NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC
TRÀN THỊ KIM TUYẾN (Chủ biên ) NGUYỄN THỊ HỒNG XOAN
Nhà Xuất Bản THỐNG KÊ
Lời nói đầu
Xã hội học là một khoa học nghiên cứu về hệ thống các mối quan hệ xã hội của con người. Là ngành khoa học mới mẻ ở nước ta, nhưng trong quá trình phát triển, xã hội đã và đang trở thành ngành khoa học có vị trí quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những trí thức xã hội học và phương pháp luận của nó càng ngày càng trở nên thiết thực và có tác dụng không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong quá trình biên soạn giáo trình Nhập môn xã hội học , chúng tôi dựa vào chương trình giáo dục Đại học đại cương do Bộ Giáo dục –Đào Tạo quy định năm 1995. Chúng tôi cũng đã tham khảo, chọn lọc nhiều nguồn tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước, và dựa vào thực tiễn sinh động của đời sống xã hội qua sự tập hợp các bài giảng chúng tôi đã giảng dạy trong những năm qua tại trường Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và các trường Đại học khác trong khu vực phía Nam và TP , HCM .
Giáo trình Nhập môn xã hội học gòm 3 phần :
Phần I : Khái quát lịch sử hình thành và phát triền xã hội học ;
Phần 2 : Một số lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học ;
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu xã hội học .
Với kết quả và nội dung như vậy, giáo trình này là tài liệu học tập , tham khảo cho cán bộ giảng dạy, sinh viên chuyên ngành xã hội học và sinh viên các ngành khoa học xã hội khác, cũng như đông đảo bạn đọc quan tâm đến xã hội học.
Nhân đây, chúng tôi xin bày tỏ lòng cám ơn các bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp về mặt kết cấu , nội dung của giáo trình; xin cám ơn Ban biên tập Khoa học xã hội và Ban Giám đốc Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho giáo trình được xuất bản.
Mặc dù rất cố gắng trong khi biên soạn giáo trình này, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót , chúng tôi mong sự lượng thứ của độc giả và mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía độc giả để giáo trình hoàn thiện hơn trong lần tái bản.
Thành phố HCM , tháng 1 năm 2002
Tiến sĩ TRẦN THỊ KIM XUYẾN
MỤC LỤC
Lời nhà Xuất bản ……………………………………………… 005
Lời nói đầu …………………………………………………….. 007
Phần thứ nhất :Sự hình thành và phát triển của xã hội học …….. 009
Bài 1 : Quá trình hình thành và phát triền của xã hội học …. 009
Bài 2 : Các lý thuyết kinh điển xã hội học ………………… 023
Bài 3 : Karl Marx và sự phát triển xã hội học Đức………… 145
Bài 4 : Những vấn đề xã hội học Việt Nam………………. 069
Bài 5 : Cơ sở lý thuyết xã hội học………………………… 095
Bài 6 : Những vấn đề xã hội học vĩ mô và xã hội học vi mô . 111
Bài 7 : Đối tượng – Chức năng của xã hội học ……………..125
Bài 8 : Mối tương quan và vị trí của xã hội học …………… 133
Phần thứ hai: Các lĩnh vực nghiên cứu xã hội học ………………. 141
Bài 9 : Hành vi và hành động xã hội ………………………. 141
Bài 10 : Văn hóa …………………………………………… 153
Bài 11 : Giá trị - chuẩn mực – chế tài và sự điều chỉnh xã hội 173
Bài 12 : Xã hội và sự hình thành cái tôi ……………………. 185
Bài 13 : Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội ………………… 209
Bài 14 : Giai cấp xã hội và phân tầng xã hội ………………. 231
Bài 15 : Biến đổi xã hội ……………………………………. 255
Phẩn thứ ba: Phương pháp nghiên cứu xã hội học ……………. 279
Bài 16 : Các phương pháp nghiên cứu xã hội học ………….. 279
Bài 17 : Các phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu
Xã hội học thực nghiệm …………………309
Dự kiến phân bổ thời gian ……………………………………… 349
Tài liệu tham khảo ……………………………………………… 351