Phật Giáo TP. HCM
  • Năm xuất bản : 1997
  • Phân loại : Thiền
  • MCB : 12010000009995
  • OPAC : 9995
  • Tóm tắt :

 9995 – TU TẬP CHỈ QUÁN TỌA THIỀN PHÁP YẾU

 Dịch giả THÍCH NHỰT CHIẾU

  LỜI NÓI ĐẦU

Tám chữ “ TU TẬP CHỈ QUÁN TỌA THIỀN PHÁP YẾU” là tổng thể của bộ sách này. Nó hoàn toàn nói về việc hạ thủ công phu CHỈ QUÁN. Là pháp môn tu chứng đạo rất thiết yếu của người sơ tâm tông Thiên Thai. Trong bảy sách lập để, tám chữ này thuộc đơn pháp lập đề. “Tu tập CHỈ QUÁN” là pháp, “ tọa thiền pháp yếu” cũng là pháp; đó là đơn pháp lập đề. Pháp môn CHỈ QUÁN là pháp yếu tu tập tọa thiền của mười phương chư Phật, lịch đại Tổ sư; nên có thể bảo nó bao quát tất cả .

Một đời đại sư Trí Giả nói về pháp tu CHỈ QUÁN mà pháp này có bốn loại :

1 - Viên đốn CHỈ QUÁN: Lúc Ngài ở núi Ngọc Tuyền thuộc Kinh Châu nói rõ về Pháp viên đốn diệu QUÁN, tức nay gọi là Ma ha CHỈ QUÁN .

2 - Tiệm thứ CHỈ QUÁN: Lúc Ngài ở chùa Ngõa Quan thuộc Nam Kinh nói rõ về thứ tự công phu từ cạn vào sâu, tức nay gọi là Thiền Bà La Mật môn .

3- Bất định CHỈ QUÁN : Nghĩa là cạn sâu không nhất định, có thể nhỏ, có thể lớn, tức nay gọi là Lục Diệu Môn.

4 - Tiểu CHỈ QUÁN: Tức nay gọi là “Tu Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp Yếu”, cũng gọi là “Đồng Mông Chỉ Quán”

Bộ CHỈ QUÁN này tuy gọi là nhỏ, thật ra nó bao quát cả bộ lớn, là cửa then chốt vào đạ . Gọi là Tiểu CHỈ QUÁN là đối với bộ Ma ha CHỈ QUÁN rộng lớn mà nói. Tiểu bộ “ Đồng Mông Chỉ quán” này vì hàng sơ cơ mà nói giản lược, không phải đối với đại mà nói tiểu . Thật ra , tiểu mà không có pháp nào ngoài nó, nghĩa là tất cả pháp đều đi đến đây  mà không vượt qua. Như Ma ha Chỉ Quán là đại CHỈ QUÁN. Đại đây không phải là đối với tiểu mà nói đại; mà chính là đại tuyệt đối đãi. Nói tiểu, không phải là tướng tiểu, tiểu tức là pháp giới. Nói đại không phải là tướng đại; đại cũng là pháp giới. Tiểu đại cả hai là pháp giới CHỈ QUÁN. Đại tiểu dung nhau, rộng hẹp không khác, đều quy về trung đạo CHỈ QUÁN, nghĩa chẳng thể nghĩ bàn. Chẳng qua đối với cơ nghi của chúng sanh mà có đại có tiểu, có rộng có hẹp bất đồng, nên nay nói rõ đây là tiểu CHỈ QUÁN .

Pháp không phát sinh đơn độc mà là nhờ duyên mới sinh. Bộ CHỈ QUÁN này ra đời có nhân duyên của nó. Nguyên Đại sư Trí Giả có người anh là Trần Châm. Lúc làm Tham Tướng trong quân, đến bốn mươi tuổi, ngày nọ đi đường gặp một vị tiên tên trương Quà Lão, người bảo : “ Xem tướng ông ta thấy tuổi thọ đã hết , trong vòng một tháng sẽ chết” . Trần Châm nghe nói sợ hãi, liền đến Ngài Trí Giả vấn kế. Trí Giả bảo: “Anh nghe tôi nói về việc tu trì, thì có thể khỏi”. Trần Châm xin thọ giáo. Đại sư trình bày sơ lược pháp tiểu CHỈ QUÁN này và bảo tu tập công phu CHỈ QUÁN. Trần Châm tuân theo, người tu trì rất tha thiết tinh tấn. Qua năm sau, Trần Châm lại gặp Trương Quả Lão. Quả Lão rất kinh ngạc Hỏi: “ Ông thoát chết phải chăng nhờ uống thuốc trường sinh bất tử”. Đáp: “ Không phải ! Em tôi là Trí Giả bảo tôi tu tập công phu tọa thiền CHỈ QUÁN nên được như thế”. Trương Quả Lão than rằng: “ Phật pháp chẳng thế nghĩ bàn, có thể cải tử hồi sinh, thật là hiếm có”. Qua vài năm sau, Trần Châm nằm mộng thấy ngôi nhà của mình ở cung trời viết “Mười lăm năm sau sinh ở đây”. Quả nhiên sau mười lăm năm Trần Châm từ biệt thân thích. Lúc lâm chung ngồi kiết già an nhiên mà đi.Vì vậy pháp CHỈ QUÁN này trước nhất do Đại sư Trí Giả vì anh là Trần Châm mà truyền ra .

