Tìm Sách

Văn - Thơ - Truyện >> Quốc Sư Vạn Hạnh


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Quốc Sư Vạn Hạnh
  • Tác giả : Lê Văn Siêu
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 296
  • Nhà xuất bản : Lá Bối
  • Năm xuất bản : 1967
  • Phân loại : Văn - Thơ - Truyện
  • MCB : 12010000009651
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LỜI NÓI ĐẦU

Mùa thu năm 1946, Đoàn Chấn Hưng Sấn khấu được thành lập tại Hà Nội, với một số văn nghệ sĩ, trong ấy có Nguyễn Tuân, Chu Ngọc, Hoàn Tích Chù… hiện còn sống ở miền Bắc và Vũ Khắc Khoan với chúng tôi, Lê Văn Siêu, hiện sống ở miền nam.

Chúng tôi đã góp phần thành lập và tham gia sinh hoạt của Đoàn với chức vụ Tổng Thư Ký, một phần nhờ sinh lực hồi ấy còn tràn trề, một phần nữa, vì chân thành ý niệm rằng: một quyển truyện in ra chỉ có một người đọc một, còn một quyển truyện viết thành kịch để trình diễn thì có cả ngàn người cùng đọc một lúc, mà đọc với hình ảnh hiển hiện ngay trước mắt, cho nên sân khấu có ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống. Chấn chỉnh lại những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ, của các vai trò trên sân khấu, ấy là người văn nghệ sĩ làm việc chấn chỉnh ngay chính cuộc sống của nhân dân ở ngoài đời để nâng cao giá trị sinh hoạt kịch nghệ. Còn trái lại, để các vai trò trên sân khấu học theo những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ của ngoài đời, để thỏa mãn thị hiếu có khi thấp hèn của người đời, ấy là hạ giá sinh hoạt kịch nghệ xuống hàng buôn bán thị phải chiều khách.

Tính cách thuần giải trí của sân khấu, cũng như mặt khác, tính cách thuần tuyên truyền của nó, đã khiến một bạn già của chúng tôi ở Saigon, nói mà không cười rằng: Trong các loài động vật, chỉ có loài người thì chỉ mới có cái lối ngồi ngửa mặt ra thế này để nhìn nhau làm trò ở trên kia mà thôi !

Bởi đồng ý như vậy, nên sau 1946, trong tấn kịch lớn của lịch sử, thấy người ta đóng trò đã tài lắm rồi, thì sân khấu còn có gì nữa đâu để mà chấn hưng ? Chúng tôi đã tự cho phép nghĩ đúng 20 năm.

Hai mươi năm ấy, chúng tôi không nói để mà chơi rằng bao nhiêu nước đã chảy dưới cầu. Nhưng nói nhận định với nhau về sân khấu, thì phải nói: không biết bao nhiêu tiến bộ được manh tới, bao nhiêu chân trời được mở rộng và bao nhiêu khả năng về kỷ thuật đã cho phép một sự chuyển mình chung của cả nghành nghệ thuật tạo hình này.

Nói cho cụ thể hơn nữa là sân khấu không còn đóng khung ở một sàn gỗ cố định, mà đã có thể quay, đã có thể bày ra nhiều tầng, khai thác và trình bày theo nhiều góc cạnh. Và tuồng kịch không những chỉ diễn cho một số khan giả xem trong một rạp hát. Nó đã được diễn trên một màn ảnh để đồng thời cho thật nhiều khan giả ở nhiều rạp, trong nhiều tỉnh, có khi cả nhiều nước cùng xem. Và với màn ảnh vô tuyến truyền hình, nó đã có thể theo hẳn khán giả vào từng gia đình một nữa. Mỗi phạm vi sinh hoạt ấy của sân khấu đã có những đòi hỏi kỷ thuật vừa chung và vừa riêng cho mỗi bộ môn.

