BÁCH PHÁP PHẬT MÔN
Hệ phái Khất Sĩ Đại Sư Huệ Nhật
Linh Quang Tịnh Xá
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG
LỜI GIỚI THIỆU
* Đức Phật Thích Ca từ khi nhập Niết Bàn tại rừng Ta La Song Thọ, xứ Câu Thi Na, đã trải qua 49 năm chuyển Pháp Luân, hoằng hóa độ sanh “khai thị ngộ nhập Phật tri kiến “ cho tất cả muôn loài, để tự trở về bản tính chơn thật của mình.
* Với hơn 300 hội Đàn Kinh, Đức Phật thuyết giảng vô lượng pháp môn, có vô lượng nghĩa, để cho tất cả chúng sanh hữu tình thuộc Thượng, Trung, Hạ căn, nương giáo pháp của Đức Phật thuyết giảng để tu học, hành trì, tự chuyển hóa thân tâm đưa đến Giác ngộ và chứng đạt chân lý, đắc quả vị tứ thánh (Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật).
* Lịch sử Phật giáo đã trải qua 2552 năm, giáo pháp của Đức Phật đã đi theo con đường Bắc truyền (Đại thừa) và Nam truyền (Tiểu thừa) để tồn tại, phát triển, đứng vững, kiên cố, thăng hoa trên hành trình này để chuyển mê khai ngộ (Khai thị ngộ nhập Phật Tri Kiến) pháp giới chúng sanh hữu tình phải nương nhờ vào tám mươi bốn vạn pháp môn để tu học Phật, tức y cứ vào Tam Tạng Thánh Điển Kinh , Luật, Luận hoặc y cứ vào Thập Nhị Bộ Chơn Kinh Bí Điển (12 phần kinh) và y cứ vào tam vô lậu học – Giới, Định, Tuệ để đắc tứ quả Thánh Thanh Văn, đắc Tam Thiền, Thập Thánh, Diệu Giác, Đẳng Giác Phật.
* Kể từ Giác Linh Hòa Thượng Đại Sư thượng Huệ hạ Nhật, Tổ khai sơn sáng lập “Hệ phái Khất Sĩ Bắc Tông” lần đầu tiên tại Việt Nam (1945) kế thừa là Giác Linh Hòa Thượng Tôn Sư khai sơn Tổ Đình Linh Quang Tịnh Xá phường 2-quận 4- TP. HCM (1953) truyền thừa là Đương Kim Hòa Thượng Viện Chủ Tổ Đình Linh Quang Tịnh Xá thượng Từ hạ Giang từ năm 1984 đến nay.
* Trải qua 24 năm đảm nhiệm chức vụ trụ trì, Hòa Thượng Viện Chủ ngoài tính kế thừa Liệt Tổ Liệt Tông, đã tận lực triển khai, phát huy hệ phái ở tầm cao và rộng được các bậc Minh Sư, Đạo Sư, Thiện Hữu Tri Thức, kẻ trí chấp nhận và tán dương hạnh nguyện, đức độ của Hòa Thượng Viện Chủ.
Từ việc “Từ thiện” được xem như một môn học, điểm cốt lõi của hệ phái với Trung Tâm Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật, phường 1 – quận 4- TP. HCM (1989) và Phòng Khám Nhân Đạo Linh Quang phường 2-quận 4-TP. HCM (1993), đồng thời tổ chức đi cứu trợ khi có thiên tai bão lụt, hỏa hoạn hoặc đi đến vùng sâu vùng xa bần cùng khổ não, hoặc người già neo đơn cơ cực v.v…mà Hòa Thượng Viện Chủ luôn luôn có mặt tại nơi để đích thân thăm hỏi tận tay trao quà để thị hiện “bàn tay Quán Thế Âm” tại thế gian này.
* Còn về mặt tâm linh đào tạo Tăng tài và hướng dẫn nam nữ cư sĩ tại gia để tu học Phật. Hòa Thượng Viện Chủ luôn luôn sống trọn vẹn với tính kế thừa “Tổ Tổ tương truyền, thiền môn quy củ, giới luật phạm hạnh, chấp trì nghiêm minh, công phu bái sám nghiêm mật tinh chuyên, thượng hoằng hạ hóa phổ độ quần sanh báo đáp tứ ân cẩn trọng.