Nhưng tu CHỈ QUÁN phải nhận thức tông chỉ rõ ràng. Trần Châm sở dĩ lúc đó tu CHỈ QUÁN vì mục đích sống lâu, vì lên cõi trờ , chằng qua được một chút lợi ích ở ngoài lông da của CHỈ QUÁN, không phải là chính nghĩa CHỈ QUÁN của tông chỉ này. Nên biết Đại sư nói pháp môn CHỈ QUÁN chẳng phải chỉ vì chỉ lên cõi trời, thật ra là muốn thành tựu đạo Phật, muốn liễu sanh thoát tử, đó mới là hoài bão của Đại sư. Chân nghĩa cúa CHỈ QUÁN được trình bày rõ ràng trong chương chứng quả thứ mười ở sách này , là quả thành Phật sau cùng.

Công phu CHỈ QUÁN là thể tiến tu đều trong bốn oai nghi, vì sao chỉ nói riêng trong tọa thiền ?. Bởi công phu tĩnh tọa vượt hơn tất cả. Người sơ cơ ngồi tu tập trong CHỈ QUÁN so với ba oai nghi kia thì dễ được lợi ích hơn. Khi ngồi đã có kết quả, sau đó gặp duyên đối cảnh đầu có thể tu tập được. Phạn ngữ là Thiền na. Trung Hoa gọi là Tĩnh lự, Tĩnh tức là chỉ, nghĩa là vắng lặng, một niệm không sanh. Lự tức là quán , vạn tượng sum la đều rõ ràng minh bạch. Tĩnh là định, lự là tuệ . Tu pháp CHỈ QUÁN này thì tĩnh lự nhất như , định tuệ bằng nhau. Phải biết chữ thiền của tọa thiền này, tức là hai chữ Thiền na của diệu Xa ma tha tam ma thiền na trong kinh Lăng Nghiêm, là pháp môn CHỈ QUÁN bất nhị không thể nghĩ bàn. Pháp là phép tắc, là khuôn mẫu phải giữ. Yếu là yếu đạo, là then chốt. Sách này lấy việc  tu tập CHỈ QUÁN tọa thiền làm phép tắc, pháp là cái gì đó khuôn mẫu , có tự tĩnh và có thể quan niệm được (Quỹ sinh vật giải , nhậm trì tự tính). Do đó pháp tạo thiền CHỈ QUÁN này chính là yếu đạo của việc tu hành, là then chốt liễu sanh thoát tử chứng Bồ đ , nên lấy tám chữ “TU TẬP CHỈ QUÁN TỌA THIỀN PHÁP YẾU” mà lập danh .

