Tìm Sách

Văn - Thơ - Truyện >> Phê Bình Thơ Đường

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phê Bình Thơ Đường
  • Tác giả : TRẦN TRỌNG SAN (DỊCH)
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 302
  • Nhà xuất bản : NXB Tổng Hợp TP. HCM
  • Năm xuất bản : 1990
  • Phân loại : Văn - Thơ - Truyện
  • MCB : 12010000009792
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

Lời Giới Thiệu

Ngày mồng 8, tháng 2, năm thứ 17 niên hiệu Thuận trị, đời Thanh Thê – tổ (1660). Kim Thánh Thán thể theo lời của con trai tên là Ung. Bắt đầu thuyết về luật thi đời đường. Đến ngày 15 tháng 4 cùng năm, ông bình giải được cả thảy sáu trăm bài, và làm bài Tự, dưới đề là “Đại dịch học nhân, Kim Nhân Thụy, pháp danh Thánh Thán thuật soạn” (1).

Trong lời Tự, ông cực lực tán dương sự sáng chế thể luật thi đời Đường: “ Ôi, luật thi đời Đường chẳng phải chỉ là sự cấu tạo tốt đẹp của một thời, mà vốn là tuyệt xướng của ngàn bậc thánh !”

Tuy ông nói tới cách bố cục truyền thống “khai, thừa, chuyển, thâu”, nhưng để phê bình bài luật thì ông đã áp dụng phương pháp “phân giải” do chính ông đề xướng: “Thơ vốn lấy tám câu làm luật, sao Thánh Thán lại gượng ép phân chia thành giải ? Nên biết rằng Thánh Thán chẳng phải bày chuyện “làm nổi u nhọt trên lớp thịt lành” đâu, mà chính là xem thấy bệnh rồi bốc thuốc vậy. Theo phép đời Đường, tám câu nguyên chỉ có hai câu khởi, hai câu thừa, hai câu chuyển, hai câu hợp, đó là luật nhất định, hai liên trước và sau ( các câu 1, 2 và các câu 7, 8) thì có thể không bó buộc, nhưng bốn câu ở giữa thì phải đối ngẫu cho khéo. Do đó mà người đời sau tập theo nhau, ganh đua tiêm xảo, chẳng quan tâm gì đến ý nghĩa. Cho đến thời gần đây, khi làm thơ lại lấy bốn câu giữa làm “thân”, trên đầu đặt hai câu làm “khởi”, dưới đuôi thêm hai câu làm “kết”. Ôi, người ta không ai không bé thì học, đến khi lớn thì cho là vốn dĩ như thế, từ thưở cầm bút lúc lắc cái đầu, bắt đầu học ngâm nga, cho đến khi ngồi ngạo ngễ vuốt râu, tự hào là thi bá, không ai là không cho đó là cái thể quyết nhiên không thay đổi được. Có biết đâu rằng hai câu 3, 4 chuyên “thừa” cho hai câu 1, 2 mà các câu 1, 2 thì có dụng ý cao trội, so với các câu 3, 4 còn nghiêm ngặt hơn hai câu 5, 6 “chuyển” xuống hai câu 7, 8 mà các câu 7, 8 thì hàm súc sâu xa so với các câu 5, 6 thì càng mật thiết hơn, đâu có thể lấy hai chữ “khởi”, “kết” mà bôi bỏ đi hết biết bao tâm huyết của cổ nhân đi được ? Vì thế Thánh Thán này chẳng ngại là lắm lời mà nêu ra việc “phân”. Kẻ biết tội tôi thì bảo, vốn là một bài thơ cớ sao lại chia làm, hai giải ? Còn người biết cho tôi thì bảo rằng. Thánh Thán sở dĩ phân ra giải, là vì giải mà “phân” thì bài thơ “hợp”, còn người đời hỗn hợp giải thì giải “hợp” mà bài thơ thì “phân”: giải phân thành trước sau, thì một khí hòa nhau lưu hành, bài thơ mà phân thành “khởi”, “kết”, thì xưng xúp, trùng điệp, dư thừa. Có cái đều không sao khỏi bị chê bai, chỉ trích, vậy nên ngàn năm sau này nếu có vị nào biết lượng thứ cho, thì xin phụ ghi ở đây, ( Phê bình tám bài Thu hứng của Đỗ Phủ).

Ngoài điểm độc sáng nói trên, còn có những đặc điểm khác. Trước hết Thánh Thán có những nhận xét tinh tế, sâu sắc, khiến cho người đọc mặc dù không đồng ý cũng dường như bị lôi cuốn, đắm chìm trong cái đà nghị luận của ông. Thánh Thán hay dùng tư tưởng Phật giáo để thuyết minh thơ, cũng nhiều thành ngữ thông tục được sử dụng trong những câu lý luận uyên bác, cách “xen lẫn nhã tục” ấy khiến cho câu văn rất sinh động. Ông thường lấy ngay những chữ có sẵn trong câu thơ mà làm hoặc đảo ngược thứ tự, hoặc đặc xen những chữ khác khích động người đọc một cách dị kỳ. Nhiều khi đọc xong, ta có cảm tưởng như chợt tỉnh, bừng sáng, thấy biết thêm được nhiều điều mà trước nay chưa ai nói đến bao giờ. Giọng văn có khi phóng túng, bao la như văn Trang Tử, lại có khi tề chỉnh, trọng hậu như văn Tư Mã Thiên. Mặc dù vậy ta vẫn thấy có cái gì đặc biệt của Thánh Thán khó giải thích nổi chổ độc đáo ấy là gì, nhưng cảm thấy đọc văn ông, rõ ràng là không thể lẫn lộn với các tản văn gia khác. Nếu gắng gượng cắt nghĩa, thì có thể nghĩa là: văn Thánh Thán tuy không buôn xã như có chừng mực, thiên về tình cảm hơn lý trí, là của tài tử hơn là của học giả. Ta thường có câu “nói như Thánh Thán” để chỉ người lắm lời, hay lý sự. Chính Thánh Thán cũng tự nhận mình là “đa ngôn”. Nhưng ta phải nhận rằng văn nghị luận của Thánh Thán có ưu điểm chính là nhờ đó. Trước ông, các luận giả về thơ như Lưu Hiệp, Chung Vinh, Tư Không Biểu Thánh, Nghiêm Thương Lang và sau ông như Viên Mai…đều chỉ có những nhận định khái quát, giản lượt, không ai có được bút pháp hấp dẫn, khích động như ông. Đó chỉ là những tiếng sống gợn trên mặt hồ, ở bên cạnh tiếng hải triều âm vĩ đại.

Cuối bài tựa Tây Sương Ký, Kim Thánh Thán viết: “ta có thể nói là trước đây vẫn thấy vở “Mái Tây”, nhưng nay lại thấy có riêng vở “Mái Tây của Thánh Thán”. Tôi xin nhắc lại câu ấy ở đây và muốn đổi là: “Trước đây vẫn thấy thơ Luật thi đời Đường”, nhưng nay thì thấy có riêng thơ “Luật thi đời Đường của Thánh Thán”.

Ngày 21. Tháng 7. Năm 1989.

TRẦN TRỌNG SAN

 


 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các sách khác thuộc Văn - Thơ - Truyện

Tình thương và lòng độ lượng
Tình thương và lòng độ lượng
Những con đường đi vào huyền thoại
Những con đường đi vào huyền thoại
Sư tử tuyết bờm xanh
Sư tử tuyết bờm xanh
Con đường mây trắng
Con đường mây trắng
Mùi hương trầm
Mùi hương trầm
Tường niệm DAISETZ TEITARO SUZUKI
Tường niệm DAISETZ TEITARO SUZUKI
Tiếng gọi Linh Sơn
Tiếng gọi Linh Sơn
Ảnh hưởng tư tưởng đạo Phật trong Đoạn Trường Tân thanh
Ảnh hưởng tư tưởng đạo Phật trong  Đoạn Trường Tân thanh
Đêm qua sân trước một cành mai
Đêm qua sân trước một cành mai
Phật Pháp nhiệm màu trong đời sống
Phật Pháp nhiệm màu trong đời sống
Ân nghĩa sinh thành
Ân nghĩa sinh thành
Dấu chân trên cát
Dấu chân trên cát