Tìm Sách

Thiền >> Tóm lược các bài giảng của Ngài Goenka


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Tóm lược các bài giảng của Ngài Goenka
  • Tác giả : William Hart
  • Dịch giả : Ban phiên dịch Thiền Vipassana
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 167
  • Nhà xuất bản : Tổng Hợp TP. HCM
  • Năm xuất bản : 2013
  • Phân loại : Thiền
  • MCB : 12010000011802
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

Tóm lược các bài giảng

của Ngài Goenka

Thiền Vipassana

Khóa thiền Vipassana Mười Ngày do Thiền sư S.N. Goenka hướng dẫn

Nguyên tác: "The Discourse Summaries of S.N. Goenka"

Do William hart tóm lược

 

Lời nói đầu

            Thiền sư Goenka nói: "Giải thoát chỉ có thể đạt được bằng sự tu tập, chứ không phải bằng việc bàn luận suông". Một khóa Thiền Vipassana là cơ hội để bước đi những bước chắc chắn tiến đến giải thoát. Trong một khóa tu như thế, người tham dự sẽ học được cách làm cho tâm hết căng thẳng và xóa tan các thành kiến sai lầm gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày. Bằng cách tu tập này, ta bắt đầu biết cách sống từng giây phút an lạc, hữu ích và hạnh phúc. Đồng thời, ta bắt đầu tiến tới mục tiêu cao cả nhất mà nhân loại tìm cầu: thanh lọc tâm, thoát khỏi mọi đau khổ và giác ngộ hoàn toàn.

            Tất cả những điều này không thể đạt được bằng sự suy tưởng hoặc mong ước. Ta phải thực sự cất bước lên đường để đạt được mục đích. Vì lý do này, trong một khóa thiền Vipassana, sự thực tập luôn luôn được chú trọng. Thiền sinh không được phép tranh luận về triết lý, hoặc bàn cãi về lý thuyết, không có những câu hỏi không liên quan tới kinh nghiệm của riêng mình. Thiền sinh được khuyền khích tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc của mình ngay trong chính bản thân càng nhiều càng tốt. Vị Thầy đưa ra những hướng dẫn cần thiết cho việc tu tập, phần còn lại tùy thuộc vào mỗi người tự thực hành những hướng dẫn đó, thế cho nên ta phải tự chiến đấu với bản thân và tự tu tập để giúp chính mình.

            Tuy được nhấn mạnh như thế, nhưng vẫn cần một vài lời giải thích để làm nền tảng cho sự thực tập. Vì vậy, mỗi buổi tối trong suốt khóa thiền, Thiền sư Goenka đều nói một bài pháp với mục đích đặt những kinh nghiệm thực tập của ngày hôm ấy vào bối cảnh chung của khóa thiền và làm sáng tỏ một số kỹ thuật. Tuy nhiện, Ngài lưu ý rằng những bài giảng này không phải để giải khuây cho tâm trí hay tình cảm. Mục đích của những buổi nói chuyện này chỉ để giúp thiền sinh hiểu rõ phải làm gì và tại sao, để có thể tu tập đúng đường lối và đạt được thành quả mong muốn.

 

MỤC LỤC

- Lời nói đầu

- Lời người dịch

- Những điều cần lưu ý trong bản dịch

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ NHẤT

Những khó khăn ban đầu - mục đích của phương pháp thiền này - tại sao hơi thở được lựa chọn làm điểm khởi đầu - bản chất của tâm - nguyên nhân của những khó khăn và cách đối phó - những nguy hiểm cần phải tránh.

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ HAI

Định nghĩa chung về ác và thiện - Bát Thánh Đạo: Sila (giới) và samadhi (định).

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ BA

Bát Thánh Đạo: panna - trí tuệ thụ nhận (văn tuệ), trí tuệ tư duy (tư tuệ), trí tuệ thực chứng (tu tuệ) - các kalapa (vi tử) - bốn nguyên tố (tứ đại) - ba đặc tính: vô thường, bản chất hư ảo của ngã, khổ - sự thấu hiểu thực tại bên ngoài.

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ TƯ

Những câu hỏi liên quan đến cách thức tu tập Vipassana - luật về nghiệp - tầm quan trọng về hành động của tâm - bốn thành phần của tâm: hay biết, nhận định, cảm giác, phản ứng (thức, tưởng, thọ, hành) - duy trì ý thức (niệm) và sự bình tâm (xả) là đường lối để thoát khổ.

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ NĂM

Bốn Sự Thật Thánh Thiện (Tứ Diệu Đế): khổ, nguồn gốc của khổ, diệt khổ, con đường diệt khổ (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) - Chuỗi Nhân Duyên Sinh.

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ SÁU

Tầm quan trọng của sự phát triển ý thức và sự bình tâm (niệm và xả) đối với các cảm giác - bốn nguyên nhân sinh ra vật chất - năm chướng ngại: ham muốn, ghét bỏ, uể oải về tinh thần và thể xác, dao động, nghi ngờ (tham, sân, hôn trầm và thụy miên, trạo cứ, hoài nghi).

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ BẢY

Tầm quan trọng của sự bình tâm đối với những cảm giác tinh tế cũng như thô thiển - sự ý thức liên tục (chánh niệm) - năm "người bạn": niềm tin, nỗ lực, ý thức, định, tuệ (tín, tấn, niệm, định, tuệ).

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ TÁM

Định luật tăng trưởng và nghịch đảo, luật diệt trừ - sự bình tâm là hạnh phúc lớn nhất - sự bình tâm giúp ta sống một cuộc sống với hành động chín chắn - bằng cách giữ được bình tâm, ta bảo đảm một tương lai hạnh phúc cho mình.

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ CHÍN

Áp dụng kỹ thuật ngày nay vào cuộc sống hằng ngày - mười parami (hạnh ba-la-mật)

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ MƯỜI

Ôn lại phương pháp thực tập

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ MƯỜI MỘT

Tiếp tục tu tập như thế nào khi khóa thiền kết thúc

- Những đoạn văn tiếng Pali được trích dẫn trong các bài giảng

- Bảng chú giải từ Pali

Các sách khác thuộc Thiền

Cơ Sở Khoa Học Của Thiền Chánh Niệm
Cơ Sở Khoa Học Của Thiền Chánh Niệm
Bích Nham Lục
Bích Nham Lục
Tu Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp Yếu
Tu Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp Yếu
Từ nụ đến hoa
Từ nụ đến hoa
Giới thiệu Thiền tông Nhật Bản
Giới thiệu Thiền tông Nhật Bản
Hiện thành công án Genjo Koan
Hiện thành công án Genjo Koan
Chân đế và Tục đế
Chân đế và Tục đế
Bát nhã tâm kinh – The heart Sutra
Bát nhã tâm kinh – The heart Sutra
300 tắc Thiền ngữ
300 tắc Thiền ngữ
Thiền và đời sống
Thiền và đời sống
Thiền Luận (Q. Thượng)
Thiền Luận (Q. Thượng)
Thiền Tập Cho Người Bận Rộn
Thiền Tập Cho Người Bận Rộn