Tâm tính của con người vốn tự thanh tịnh, vốn tự quang minh. Kinh Lăng Nghiêm gọi là chân tâm thường trụ, tính tịnh thể sán . Đã nói chân tâm thì chỉ có tính tịnh tính sáng, pháp giới thanh tịnh, là kho tàng trí tuệ lớn, sao phải tu tập môn CHỈ QUÁN này ? Bởi vì chúng sanh chúng ta từ vô thỉ đến nay khởi niệm bất giác, bị vô minh che lấp, vì một niệm vọng động mà bị sinh diệt lưu chuyển, nên chuyển sáng thành tối, chuyển tĩnh làm động, tự tâm vốn minh linh triết chiếu đến nay thành tối tăm che lấp, vốn chẳng sinh chẳng diệt mà nay thành vọng động sinh diệt, suốt ngày chỉ đuổi theo năm dục sáu trần, đem tướng rối loạn làm tâm tính. Nhưng phải biết lúc tối nguyên lai là sáng; chính khi động vốn tự tịch tĩnh. Vì sao vậy?Vì tâm vốn chẳng dao động, chẳng sáng chẳng tối. Nếu tu CHỈ QUÁN thì có thể chuyển tối và động thành sáng và tĩnh. Tu CHỈ tức có thể đình chỉ sinh tử mà thành Niết bàn, tu QUÁN tức có thể chiếu phá phiền não thành Bồ đề ; chỉ vì người ta không muốn liễu sanh thoát tử mà thôi. Muốn liễu sanh tử phải bỏ CHỈ QUÁN thì không thể được. CHỈ QUÁN là thuốc, các thứh phiền não tham sân si, sanh tử lưu chuyển đều là bịnh . Dùng thuốc CHỈ trị bệnh sanh tử , uống vào liền khỏi. Dùng thuốc QUÁN trị bệnh phiền não, uống vào thì lành. Nên tu CHỈ QUÁN trị được các bệnh sanh từ phiền não. Như thuốc A-già đà không bệnh nào chẳng trị được.

Tự tính vốn không phiền não, cũng không sanh tử, mê ngộ vốn không , tu chứng như huyễn . Như ngọc ma ni vốn tròn trịa trong sạch từ bao kiếp đến nay rơi vào bùn nhơ, bị đất bụi lem lấm che phủ, nhưng tính nó vốn trong sạch sáng chói không che mà che, nay muốn làm hiển lộ ánh sáng của viên ngọc không có cách chi hơn là ra công mài rửa , nghĩa là tu chứng thì chẳng phải không mà nhiễm ô thì chẳng được. Do đó phải dùng tu đức CHỈ QUÁN làm công phu ; nhưng tính thanh tịnh quang minh này vốn có đầy đủ, chăng phải do tu mà được, chẳng qua nhờ CHỈ QUÁN để làm hiển lộ tính vốn có mà thôi. Nên Lục Tổ bảo: “ Nào ngờ tự tâm vốn tự thanh tịnh; nào ngờ tự tâm vốn tự sáng suốt” … tức là nghĩa này. Lại nữa, phải biết ý nghĩa của tính là tu. Nói tu là tu vô biệt tu, chính là toàn tính mà khởi tu . Nói tính là tính vô biệt tính , nhân tu mà khởi tính. Toàn tính khởi tu , toàn tu hiển tính , tính tu không hai , mới gọi là viên tu CHỈ QUÁN .

Nhưng CHỈ QUÁN này lý thông phàm thánh , nghĩa gồm lớn nhỏ. Như nói “đừng làm các điều ác” là CHỈ, vâng “ làm các việc lành” là QUÁN. Lại, không sát sanh, không trộm cắp vv.. cũng không làm mười việc lành là CHỈ, làm mười việc lành bắng cách không những không sát sanh , mà còn phóng sanh v.v.. là QUÁN. Như từ , bi , hỷ , xả tức là CHỈ , hành lục hành QUÁN, tức là QUÁN. Đó là CHỈ QUÁN của nhơn thiên. Lại như tu chiết pháp là CHỈ, sinh không là QUÁN, ngũ đình tâm là CHỈ , tứ niệm xứ là QUÁN . Đó là CHỈ QUÁN của nhị thừa . Nếu rõ ngay CHỈ QUÁN thì gọi là tam CHỈ tam QUÁN .

1 - Thể chân CHỈ không QUÁN: Hoàn toàn lấy không làm thể , nghĩa là QUÁN tất cả pháp như mộng như huyễn , để hạ thủ công phu . Cái gì có tướng đều là hư vọng , là pháp xuất thế tiêu cực , tức là soi thấy năm uẩn đều không của Tâm Kinh .

2 - Phương tiện tùy duyên CHỈ giả QUÁN: Hoàn toàn lấy phương tiện làm tướng , tùy duyên làm dụng .  QUÁN chiếu tất cả đương thể tức không , nhưng chẳng phương hại đến việc cứu thế tùy theo duyên lực , là pháp nhập thế tích cực , tức là độ tất cả khổ ách của Tâm Kinh.

3 - Minh trung đạo CHỈ QUÁN: Nghĩa là tức nhị biên phân biệt CHỈ, trung đạo đệ nhất nghĩa đế QUÁN , CHỈ QUÁN này tối cực vi diệu , nhị đế dung thông , nâng sở nhất như. Nghĩa là không trụ mà sinh tâm, sinh tâm mà không trụ , không hữu bất nhị. Tịch chiếu nhất thể , tiêu cực và tích cực chế thành một mảnh . Tuy trọn ngày độ sanh mà trọn không có chúng sanh thể độ. Tuy không có một chúng sanh có thể độ, nhưng không phương ngại đến việc độ sanh rất nhiều. Tuy trọn ngày thuyết pháp mà không một pháp có thể thuyết. Tuy không một pháp có thể thuyết nhưng không ngại việc thuyết pháp thường xuyê . Chỗ CHỈ tức là QUÁN , chỗ QUÁN nguyên lai là CHỈ. Gọi là diệu QUÁN của tức CHỈ tức QUÁN , tức QUÁN tức CHỈ. Nhưng ba loại CHỈ QUÁN này nói theo thứ tự như thế là muốn cho hàng nhân giả dễ thấy rõ. Kỳ thực trung đạo CHỈ QUÁN của ba loại này là : một tức là ba , ba tức là một, chẳng phải một chẳng phải ba mà ba mà một. Nhưng bước đầu tiên ở trong CHỈ QUÁN rất khó, nên phải thuyết minh tọa thiền pháp yếu. Mới tu CHỈ QUÁN mà không sở hữu thật là khó tương ưng, vì hàng phàm phu chúng ta từ vô thỉ đến nay chấp vạn pháp cho là thật, muốn không chẳng dễ không . Nếu bước đầu công phu về thể chân CHỈ không QUÁN mà thành công thì so với hai loại CHỈ QUÁN sau dễ thành công hơn .

Để thuyết minh CHỈ QUÁN , sách này có mười chương .

1-    Đủ duyên : Tức đầy đủ năm duyên ;

2-    Trách dục : Tức là quở trách năm dục ;

3-    Bỏ che đậy : Tức bỏ năm món ngăn che ;

4-    Điều hòa : Tức điều hòa thân tâm trong ngoài ;

5-    Phương tiện : Tức là năm pháp tu hành .

Năm chương này là tiền phương tiện của ngời sơ tâm tu tọa thiền CHỈ QUÁN . Phương tiện này giúp việc tu hành đã thành thì có thể tu phần thứ sáu là chánh tu CHỈ QUÁN . Chánh trợ đầy đủ thì mới tu tam CHỈ tam QUÁN được , nên gọi Tọa thiền pháp yếu . Pháp CHỈ QUÁN này là pháp môn thiết yếu , hạ thủ dễ nhất của những người sơ học Phật chúng ta .

Ở trước đã nói về tám chữ “ TU TẬP CHỈ QUÁN TỌA THIỀN PHÁP YẾU” là để lấy pháp mà lập cảu bộ sách này . Theo thói quen của Tông Thiên Thai không luận là giải thích đề của kinh luận nào đều có năm lớp huyền nghĩa cần giảng . Huyền nghĩa là đem nghĩa sâu xa u huyền khó thấy nêu ra . Đề Cương Khế Lãnh : Đề  cương là các trương mục ; Khế lãnh là cổ áo hợp lại . Nay vì người mới học Phật nêu lược năm huyền :

1- Thích danh : CHỈ QUÁN là pháp , tọa thiền cũng là pháp , nên sách này lấy đơn pháp mà lập danh .

2- Hiển thể : Ở trước đã giải thich về danh . Danh chính là giả danh . Nay hiển thể . Thể là thật thể . Nhờ tìm danh mà được thể , nhân ngón tay mà thấy mặt trăng . Đề này thấy thật tướng thanh tịnh làm thể . Ngoài thật tướng các pháp ra đều là ma sự . Do đó thật tướng là thể .

3- Minh tông : Tông là tông yếu , là kết cuộc của việc tu hành , là chỗ trọng yếu của vạn hạnh . Sách này lấy hai hành chánh trợ và nhân quả viên mãn làm tông yếu . Như mười chương trong sách nói rõ , năm chương trước là trợ hành . Chương thứ sáu chánh tu mới là chánh hành .Hai hành chánh trợ là nhân thật tướng của nhất thừa viên dung . Chương chứng quả thứ mười là quả viên mãn . Vì vậy hai hành chánh trợ và nhân quả viên mãn là tông yếu …

4- Luận dụng : Dụng là lực dụng . Sách này lấy việc biết ma trị bịnh làm lực dụng . Nghĩa là biết tất cả ma trị tất cả bịnh , trong hai chương tám và chín .

