THIỀN LUẬN (QUYỂN THƯỢNG)
DAISETZTEITARO SUZUKI
TRÚC THIÊN dịch
Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Chúng ta đang đẩy mạnh chính sách "mở cửa", xây dựng và phát triển đất nước theo tinh thần "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển". Tất yếu, chúng ta phải đồng thời kiên trì bảo vệ và phát huy nền văn hóa dân tộc, không thể khác. Chúng ta vô cùng tự hào về nền văn hóa Việt Nam đã hình thành và phát triển qua 4.000 năm lịch sử với nhiều đỉnh cao chói lọi, với một bản sắc sâu xa, mạnh mẽ.
Tuy nhiên, muốn bảo vệ và pháy huy nền văn hóa dân tộc của chúng ta lên những đỉnh cao mới, bồi dưỡng tích cực bản sắc của nó xứng đáng với truyền thống Cha Ông, nhứt là trong thời đại ngày nay, trong một thời điểm lịch sử vô cùng phức tạp và đầy thử thách, chúng ta cần thiết tìm hiểu, nghiên cứu, nhận thức nghiêm túc và sâu sắc về nền văn hóa của chúng ta, về cội nguồn và bước đầu hình thành và phát triển của nó trải qua cả 4.000 lịch sử dựng nước và giữ nước, trải qua cả ngàn năm Bắc thuộc và trăm năm bị thực dân phương Tây xâm lược và thống trị.
Do điều kiện địa lý và lịch sử, nền văn hóa của chúng ta hình thành và phát triển kế cận hóa nền văn hóa lớn lâu đời của loài người ở Trung Quốc và Ấn Độ, và trong dòng giao lưu văn hóa của nhiều dân tộc, bộ tộc láng giềng khác. Tổ tiên chúng ta đã tiếp cận tinh hoa của nhiều nền văn hóa khác nhau, đặc biệt của các nền văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, trải qua 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Bởi vậy, chúng ta không thể không tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo nghiêm túc về các nền văn hóa phương Đông, các nền văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngày nay chúng ta đều biết, càng ngày càng có đông các nhà văn hóa phương Tây mong muốn rút tỉa tinh hoa của các nền văn hóa phương Đông bồi bổ cho nền văn hóa của đất nước họ.
Nhằm đáp ứng yêu cầu cần thiết nói trên của bạn đọc, chúng tôi đã lần lược giới thiệu các công trình sưu tầm, phiên dịch nghiên cứu công phu của các cụ Phan Bội Châu, Ngô Tất Tố, Nguyễn Văn Ngọc, Phan Kế Bính, Trần Trọng Kim, Nguyễn Đăng Thục, Toan Ánh, Nguyễn Duy Cẩn, Vương Hồng Sển, Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê, v.v... Tiếp theo, chúng tôi giới thiệu với bạn đọc toàn bộ 3 quyển về "Thiền luận" của tác giả Daisetz Teitazo Suzuki (bản dịch của Trúc Thiên), một bộ sách tham khảo đầy đủ và có giá trị về Thiền.
Mong rằng dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác và đường lối đổi mới của Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta sẽ có thêm công cụ có ích để góp phần bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng ta.
Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
Luận một
THIỀN: THUẬT TRỪNG TÂM VÀ KHAI PHÓNG NHÂN SINH (tổng luận)
Luận hai
THIỀN: ĐẠO GIÁC NGỘ QUA KIẾN GIẢI TRUNG HOA
1. Sinh lực và tinh thần Phật giáo
2. Vài vấn đề huyết mạch của Phật giáo
3. Thiền và Ngộ
4. Giác Ngộ và Tự Do
5. Thiền và Dhyana
6. Thiền và kinh Lăng Già
7. Giáo lý Giác Ngộ trong pháp môn Thiền Trung Hoa.
Luận ba
GIÁC NGỘ VÀ VÔ MINH
1. Bổn chất của tri giác Bồ Đề
2. Bổn chất của vô minh
3. Í chí trong công tác thẩm định lại giá trị sống
4. Cái như tưởng và cái như thực
5. Dhyana và chie612c bè Pháp
6. Trở về nhà cũ
7. Í chí và thực chất Niết Bàn
Luận bốn
LỊCH SỬ THIỀN TÔNG TỪ ĐẠT MA ĐẾN HUỆ NĂNG
I. Trước Bồ đề Đạt ma
II. Sơ tổ Đạt Ma
III. - Nhị tổ Huệ Khả
- Tam tổ Tăng Xán
- Tứ tổ Đạo Tín
- Ngũ tổ Hoằng Nhẫn
- Linh tinh
IV.- Lục tổ Huệ Năng
- Nam đốn Bắc tiệm
- Thiền Huệ Xáng
- Sau Huệ Năng
Luận năm
NGỘ HAY SỰ PHÁT HIỂN MỘT CHÂN LÍ MỚI TRONG ĐẠO THIỀN
I. Không ngộ chẳng phải Thiền
II. Thấy tánh và ngồi thiền
III. Vấn đáp
IV. Cơ duyên và đốn ngộ
V. Đốn ngộ và đột biến
VI. Kệ ngộ giải
VII. Tâm cơ chuyển hóa
VIII. Đại nghi và bùng nổ
IX. Tổng kết
Luận sáu
THIỀN PHÁP THỰC TẬP
I. Tổng quan
II. Nói nghịch
III. Nói vượt qua
IV. Nói chối bỏ
V. Nói quyết
VI. Nói nhạt
VII.- 1.Hét
2. Im lặng
3. Hồi lâu
4. Hỏi ngược lại
5. Lí luận vòng tròn
VIII. Phép chỉ thẳng
IX. Linh tinh
Luận bảy
THIỀN DƯỜNG VÀ THANH QUI
I. Cần lao và tinh thần Bách Trượng
II. Thanh đạm và thanh bần
III. Trai đường
IV. Chấp tác và tu tập
V. Khiêm hạ
VI. Tuần nhiếp tâm
VII. Tham thiền
VIII. Nuôi lớm thánh thai
IX. Mật hạnh
X. Í thức về Thượng Đế
XI. Vô chấp
XII. Ngôn ngữ Thiền
XIII. Những bài nói pháp
Luận tám
MƯỜI BỨC TRANH CHĂN TRÂU
Tranh Đại Thừa
Tranh Thiền Tông
PHỤ TRƯƠNG HÁN TỰ
Viên Ngộ bình Thiền
Tuệ Xán Tín Tâm Minh
Huệ Năng và Thiền pháp
Nam Nhạc và tọa thiền
Lâm Tế thị chúng
*
BIỂU TRA CỨU
*
BIỂU ĐỒ PHÁP HỆ THIỀN
I. Sáu Thiền Tổ Trung Hoa
II. Đông Nam Nhạc Hoài Nhượng
III. Đông Thanh Nguyên Hành Tư
IV. Thiền Lâm Tế
*
PHỤ BẢN
Đạt Ma
Huệ Năng (nhục thể)
Đức Sơn
Lâm Tế
II. MƯỜI BỨC TRANH CHĂN TRÂU
1. tìm trâu
2. thấy dấu
3. thấy trâu
4. được trâu
5. chăn trâu
6. cỡi trâu về nhà
7. quên trâu con người
8. người trâu đều quên
9. trở về nguồn cội
10. thõng tay vào chợ