VÀI NÉT VỀ THIỀN TÔNG NHẬT BẢN
Thiền Tông Nhật Bản có ba hệ phái lớn là:
– Lâm Tế do thiền sư Vinh Tây truyền bá.
– Tào Động do thiền sư Đạo Nguyên (1200-1253) khai sáng.
– Hoàng Bá do thiền sư Ẩn Nguyên Long Kỳ (1592-1673), người Trung Hoa đến Nhật truyền dạy.
BƯỚC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Lịch sử Thiền tông Nhật Bản mở đầu với sự du nhập tông Lâm Tế qua thiền sư Minh Am Vinh Tây (1141-1215) và tông Tào Động qua thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (1200-1253).
Vĩnh Tây xuất gia tu Phật vào năm 1154 tại núi Hiei (Tỳ Duệ) là tổ đình tông Thiên Thai, nơi ngài được học giáo lý công truyền và bí truyền. Xuất dương sang Trung Hoa lần đầu năm 1168, ngài chiêm bái những thánh tích tông Thiên Thai. Hồi hương, ngài cải cách và chấn chỉnh tông phái qua sự khuyến cáo tuân hành giới luật. Năm 1187 ngài sang Trung Hoa lần thứ hai, ở lại bốn năm đến khi chứng ngộ với thiền sư Hư Am Hoài Thường thuộc tông Lâm Tế phái Hoàng Long.
Về Nhật, ngài mở thiền viện ở Kyushu, Kyoto (Kiên Nhân, Kennin-ji) và Kamakura, làm cơ sở truyền bá giáo lý Thiền tông, nếu xét trên bề mặt thì có phần nào đối nghịch với cương lĩnh Thiên Thai tông. Tuy nhiên Vinh Tây vẫn giữ nguyên lòng kính tín đối với tăng sĩ Thiên Thai, và cương quyết xác định lập trường của ngài cho rằng giới luật là phần chủ yếu của giáo lý Thiên Thai.
MỤC LỤC
1. Vài Nét về THIỀN TỒNG NHẬT BẢN
2. Thiền Sư VINH TÂY
3. Thiền Sư ĐẠO NGUYÊN
4. Thiền Sư VIÊN THỒNG ĐẠI ỨNG
5. Thiền Sư HƯNG THUYỀN ĐẠI ĐĂNG
6. Thiền Sư NHẤT HƯU TÔNG THUẦN
7. Thiền Sư TRẠCH AM TÔNG ÁNH
8. Thiền Sư BẠCH ẨN HUỆ HẠC
9. Thiền Sư BẠCH ẨN và PHÁP HỘI MÙA XUÂN 1470
10. BẢN LAI DỆN MỤC
11. THIỂN VỊ TRÊN ĐẦU LƯỠI
12. THIỀN PHÁP
13 . DIỆN KIẾN
14. TỨ LIỆU GIẢN
15. NGỦ VỊ QUÂN THẦN
16. Sự TƯƠNG DUNG GIỮA TOÀN THỂ và CÁ THỂ
17. CÔNG ÁN và CHỈ QUẢN ĐẢ TỌA
18. TRUYỀN ĐẢNG
19. THIỂN và THẠCH VIÊN
20. THƠ HAIKU