5- Phán giáo tướng : Giáo là lời ở trên nói xuống của thánh nhân . Tướng là thái dộ phân biệt dị đồng . Nhân giáo mà có các tướng : đại , tiểu , thiên , viên , quyền , thật ,đốn , tiệm chẳng đồng , nên phải phân rõ để bình nghị phân biệt . Sách này lấy cái gì làm giáo tướng ? Lấy một thừa đại giáo viên thật làm giáo tướng , tức lấy vô thượng Bồ đề làm giáo tướng . Chính nó đồng với Pháp Hoa . Bởi Ma ha CHỈ QUÁN là một Phật thừa của Pháp Hoa . Sách này tuy là tiểu CHỈ QUÁN , nhưng là yếu lược của Ma ha CHỈ QUÁN . Tu pháp này tức chúng nhập lý thật tướng . Tất cả sở thuyên đều là thật tướng . Nói về danh thì lấy đơn pháp làm danh ; nói về thể thì lấy thật tướng làm thể , thuyết minh về tông thì lấy nhân quả nhứt thừa làm tông ; luận về dụng , thì lấy biết ma trị bịnh làm lực dụng ; phán giáo tướng thì lấy vô thượng Bồ đề làm giáo tướng . Đây là quy tắc giải thích đề về năm huyền của Tông Thiên Thai . Nói lược như thế thì không đạt đến chỗ thật chí yếu , nhưng không được phép thuật nhiều .

              

                                                *

                                            MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

TIỂU SỬ THUẬT GIẢ

                                                       PHẦN TỰ

A - DẪN BỐN CÂU ĐỂ THUYẾT MINH ĐẠI CƯƠNG

B - CHÁNH TỰ 

I.    SƠ LƯỢC NHỮNG ĐIỀU CẤP YẾU CỦA CHỈ QUÁN

II.   TÁN THÁN DIỆU NĂNG CỦA CHÍ QUÁN

III.  NÓI RÕ LỢI ÍCH THÙ THẮNG CỦA CHỈ QUÁN

IV.  NÊU CÁI TỆ THIÊN LỆCH THIẾU SÓT CỦA CHỈ QUÁN

V.   DẪN KINH ĐỀ CHỈ RÕ CHỖ THIẾT YẾU CỦA CHỈ QUÁN GỒM ĐỦ

                                                

                                             PHẦN CHÁNH TÔNG

LỜI KHUYÊN BẢO CHUNG VỀ MƯỜI Ý CHỈ QUÁN

         I  . KHUYÊN GẮNG

II . CHỈ DẠY

III. NÊU CHƯƠNG CHỈ Ý

 

                                   Chương thứ nhất : ĐỦ DUYÊN

Tiết 1 : GIỮ GIỚI THANH TỊNH

            I .   NÓI CHUNG SỰ THIẾT YẾU VỀ GIỮ GIỚI .

           II .  NÓI RIÊNG VỀ 3 PHẨM GIỮ GIỚI .

           III. ĐẠI LƯỢNG HAI CÁCH TÁC PHÁP SÁM CỦA ĐẠI THỨA

  Tiết 2 : Y THỰC ĐẦY ĐỦ

         I  .  Y

        II .  THỰC

Tiết 3  : CHỔ Ở NHÂN TĨNH

         I  . NƠI NÚI SÂU VẮNG BÓNG NGƯỜI

        II  .  NƠI LAN NHÃ CỦA HÀNH GIẢ ĐẦU ĐÀ .

        III .  CHỖ Ở XA NGƯỜI BẠCH Y .

Tiết  4: DỪNG CÁC DUYÊN VỤ

Tiết 5  :  GẦN THIỆN TRÍ THỨC

 

                                             Chương thứ hai : QUỞ DỤC

Tiết 1 :  QUỞ SẮC DỤC

Tiết 2 :  QUỞ THANH DỤC

Tiết 3 :  QUỞ HƯƠNG DỤC

Tiết 4 :  QUỞ VỊ DỤC

Tiết 5 :   QUỞ XÚC DỤC

                                   Chương thứ ba  : BỎ NĂM MÓN CHE ĐẬY

Tiết  1 :  BỎ MÓN CHE ĐẬY THAM DỤC .

