Tìm Sách

Tri thức Phương Tây >> Logic hoc. Phương Pháp luận nghiên cứu khoa hoc


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Logic hoc. Phương Pháp luận nghiên cứu khoa hoc
  • Tác giả : Lê Tử Thành
  • Dịch giả : .
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 242
  • Nhà xuất bản : NXB Trẻ TP/ HCM
  • Năm xuất bản : 1996
  • Phân loại : Tri thức Phương Tây
  • MCB : 12010000010061
  • OPAC : 10061
  • Tóm tắt :

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, để nghiên cứu khoa học đạt được kết quả cao nhất, với ít tốn kém nhất về tiền bạc cũng như về thời gian, hầu như không thể không biết đến Khoa học về nghiên cứu ( science de recherche ).Thực hiện một công trình nghiên cứu, dù đơn giản hay phức tạp cũng là một việc có trình tự nhất định. từ khi chọn đề tài, tìm tư liệu, khai thác tư liệu cho đến khi tổng hợp tư liệu và trình bày kết quả nghiên cứu là một quá trình hợp lý. Đó là đối tượng của Khoa học nghiên cứu .

Thông thường ở bậc Đại học, trước khi ra trường, sinh viên phải trình luận văn tốt nghiệp. Nhiều sinh viên tỏ ra vô cùng lúng túng. Không ít người đã phạm phải những sai sót sơ đẳng, đáng tiếc.Chẳng hạn như không biết giới hạn đề tài cho phù hợp với sức học và thời gian có được. Không biết cách trích dẫn và ghi cước chú(tác giả, tác phẩm  nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, số trang…được sắp xếp lộn xộn , không đúng quy cách ). Luận văn không có “lời nói đầu” không có “kết luận”, không có “mục lục”, không có tài liệu “tham khảo ,v.v…Thế nhưng, có những luận văn như vậy vẫn được thông qua. Trong khi đó  đối với sinh viên (không những ỏ bậc Đại học và trên Đại học), việc trang bị cho họ và đòi hỏi họ phải biết cách tiến hành việc nghiên cứu khoa học một cách có phương pháp, là điều bắt buộc .

Đáng nói hơn nữa là tình trạng không biết phương pháp nghiên cứu khoa học, không thấy thích thú và đam mê nghiên cứu, “va vấp” trong nghiên cứu v.v.. không phải chỉ có ở học sinh, sinh viên mà còn có cả một số “ bậc thầy”. Đó là hệ quả tất nhiên của một thời mà chính những người ấy – xưa kia là sinh viên – cũng không được trang bị ( hoặc tự trang bị ) phương pháp nghiên cứu, Thế nhưng thực trạng ấy cho đến nay , vẫn chưa được cải thiện là bao.

Mặt khác, có một số người, vì nghề nghiệp, không thể từ bỏ việc nghiên cứu. Nhưng rất tiếc, họ đã không tìm được sự thích thú đối với công việc, thậm chí còn cảm thấy “nặng nề”, phải “đối phó”…, chỉ vì họ chưa thạo việc, nghĩa là chưa biết cách tiến hành việc nghiên cứu một cách dễ dàng và co hiệu quả.

Vì vậy, để đáp ứng phần nào nhu cầu trên đây của những người tập sự đi vào con đường nghiên cứu khoa học, chúng tôi góp phần xuất bản tập sách nhỏ này. Đây là tài liệu chúng tôi đã, đang tại các lớp Triết học ( năm thứ IV , nghiên cứu sinh )… của trường Đại học Tổng hợp và Cao học Sử ( khóa II ) của Viện Khoa Học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu này mới được trình bày một cách giản yếu. Việc đào sâu hơn sẽ được thực hiện tại các lớp học mà chúng tôi sẽ xin ra mắt quý vị độc giả trong một ngày gần đây .

Cùng với phần chính, tập sách này có phần Phụ lục: Với Phụ lục I, chúng tôi xin cung cấp một số từ ngữ quốc tế thông dụng ( mà đa số là gốc La Tinh ), thường gặp trong các ấn phẩm của các nước phương Tây, để chúng ta làm quen. Với các Phụ lục II, III, IV chúng tôi có dụng ý dành riêng để nhắc nhở các bạn sinh viên, cần hết sức thận trọng trong vệc nghiên cứu. Bởi vì ngay cả đối với những người đã có nhiều tác phẩm và đã nổi danh nhưng không đủ cẩn thận vẫn có thể mắc phải những sai sót không đáng tiếc …

Hiển nhiên không có một bài báo nào hay cuốn sách nào lại không có những thiếu sót. Thế nhưng, cố gắng tránh thiếu sót càng ít càng tốt, thiển nghĩ vẫn hơn …

                                          Saigon , tháng 10.1991

 

MỤC LỤC

                                                                                                                         

SƠ MỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I   NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÀ GÌ ?

Mục I    Phân biệt một số thuật ngữ

Mục II   Logic học và việc nghiên cứu khoa học

Tiết I     Nghiên cứu khoa học là vấn đề của phương pháp luận

Tiết II    Phương pháp luận, sự nghiên cứu hậu nghiệm về các Phương pháp

Tiết III   Phương pháp nghiên cứu khoa học, điều kiện cần của mọi khoa học

CHƯƠNG II  PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Mục I   Các loại nghiên cứu khoa học

Tiết I Tóm tắt khoa học                                                                          

Tiết II Tồng luận khoa học                                                                     

Tiết III Nhận xét khoa học

Tiết IVBài báo khoa học

Tiết V Báo cáo khoa học

Tiết VILuận án , tiểu luận , luận văn

Tiết VIISách giáo khoa

Tiết VIIITài liệu giáo khoa

Tiết IXTác phẩm khoa học

Tiết XBáo cáo việc hoàn thành một công trình nghiên cứu khoa học

Mục II Các hình thức nghiên cứu khoa học                                             

Tiết I Số người nghiên cứu ( cá nhân , tập thể )

 Tiết II   Mục đích nghiên cứu ( lý thuyết hay ứng dụng)

Tiết III  Nơi nghiên cứu

CHƯƠNG III QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MỘT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Mục I   Chọn đề tài

Mục II Lập chương trình làm việc

Mục III Tìm tài liệu

 Tiết I    Tìm tài liệu ở đâu ?

Tiết II Phân loại và đánh giá tài liệu

Tiết III Đọc và ghi chép tài liệu

Tiết IV Chọn lọc tài liệu

Mục IV Khai thác tài liệu (vận dụng các phương pháp tư duy )

Tiết ICác qui luật và hình thức căn bản của tư duy

Đoạn I : Logic của hình thức

Đoạn II: Logic học biện chứng

Tiết II   Các phương pháp nhận thức khoa học

Đoạn I : Phương pháp phân tích –tổng hợp

Đoạn II: Phương pháp diễn dịch –quy nạp

Đoạn IV : Phương pháp cụ thể - trừu tượng

Đoạn V : Phương pháp quan sát – thí nghiệm

Đoạn VI : Phương pháp mô hình hóa

Đoạn VII: Phương pháp hình thức hóa

Đoạn VIII: Phương pháp hệ thống cấu trúc

Đoạn IX  : Phương pháp sác xuất – thống kê

Mục V Trình bày một kết quả nghiên cứu khoa học

Tiết I Phần khai tập

Tiết II   Phần chính

Tiết III  Phần phụ đính

Đoạn I : Thư mục

 Đoạn II: Phụ lục

 Đoạn III: Ngữ điển

 Đoạn IV: Bảng chỉ dẫn

 Tiết IV Cước chú

Đoạn I : Cước chú là gì ?

Đoạn II: Cách ghi cước chú

 Đoạn III: Cách đánh số cước chú

Đoạn IV : Các chi tiết của cước chú

Đoạn V : Cách dùng các cước chú đặc biệt

LỜI KẾT             

PHỤ LỤC

I. Khái niệm khoa học

                                         A. Định nghĩa khoa học

                                         B. Phân loại khoa học

II. Phương pháp nghiên cứu trong các khoa học cụ thể

                                         A. Phương pháp toán học

                                         B. Phương pháp khoa học thực nghiệm

                                         B`. Phương pháp sinh vật học

                                         C. Phương pháp sử học

                                         D. Phương pháp tâm lý học

                                         E. Phương pháp xã hội học

 III. Ví dụ về một số điểu cẩn tránh trong nghiên cứu khoa học

                                         A. Về cuốn tư tưởng Việt Nam – Tư tưởng bình dân

                                        B. Về cuốn thần thoại Việt Nam – Trung Hoa

                                        C . Về bài Ông trời trong văn chương Hán việt

 IV. Những từ thông dụng trên thế giới

SÁCH THAM KHẢO

Các sách khác thuộc Tri thức Phương Tây

Kinh nghiệm sống - 20 kinh nghiệm quý báu
Kinh nghiệm sống - 20 kinh nghiệm quý báu
Nghệ thuật thuyết giảng tranh luân điều hành trước quần chúng
Nghệ thuật thuyết giảng tranh luân điều hành trước quần chúng
Những cái nhất thế giới
Những cái nhất thế giới
Triết Học cổ đại Hy Lạp La Mã
Triết Học cổ đại Hy Lạp La Mã
Phương Pháp luận nghiên cứu khoa hoc
Phương Pháp luận nghiên cứu khoa hoc
Nhập Môn Xã Hội Học
Nhập Môn Xã Hội Học