* Ngày ngày Hòa Thượng Viện Chủ thường giam mình, tịnh tâm “đọc và sao trích lục Kinh Điển và các sách Phật học của Chư Tôn Đức” để viết thành từng bài có nội dung cho từng hạng căn cơ, sau đó cứ vào giờ cúng ngọ quá đường hàng ngày tại Tổ Đình thì những bài viết trở thành pháp ngữ cam lồ được Hòa Thượng Viện Chủ giải thích dẫn dụ cặn kẽ từng chi tiết một, để đại chúng đồng nghe, suy tư nghiền ngẫm, thọ trì, sau đó áp dụng thực tiễn vào đời sống hằng ngày. Sau thời pháp nhũ là hành nghi lễ cúng quá đường, ngày nào cũng y như vậy.
* Về phần nam nữ cư sĩ tại gia, Hòa Thượng Viện Chủ y cứ vào Ngũ thừa Phật giáo (Nhơn Thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, Bồ Tát Thừa) ở đây chú trọng nhất là phần Nhơn Thừa, thỉnh thoảng nhắc đến Thiên Thừa.
Vì theo Hòa Thượng Viện Chủ Nhơn Thừa là nền tảng căn bản là chân kiền kiên cố vững chắc của giáo pháp rồi từ đó mới vươn lên Tối Thượng Thừa. Do đó “ Tam quy- Ngũ giới” là tối trọng, cần thiết để từ đó triển khai phát huy các tiêu đề về Pháp và Luật có một tuần tự học tập, có một tuần tự công trình, có một tuần tự đạo lý để giác ngộ chân lý và chứng đạt chân lý. Vì thế Hòa Thượng Viện Chủ thường xuyên nhắc nhở, khuyến thỉnh, sách tấn khi truyền giảng về:
1. Tam quy – ngũ giới
2. Chọn pháp môn niệm Phật tu trì
3. Bốn trọng án
4. Bốn phước điền
5. Giới – Định – Tuệ
6. Từ, bi, hỷ. xã
7. Lục hòa
8. Tứ nhiếp pháp
9. Đạo làm người:
- Chữ hiếu của Đạo Phật
- Đạo nghĩa đối với người sống và người chết.
- Con cháu đối với Tổ Tiên Ông Bà
- Thiện hữu và ác hữu
- Bạn bè đối xử đúng pháp và luật
- Bổn phận và trách nhiệm đối với ba ngôi Tam Bảo.
* Nhân mùa An Cư Kiết Hạ năm Mậu Tý (2008) Phật Lịch 2552, Hòa Thượng Viện Chủ hạ quyết tâm in thành sách phát hành phổ biến đến các Phật tử thuộc Đạo Tràng Tổ Đình Linh Quang Tịnh Xá có tên là “ BÁCH PHÁP PHẬT MÔN”.
Nay con là đệ tử Tỳ Kheo Thích Minh Chuẩn, đã 10 năm bên Hòa Thượng Ân Sư, ghi nhận sự thấy nghe về pháp này của Ân Sư với tấm lòng chí kính biết ơn ân đức của Hòa Thượng Viện Chủ, con kính dâng cúng dường lên Ân Sư và thành tâm cầu nguyện cho “ BÁCH PHÁP PHẬT MÔN” trở thành món ăn tinh thần để chuyển hóa tâm linh của hàng Phật tử tại gia và từ đó biểu hiện đúng tinh thần Phẩm “ Dược Thào Dụ” thứ 5 của Kinh Pháp Hoa.
