Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Kinh tế và Xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh tế và Xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn
  • Tác giả : Nguyễn Thế Anh
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 200
  • Nhà xuất bản : Trình Bày
  • Năm xuất bản : 1968
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000009759
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 KINH TẾ VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM DƯỚI CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN

Nguyễn Thế Anh

Thạc sĩ Sử học

Nhà xuất bản TRÌNH BÀY

 

                                                                        LỜI MỞ ĐẦU

Cho tới ngày nay, các sử phẩm về Việt Nam vẫn còn dành cho các sự kiện kinh tế và xã hội một địa vị quá kém cỏi, mà chỉ chú trọng tới sự diễn biến chính trị. Tình trạng chênh lệch này rất có hại cho sự hiểu biết tường tận về con người Việt Nam trong quá khứ, không phải chỉ là các ông vua, ông quan trong triều, mà còn và chính là người thường dân trong đời sống hàng ngày của họ. Dù không chấp nhận duy vật sử quan đi nữa, chúng ta cũng phải nhìn nhận, là cơ cấu kinh tế căn cứ trên các cách thức sản xuất, qui định một phần lớn những thực hiện của một quốc gia, một dân tộc: các thể chế chính trị và pháp luật, các hoạt động tinh thần, các tín ngưỡng tôn giáo.

Trong quyển sách nhỏ này, người viết không có tham vọng đề cập tới tất cả mọi khía cạnh của kinh tế và xã hội Việt Nam , nhưng chỉ đặt lại vài vấn đề liên hệ tới đời sống vật chất của người dân Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn. Đặt lại vấn đề, mà đôi khi không giải quyết, tại vì chưa tiếp xúc được kỹ lưỡng hơn với các tài liệu đầu tay, hoặc không đủ tài liệu để phán đoán. Đây không phải là khiếm khuyết độc nhất, mà những nhận xét của người viết có thể còn chứa đựng nhiều nhầm lẫn, cần phải được điều chỉnh. Song , nguyện vọng của người viết là đặt một trong những viên gạch đầu cho sự hiểu biết sâu rộng hơn về lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XIX, một lịch sử toàn diện, không còn tự giới hạn trong phạm vi những sự kiện chính trị mà thôi. Có lẽ vì đã chỉ chú trọng tới những sự kiện chính trị này mà chúng ta đã đánh giá một cách sai lầm chính sách kinh tế của các vua nhà Nguyễn. Một ví dụ: chính sách “bế quan tỏa cảng” thường được nhắc tới, nếu suy xét kỹ, chứa đựng những sự thật rất tế nhị, cho thấy vua nhà Nguyễn đã không khăng khăng cố thủ trong một lập trường đóng chặt nước Việt Nam với mọi ảnh hưởng từ bên ngoài tới.

Trong xã hội Việt Nam của thế kỷ XIX, có nhiều dấu hiệu của một sự thay đổi rộng lớn đương bồng bột lên men, trong những thể chế chính trị đã tỏ ra là cũ kỹ, không thích ứng nữa. Mong rằng các nhà thức giả sẽ bắt tay vào công cuộc khảo cứu cho phép chúng ta biết nhiều hơn về xã hội này.

                                                                                                       N . T. A

 

                                                           MỤC LỤC

                                                                                                                           

Lời nói đầu                                                                                                          

CHƯƠNG 1:

                    Dân cư Việt Nam dưới các vua nhà Nguyễn                                       

                    1. Dân số                                                                                           

                    2. Các sự biến thiên nhân khẩu và các hình thúc quần tụ                      

                    3. Hoa kiều ở Việt Nam vào thế kỷ XIX                                             

CHƯƠNG II:

                     Tổ chức xã hội: Giới sĩ phu                                                                

CHƯƠNG III:

                     Nông dân và các hoạt động nông nghiệp                                           

                    1. Chế độ điền thổ                                                                             

                    2. Các hoạt động nông nghiệp                                                            

                    3. Thực trạng của nông dân và các biện pháp của chánh phủ để cứu nạn   

                    4. Chính sách khai hoang của chánh phủ                                             

CHƯƠNG V:

                    Các hoạt động thương mại                                                                 

                    1. Các hoạt động của ngành nội thương                                             

                    2. Nền ngoại thương                                                                          

CHƯƠNG VI:

                    Các vấn đề xã hội và các đề nghị cải cách                                         

                    1. Các cuộc nổi loạn của nông dân và tình trạng loạn lạc                    

                    2. Thái độ của chánh phủ đối với dân công giáo                                 

                    3. Các đề nghị cải cách                                                                     

Thư mục tổng quát                                                                                               

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Phật học y học
Phật học y học
Phong trào chấn hưng Phật giáo
Phong trào chấn hưng Phật giáo
Tư tưởng chính trị trong Triết học Khổng Giáo
Tư tưởng chính trị trong Triết học Khổng Giáo
Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam cổ và cận đại
Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam  cổ và cận đại
Đại thừa và sự liên hệ Tiểu thừa
Đại thừa và sự liên hệ Tiểu thừa
Triết học Mỹ
Triết học Mỹ
Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam
Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam
NHÂN SINH QUAN VÀ THƠ VĂN TRUNG HOA
NHÂN SINH QUAN VÀ THƠ VĂN TRUNG HOA
Trung Quốc từ Mao đến Đặng
Trung Quốc từ Mao đến Đặng
Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp – người Anh Cả
Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp – người Anh Cả
Hồ Chí Minh – Lời Vàng
Hồ Chí Minh – Lời Vàng
Hồ sơ Đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại
Hồ sơ Đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại