Tìm Sách

Thiền >> Thiền và đời sống


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Thiền và đời sống
  • Tác giả : Hồng Quang, Tâm Diệu, Quán Như , Lê Thị Lựu.
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 178
  • Nhà xuất bản : Hồng Đức
  • Năm xuất bản : 2014
  • Phân loại : Thiền
  • MCB : 120100000012279
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

TỦ SÁCH ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

QUÁN NHƯ, HỒNG QUANG

TÂM DIỆU, LÊ THỊ LỰU

THIỀN VÀ ĐỜI SỐNG

(Meditaion and Life)

THÍCH NHẬT TỪ

biên tập

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

LỜI GIỚI THIỆU

          "Thiền và đời sống" là tuyển tập các bài nghiên cứu về thiền dưới góc độ trị liệu của bốn tác giả Hồng Quang, Tâm Diệu, Quán Như và Lê Thị Lựu.

          Các cơ sở khoa học của thiền được trình bày trong tác phẩm này là những bằng chứng y khoa từ các khảo cứu lâm sàng do các nhà nghiên cứu hàng đầu thực nghiệm và công bố. Thiền thay đổi bộ não. Thiền định hướng tư duy tích cực, thiền chuyển hóa nhận thức, thiền thay đổi thói quen, số phận và tương lai của con người.

          Nhìn dưới góc độ khoa học, bản thân thiền là một năng lượng tích cực, có khả năng giúp cho người tu thiền tăng trưởng sức khỏe, thể chất, nhờ đó, sống thọ không bệnh tật. Về trị liệu y khoa, thiền có khả năng hỗ trợ chữa lành hoặc giảm thiểu bệnh tim mạch, viêm gan, bao tử, phổi, thận và một số chứng bệnh ung thư. Thực tập thiền đi trong thư thái và chánh niệm có khả năng giúp cho ta chống lại các chứng bệnh viêm khớp, đa khớp và tiểu đường. Vì tăng trưởng sức khỏe, thiền góp phần làm tăng sắc đẹp, phát triển chất xám, tăng cường sáng tạo, kiên trì, bản lĩnh vượt khó, năng động và thành công.

          Về trị liệu tâm, thiền giúp người thực tập làm chủ và vượt qua 6 cảm xúc tiêu cực: buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, hờn ganh, giận dữ và oan ức. Thiền góp phần tăng trưởng các cảm xúc tích cực bao gồn hoan hỷ, thoải mái, thỏa mãn, chấp nhận, thích ứng, cởi mở, rộng lượng, bao dung, tha thứ, năng động, sáng tạo và hạnh phúc. Nhờ thực tập thiền, tính tình con người trở nên lanh lợi, hoạt bát, tích cực và hiệu quả.

          Bên cạnh các lợi ích mà thiền có thể cung cấp và mang lại cuộc sống tích cực cho con người, các tác giả trong tác phẩm này cảnh báo chúng ta về các loại thiền ngoài Phật giáo, không có giá trị trị liệu đích thực bao gồm thiền xuất hồn, thiền khai mở luân xa, thiền luyện tinh hóa khí, thiền luyện khí hóa thần, thiền nhân điện và ngay cả thiền Yoga của Ấn Độ giáo hiện nay.

          Thiền nguyên chất được đức Phật giảng dạy, thiền Tứ Niệm Xứ và thiền Minh Sát Tuệ. Nếu trong Tứ Niệm Xứ, thân thể, cảm giác, tâm và các ý niệm trong tâm là những đối tượng quán niệm, theo đó, hành giả trải nghiệm chánh niệm bây giờ và tại đây, thì trong thiền Minh Sát Tuệ, cốt lõi là nhìn thẩm thấu bằng tuệ giác sự vật như chúng đang là. Thiền Lục Diệu Pháp Môn (số, tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh) và thiền quán không, giả, trung,... chủ yếu sử dụng kỹ năng quán chiếu trên hơi thở về bản chất không thực tướng, giả danh và trung đạo của sự vật.