Thành ra, sau 20 năm, trước những đòi hỏi mới, khi muốn đóng góp phần sinh hoạt trở lại với anh em bằng tập truyện kịch này, chúng tôi không muốn tự hạn chế vào phạm vi một kịch bản, và muốn cung cấp vở kịch này thành một cái sườn chung để anh em ở các nghành được rộng tay hơn mà sáng tác theo những đòi hỏi kỷ thuật của riêng mình, cũng như của từng cỡ sân khấu cũ hay mới, lớn hay nhỏ, tuồng, chèo, hay ca kịch và anh em sẽ rộng tay hơn mà định đoạt sự di chuyển nhân vật, sắp xếp cảnh vật, điều động ánh sáng, tiếng động v.v..

Với tập truyện kịch này, chúng tôi ước ao giới thiệu được một nhân vật kỳ tài của lịch sử Việt Nam, đã từng một tay làm lịch sử ở đầu thế kỷ XI , là Quốc Sư Vạn Hạnh. Chúng tôi muốn nói rõ cái kỳ tài ấy mà một nghìn năm về trước lịch sử đã đành không có, đến một nghìn năm về sau, sắp tính đủ, lịch sử cũng lại không có nổi một người thứ hai. Sở dĩ kỳ tài ấy đã hiếm hoi đến như thế là bởi Người ta đã nhúng tay vào thế sự với một quan niệm mà mức độ đã vượt khỏi mức độ mà kẻ phàm tục có thể quan niệm được. Ấy là quan niệm không vì một lợi danh gì cho bản thân mình. Người thấy việc phải làm thì làm. Làm đúng lúc, đúng độ - làm không câu nệ thành kiến và ước lệ của xã hội về thiện ác, hay dở, xấu tốt – làm với sự thông suốt cuộc cờ mà sự thành công đã như nằm sẵn trong túi áo.

Sử của ta theo lối xưa chỉ chép sơ sài mấy chữ rằng: Người ta cùng Đào Cam Mộc mưu tôn Lý Công Uẩn lên ngôi – và một câu thơ gần một trăm năm sau của Lý Nhân Tông, cũng chỉ ca tụng vắn tắc rằng:

Vạn Hạnh dong tam kế

Chân phù cổ sấm ky

Hương quang danh Cổ Pháp

Trụ tích trấn Vương kỳ.

Chưa có một văn bản nào nói rõ gậy tích trượng của Người đã đẩy bánh xe tiến hóa của lịch sử như thế nào, để đời sau có thể hiểu nổi cái việc mưu tôn, đã đành không giản dị như mấy chữ ấy, - nhưng trong khoảng không gian và thời gian của nó, cái việc mưu tôn ấy đã đích xác như thế nào.

Chúng tôi nghĩ mình hổ thẹn cứ phải đi tìm trong những sách sử của người để chiêm ngưỡng những anh hùng liệt sĩ của người, mà không ngờ biết mình cũng có ngọn núi Hy Mã Lạp Sơn cao vòi vọi thấu trời xanh. Cho nên để điền khuyết và để gỡ một mặc cảm, từ 1954 đến nay, chúng tôi dụng tâm thu nhặc các tài liệu rải rác, còn sót lại trong các sử sách mà tìm hiểu không khí cuộc chuyển hóa năm 1010, ngõ hầu có hôm nay để làm hiển hiện hình ảnh của một nhân vật lịch sử xứng đáng nêu gương cho muôn thuở.

Những tài liệu này, chung tôi kê khai trong bản Tham Chứng kèm sau. Truyện kịch, mệnh danh là lịch sử, đã được soạn với những tài liệu lịch sử ấy. Cái công nhỏ mọn của chúng tôi chỉ là xếp đặt cho thành thứ lớp và thêm một vài ức đoán nhỏ bằng trí tưởng tượng hẹp hòi của mình để các sự việc và tâm lý người thêm linh hoạt, chiểu ứng và dễ hiểu đầu dây mối nhợ.