Tiết 2 :   BỎ MÓN CHE ĐẬY SÂN NHUẾ

Tiết 3 :   BỎ MÓN CHE ĐẬY THỦY MIÊN

Tiết 4 :   BỎ MÓN CHE ĐẬY TRẠO HỐI

Tiết 5 :   BỎ MÓN CHE ĐẬY NGHI NGỜ

                   I . TỰ NGHI

                  II . NGHI THẦY

                 III . NGHI PHÁP

 

                                    Chương thứ tư : ĐIỀU HÒA

Tiết 1 : ĐIỀU HÒA ĂN UỐNG

Tiết 2 : ĐIỀU HÒA NGỦ NGHĨ

Tiết 3 :  ĐIỀU THÂN

Tiết 4 :  ĐIỀU HÒA HƠI THỞ

Tiết 5 :  ĐIỀU TÂM

                   I . NHẬP

                  II .  TRỤ

                 III . XUẤT

 

                                 Chương thứ 5 : HÀNH PHƯƠNG TIỆN

Tiết 1 :  DỤC

Tiết 2 :   TINH TẤN

Tiết 3 :   NIỆM

Tiết 4 :  TRÍ TUỆ THIỆN XẢO

Tiết 5 :  NHÚT TÂM PHÂN MINH

                                  Chương thứ sáu  : TU HÀNH CHÁNH THỨC

Tiết 1 :  TU CHỈ QUÁN TRONG KHI NGỒI

                 I .  TU CHỈ QUÁN ĐỂ ĐỐI TRỊ SƠ TÂM THO LOẠN

                 II . TU CHỈ QUÁN ĐỂ ĐỐI TRỊ BỊNH TÂM PHÙ TRẦM

               III .  TU CHỈ QUÁN TÙY TIỆN NGHI

               IV.  TU CHỈ QUÁN ĐỂ ĐỐI TRỊ TÂM TẾ TRONG ĐỊNH

                V .  TU CHỈ QUÁN ĐỂ ĐỊNH TUỆ QUÂN BÌNH

Tiết 2 :  TU CHỈ QUÁN KHI GẶP DUYÊN ĐỐI CẢNH

I .  TU CHỈ QUÁN TRONG 6 DUYÊN

II . TU CHỈ QUÁN TRONG 6 CĂN

                                 Chương thứ bảy  : CĂN LÀNH KHAI PHÁT

Tiết 1 :  NÓI VỀ TƯỚNG TRẠNG CỦA CĂN LÀNH KHAI QUÁT

               I .  CĂN LÀNH CỦA ĐƯỜNG  HƠI THỞ PHÁT

               II .  CĂN LÀNH  CỦA BẤT TỊNH QUÁN PHÁT

              III .  CĂN LÀNH CỦA TÂM TỪ PHÁT

              IV . CĂN LÀNH CỦA NIỆM  PHẬT PHÁT

Tiết 2 :  PHÂN BIỆT CHÂN NGỤY

              I .  BIỆN BIỆT VỀ CHÂN TÀ NGỤY PHÁT

              II . BIỆN GIẢI VỀ THIÊN CHÂN CHÍNH PHÁT

Tiết 3 :  NÓI VỀ DÙNG CHI QUÁN NUÔI LỚN CÁC CĂN LÀNH

                                  Chương thứ tám :  BIẾT MA SỰ

Tiết 1 :  TINH MỊ

Tiết 2 :   QUỶ ĐÔI DỊCH

Tiết 3 :   MA NÃO

Tiết 4 :   HÀNG PHỤC MA

                                Chương thứ chín  ; TRỊ BỊNH

Tiết 1 : BỊNH PHÁT

Tiết 2 :  PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỊNH

                              Chương thứ mười : CHỨNG QUẢ

Tiết 1 : CHỨNG QUẢ CÙA TÂM ĐẦU

Tiết 2 :  CHỨNG QUẢ CỦA TÂM SAU 

 

                                    PHẦN LƯU THÔNG

 

                 

Các sách khác thuộc Thiền

Thiền - Chất Liệu Nuôi dưỡng và Chuyển hóa
Thiền - Chất Liệu Nuôi dưỡng và Chuyển hóa
Thiền Tông Vĩnh Gia Tập
Thiền Tông Vĩnh Gia Tập
Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán
Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán
Tọa Thiền Tam Muội
Tọa Thiền Tam Muội
Thiền Quan sách tấn
Thiền Quan sách tấn
Tham Thiền yếu chỉ
Tham Thiền yếu chỉ
Thiền Tông đốn ngộ
Thiền Tông đốn ngộ
Mở con mắt Thiền
Mở con mắt Thiền
Cửa Thiền hé mở
Cửa Thiền hé mở
Tâm ấn Thiền tông
Tâm ấn Thiền tông
Tóm lược các bài giảng của Ngài Goenka
Tóm lược các bài giảng của Ngài Goenka
Tiến thằng vào Thiền tông
Tiến thằng vào Thiền tông