Con kính đảnh lễ Hòa Thượng Ân Sư Viện Chủ
Đệ tử Tỳ Kheo Thích Minh Chuẩn
Cẩn Thủ
MỤC LỤC
Lời giới thiệu: Bách Pháp Phật Môn
1. Tiền thân Phật Báo Ân Cha Mẹ
2. Phật là đấng Phước Điền Vô Thượng
3. Dựa vào đâu người Tây Phương tin là có Phật, tin vào ngày Đản Sanh ứng
hiện ra đời của Phật
4. Hy sinh vì lợi ích cho chúng sanh
5. Một vài điểm chính về cuộc đời thị hiện của Đức Phật
6. Mục đích tối thượng của Phật giáo
7. Lời vàng của Đức Phật
8. Đời sống hằng ngày của Đức Phật
9. Sự vĩ đại của Đức Phật trong lịch sử nhân loại
10. Phẩm giá của người phụ nữ trong thời Đức Phật
11. Đạo Phật với sự đối trị khổ đau về tinh thần
12. Phật giáo tôn trọng nhân tính
13. Tứ vô lượng tâm “ Từ-bi-hỷ-xã”
14. Tâm Từ
15. Tâm Bi
16. Tâm Hỷ
17. Tâm Xã
18. Tam Bảo huyền vi, hương linh siêu thoát
19. Đức siêu việt của nguồn tự lực và nguyện lực
20. Ý nghĩa mùa an cư
21. Dâng pháp y
22. Rõ biết nhân quả tu Thập Thiện
23. Nhất niệm tu trì
24. Thấu đạt ba cội gốc Tham Sân Si
25. Tội nặng nhẹ của mười nghiệp ác
26. Công đức xa lìa nghiệp sát sanh
27. Công đức xa lìa nghiệp trộm cắp
28. Công đức xa lìa nghiệp tà hạnh
29. Công đức xa lìa nghiệp nói dối
30. Công đức xa lìa nghiệp nói thêu dệt
31. Công đức xa lìa nghiệp nói hai chiều
32. Công đức xa lìa nghiệp nói lời hung ác
33. Công đức xa lìa nghiệp giận hờn
34. Công đức xa lìa nghiệp tham dục
35. Công đức xa lìa nghiệp mê lầm tà kiến
36. Gia đình là mái ấm thân yêu
37. Nếp sống đạo đức của gia đình
38. Trọng ân của cha mẹ
39. Nỗi khổ niềm đau của cha mẹ mất đứa con thơ
40. Người chồng lý tưởng của vợ
41. Giữ gìn thân nam nữ
42. Chồng, vợ
43. Người vợ yêu thương chồng
44. Phật dạy bảy hạng vợ trên thế gian
45. Đứa con vô phước hư hỏng
46. Tự chuốc cho mình một thảm họa đau thương
47. Bổn phận làm con
48. Đạo làm con
49. Con gái lớn lên có đủ bốn đức
50. Thắm tình bạn hữu
51. Tình nghĩa thầy trò (nhà trường)
52. Hạnh phúc gia đình từ đâu?
53. Tưởng nhớ thâm ân cha mẹ
54. Các pháp tu của quý Phật tử
55. Thờ Phật là một phương pháp tu
56. Công đức lạy Phật
57. Nhẫn nhục Ba la mật
58. Lập thân hành đạo theo Phật
59. Trở về niềm tin chánh pháp
60. Trở về với chính mình
61.Nương gần bậc hạnh đức cao cả thấy được chân trời bao la
62. Con đường hướng thiện của mọi người
63. Duy tâm tịnh độ
64. Lợi ích của sự niệm Phật
65. Tu sửa thân tâm
66. Quý Phật tử đang thực hiện “Thánh thiện hóa thân tâm”
67. Nguồn sống an lạc
68. Không lệ thuộc người khác
69. Biết chọn bạn mà chơi
70. Kiến Văn giác tri
71. Gói trọn chân tình
72. Người phụ nữ phúc đức có niềm tin Tam Bảo
73.Ca tụng và khiển trách
74. Danh thơm và tiếng xấu
75. Nhân đủ duyên tròn
76. Chánh kiến
77. Lời tâm niệm
78. Hạnh phúc chân thật
79. Phiền não
80. Phật Pháp rất khó nghe
81. Cảm ứng đạo giao
82. Biến khổ thành vui
83. Đức hiếu sinh
84. Phước báu lớn nhất của người Phật tử
Lòng kính tin ba ngôi Tam Bảo
85. Thuận nghịch đều thành duyên
86. Làm người có bốn điều “Tự Nguy”
87. Có bốn thứ bệnh của người tu học
88. Tâm như gương sáng
89. Một đời sống hạnh phúc
90. Vô thường xuôi ngược
91. Rộng mở tình thương
92. Phật Pháp phương tiện thiện xảo
93. Mùa xuân bất tận
94. Mầm xuân bất diệt
95. Mục đích của đời sống
96. Thế nào là “Tâm Phật” và “Tâm chúng sanh”
97. Khi nào Tâm ta được an tịnh
98. Nêu cao trí tuệ
99. Người Phật tử có sợ chết không
100. Khổ tâm