          Các chuẩn bị trong ngồi thiền, cách thức ngồi thẳng lưng, theo dõi hơi thở, làm chủ ý thức, quán chiếu các đối tượng của thiền được giới thiệu rất xúc tích và dễ hiểu. Ngoài khả năng chuyển hóa bản thân, thiền còn góp phần chuyển hóa xã hội, phát triển cộng đồng và đất nước. Thiền giúp cho các phạm nhân thay đổi thói quen, chuyển hóa nhân cách. Thiền giúp con người tự tin, khai thác tiềm năng tăng trưởng thông minh và sáng tạo. Thiền có thể giúp cho học sinh và sinh viên điềm tĩnh, tăng trưởng nhân cách, vâng lời thầy cô, hài hòa bạn bè, hợp tác xã hội, học và thi với kết quả cao. Thiền giúp quân nhân vượt qua sợ hãi, giận dữ, ám ảnh, bạo loạn, bất cần, bất mãn, thiếu trách nhiệm. Trong mọi tình huống, thiền giúp cho con người sống có giá trị hơn. Tôi tin rằng tác phẩm dẫn nhập này có thể giúp quý đọc giả hiểu được phần nào bản chất giá trị của thiền, từ đó, thúc giục bản thân thực tập thiền để chăm sóc hạnh phúc cho mình và người thân. Chúc quý đọc giả đạt được các lợi ích thực tiễn từ việc hành thiền.

            Giác Ngộ, 29 - 3 - 2014

                                                                              TT. THÍCH NHẬT TỪ

Tổng Biên tập Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay

 

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

I. Cơ sở khoa học của Thiền chánh niệm

Một nền văn minh tổng hợp mới

Thiền quán và thần kinh bộ não

Tại sao Phật giáo được lựa chọn để giao lưu với khoa học não bộ?

Viện tâm và đời sống

Những hiểu biết sai lầm về thiền chánh niệm

Đau và khổ

Chương trình thiền chánh niệm giảm stress (MBSR)

Những hiệu quả của thiền chánh niệm đã được chứng thực trong lĩnh vực y khoa

Các nhà thực tập chánh niệm và các nhà khoa học trình bày ý kiến trong buổi hội thoại này

II. Thiền thể dục

III. Thiền năng lượng chuyển hóa thân tâm

IV. Thiền và sức khỏe

1. Bệnh tim

2. Viêm gan

3. Bao tử, tiêu hóa

4. Bệnh phổi

5. Thận

6. HIV (Sida)

Thiền Phật giáo và sức khỏe

7. Ung thư

8. Đau khớp

9. Thời mãn kinh

10. Tiểu đường

V. Thiền, trị được bệnh. Tại sao?

1. Cảm xúc và căng thẳng

2. Hạnh phúc

3. Thiền làm thay đổi cấu trúc vì gene thay đổi

4. Thiền giúp trẻ ra, già chậm, sống lâu

5. Bệnh tăng, già mau, chết sớm vì căng thẳng

6. Tình trạng và nguồn gốc căng thẳng

7. Cách hành thiền để giảm căng thẳng

8. Thiền và não bộ

Kết luận

VI. Thiền quanh ta và phương pháp định tâm

Phương pháp định tâm

Một số câu hỏi - đáp

Phụ lục: Bài 1: Cầu an có an không?

Phụ lục: Bài 2: Phật tử, nên tu học theo pháp môn nào?

VII. Thiền và chuyển hóa xã hội

Lời nói đầu

Cùng độc giả

VIII. Thiền và canh tân đất nước

Thiền làm cho con người đẹp hơn. Tại sao?

Những lợi ích của thiền

12 cách làm cho da đẹp ửng hồng tự nhiên

Tóm kết

X. Thiền & trường học

A. Những lợi ích của thiền đối với học sinh

B. Mười lý do cần đem thiền vào trường học

C. Đại học maharishi university of management

D. Thiền chánh niệm

E. Chươngtrình thiền tại trường học và kết quả

F. Não bộ và thiền trong trường học

Tóm lược

XI. Thiền và bệnh viện

XII. Thiền và quân nhân

Các sách khác thuộc Thiền

Cơ Sở Khoa Học Của Thiền Chánh Niệm
Cơ Sở Khoa Học Của Thiền Chánh Niệm
Bích Nham Lục
Bích Nham Lục
Tu Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp Yếu
Tu Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp Yếu
Từ nụ đến hoa
Từ nụ đến hoa
Giới thiệu Thiền tông Nhật Bản
Giới thiệu Thiền tông Nhật Bản
Hiện thành công án Genjo Koan
Hiện thành công án Genjo Koan
Chân đế và Tục đế
Chân đế và Tục đế
Bát nhã tâm kinh – The heart Sutra
Bát nhã tâm kinh – The heart Sutra
300 tắc Thiền ngữ
300 tắc Thiền ngữ
Thiền Luận (Q. Thượng)
Thiền Luận (Q. Thượng)
Thiền Tập Cho Người Bận Rộn
Thiền Tập Cho Người Bận Rộn
Thiền - Chất Liệu Nuôi dưỡng và Chuyển hóa
Thiền - Chất Liệu Nuôi dưỡng và Chuyển hóa