Chúng tôi vẫn lấy làm sợ rằng người ta sẽ bảo như thế là không khao học. Nhưng chúng tôi cũng yên tâm được một phần nào, khi để ý xem nhà khảo cổ học trứ danh của Pháp, Ông Henry Hubert, viết sách nghiên cứu về giống Celtes và bành trứng của giống dân ấy. (I) Cũng thiếu khá nhiều tài liệu. Cũng toàn những mảnh vụn tài liệu rời rạc. Ông đã vẽ lại cuộc sống của giống dân ấy với một phần khá lớn bằng tưởng tượng của mình – Và Henri Berr giám đốc bộ sách Nhân loại tiến hóa sử, (2) đã có những lời phán đoán như sau đây:

“Sự tưởng tượng càng là nguy hiểm bao nhiêu, khi nó được thả rông trên sự thu tập tài liệu thiếu sót, thì như chúng tôi vẫn thường nói, - nó càng có công dụng đích đáng bấy nhiêu, khi nó được tiếp viện để hoàn thành một công trình phân tích lâu dài, khi nó dựa nơi công cuộc khảo cứu xúc tích, khi nó bổ túc làm linh hoạt sự tổng hợp bằng cuộc thác sinh đột ngột ra những hình ảnh mà chỉ có con mắt ở nội tâm mới nhìn thấy được. Đó, nhất định, là cái huyền năng tái tạo của một sử gia cự phách: sử gia ấy, nhưng người ta đã nói, chính là kẻ có thần nhãn về quá khứ” (3).

Ở xã hội của chúng ta, một xã hội đặc biệt sống bằng nội tâm ẩn ức, vì gia tài văn hóa thấy tán mất nhiều: gõ vào cổ thư, cổ thư chỉ còn ngần ấy tài liệu để mà chắc chiu; gõ vào cổ vật, cổ vật đà mai một, và có sót lại gì cũng e dè không ứng tiếng, thì dẫu không muốn, kẻ làm việc nghiên cứu lịch sử, cũng bị bắt buộc phải nhìn thêm bằng con mắt của nội tâm.

Vì vậy, trước sự phán xét của các bậc cao minh trong nước, chúng tôi ước mong các ngài cũng sẽ dung con mắt của nội tâm để nhìn thông cảm và khoan dung cho một vài phần nào đối với những lầm lẫn, thiếu sót, trong việc xây dựng lại vở kịch lịch sử này.

Một điểm hệ trọng nữa, cũng phải xin thú trước với các ngài là chúng tôi đã cố gắng tước bỏ những ngôn từ của đương thời, để có những tiếng và những lối nói của thế kỷ thứ X, cho kịch có không khí thực của nó. Nhưng bởi ta không có tự điển cổ từ thời ấy để lấy làm đích, lại bởi ảnh hưởng bởi ngôn ngữ hiện thời đã thấm quá sâu, chúng tôi không dám chắc những cố gắng tước bỏ đã nói, có đạt nổi điều mong ước hay không – nếu còn để sót những điều ngô ngê gì không ngờ biết, chúng tôi xin các ngài vui long chỉ dạy cho để sửa chữa lại.

Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cám ơn các bạn đã xem bản thảo và chỉ bảo những chỗ thiếu sót, cũng như cám ơn tất cả các bạn đã xem bản đánh máy và góp thêm ý kiến, để chúng tôi hoàn thành tập này.

Kính bút

L.V.S.

Phật đản 2510 – 2511

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các sách khác thuộc Văn - Thơ - Truyện

Tình thương và lòng độ lượng
Tình thương và lòng độ lượng
Những con đường đi vào huyền thoại
Những con đường đi vào huyền thoại
Sư tử tuyết bờm xanh
Sư tử tuyết bờm xanh
Con đường mây trắng
Con đường mây trắng
Mùi hương trầm
Mùi hương trầm
Tường niệm DAISETZ TEITARO SUZUKI
Tường niệm DAISETZ TEITARO SUZUKI
Tiếng gọi Linh Sơn
Tiếng gọi Linh Sơn
Ảnh hưởng tư tưởng đạo Phật trong Đoạn Trường Tân thanh
Ảnh hưởng tư tưởng đạo Phật trong  Đoạn Trường Tân thanh
Đêm qua sân trước một cành mai
Đêm qua sân trước một cành mai
Phật Pháp nhiệm màu trong đời sống
Phật Pháp nhiệm màu trong đời sống
Ân nghĩa sinh thành
Ân nghĩa sinh thành
Dấu chân trên cát
Dấu chân trên cát