Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Kinh An Ban Thủ Ý lược giải

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh An Ban Thủ Ý lược giải
  • Tác giả : Thích Đạt Đạo
  • Dịch giả : .
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 306
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo Hà Nội
  • Năm xuất bản : 2004
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000009493
  • OPAC : 9493
  • Tóm tắt :

KINH AN BAN THỦ Ý LƯỢC GIẢI

Biên soạn:Thích Đạt Đạo

Nhà xuất bản Tôn Giáo

LỜI GIỚI THIỆU

Kinh AN BAN THỦ Ý là một trong những bản kinh được xuất bản sớm nhất ở Viễn Đông và đã góp phần vào việc phổ biến Phật giáo qua việc giảng dạy cách thức thiền tập trong nhiều tầng lớp thành phần xã hội khác nhau. Vì thế, nó có một vị trí hế sức quan trong trong lịch sử Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Trung Quốc. Đối với Phật giáo Việt Nam chúng ta, bản kinh này là bản kinh được chú giải lần đầu tiên so với lịch sử chú giải kinh điển Phật giáo ở Viển Đông, cụ thể là Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Trung Quốc. Điểm đặc biệt là bản chú giải này do một vị tăng sĩ được Phật giáo Việt Nam nuôi dưỡng, giáo dục và đào tạo: đó là Khương Tăng Hội (? – 280).

Do vậy, kinh AN BAN THỦ Ý có một vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong lịch sử Phật giáo dân tộc. Nhưng cho đến nay chưa được nghiên cứu và phổ biến rộng rãi. Kinh AN BAN THỦ Ý chính văn cùng với lời chú giải trong truyền bản hiện nay được ghép và in chung vào trong Đại Tạng Kinh số 15, trang 163. No. 602, và việc tách rời hai dạng văn này cũng không phải dễ dàng gì. Chúng tôi mới bắt đầu cho nghiên cứu tổng quát bản kinh này và xuất bản ba3b dịch chính văn.

Nay Thượng Tọa Thích Đạt Đạo đã dành thời gian dài nghiên cứu, sưu tầm, phát huy ý nghĩa của bản kinh và phat nguyện in ấn bản kinh này gồm những nghiên cứu liên hệ đến bản  Kinh An ban thủ ý, cùng các kinh điển đề cập đến vấn đề chủ yếu của Kinh Tứ niệm xứ, Kinh Nhập tức xuất tức niệm, Kinh Thân hành niệm do HT. Thích Minh Châu dịch để giúp các giới Phật tử và những ai quan tâm đến Phật giáo hiểu rộng hơn về giáo lý của đức Phật và lịch sử văn hóa Phật giáo mà tổ tiên cách đây gần 2000 năm đã tiếp nhận và truyền bá. Tôi xin tán thán công đức và trân trọng giới thiệu đến giới Phật tử và chư độc giả.

Quý Đông, Vạn Hạnh ngày Phật thành đạo – PL.2547

GS.TD.LÊ MẠNH THÁT

Phó Viện Trưởng,

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VN

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

Lời tri ân

LỜI TỰA CHO KINH AN BAN THỦ Ý

TỰA AN BAN THỦ Ý KINH CHÚ GIẢI

 

ChươngI.             NHẬN THỨC TỔNG QUÁT

          I.   Xuất xứ

          II.  Về mặt hình thức

                1. Những cận vệ giúp An ban thủ ý hoàn thành  nhiệm vụ

                2. Phần vấn đáp về những cận vệ giúp An ban thủ ý

          III.  Về mặt nội dung

 

Chương II.            GIỚI THIỆU, XÁC MINH VỀ TRUYỀN BẢN

                               VÀ TÊN GỌI, XÁC MINH VỀ NIÊN ĐẠI

          I.     Phần giới thiệu

                 1. Xác minh về vấn đề truyền bản và tên gọi

                 2. Xác minh về vấn đề niên đại

          II.   Quá trình hình thành và Mâu Tử

          III.  Nội dung tư tưởng

Chương III            MỤC ĐÍCH CỦA AN BAN THỦ Ý

           Mục đích của An ban thủ ý

                  1. Theo Khương Tăng Hội

                  2. Theo Thiền Ba la mật thứ đệ pháp môn

                  3. Theo Trí Khải

                  4. Vấn đề hiệu bản và dịch

Chương IV           KINH NIỆM XỨ

Chương V            KINH NHẬP TỨC XUẤT TỨC NIỆM

Chương VI           KINH THÂN HÀNH NIỆM

            Phụ lục I:   BẢNG HÁN VĂN

           Phụ lục II:  BẢNG ANH VĂN

           Phụ lục III: BẢNG PALI

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Phật học y học
Phật học y học
Phong trào chấn hưng Phật giáo
Phong trào chấn hưng Phật giáo
Tư tưởng chính trị trong Triết học Khổng Giáo
Tư tưởng chính trị trong Triết học Khổng Giáo
Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam cổ và cận đại
Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam  cổ và cận đại
Đại thừa và sự liên hệ Tiểu thừa
Đại thừa và sự liên hệ Tiểu thừa
Triết học Mỹ
Triết học Mỹ
Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam
Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam
NHÂN SINH QUAN VÀ THƠ VĂN TRUNG HOA
NHÂN SINH QUAN VÀ THƠ VĂN TRUNG HOA
Trung Quốc từ Mao đến Đặng
Trung Quốc từ Mao đến Đặng
Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp – người Anh Cả
Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp – người Anh Cả
Hồ Chí Minh – Lời Vàng
Hồ Chí Minh – Lời Vàng
Hồ sơ Đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại
Hồ sơ Đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại