Tìm Sách

Văn - Thơ - Truyện >> Tiếng gọi Linh Sơn


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Tiếng gọi Linh Sơn
  • Tác giả : Tì Kheo ni Diệu Huệ
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 307
  • Nhà xuất bản : Thời Đại
  • Năm xuất bản : 2010
  • Phân loại : Văn - Thơ - Truyện
  • MCB : 1201000009116
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

TIẾNG GỌI LINH SƠN

TỲ-KHEO NI DIỆU HUỆ

(Kỷ niệm 20 năm xuất gia)

NXB THỜI ĐẠI

 

ĐÔI DÒNG

Tôi chào đời tại làng Bình Ân, tỉnh Gò Công năm 1943 (nhưng “tuổi ta” lại là Nhâm Ngọ). Có thể nói đây là thời kỳ có nhiểu đổi thay nhất về chính trị trong lịch sử đất nước ta.

Bốn mươi tuổi đã nếm mùi “chạy giặc” đè tránh nạn Tây bố, sáu tuồi đã rời làng tản cư lên tỉnh Gò Công nên ba năm đầu tiểu học tôi học tại Gò Công, được ông Ngoại tôi chăm sự học, rèn luyện chữ viết. Ông tôi tuy biết chử Quốc ngữ nhưng vẫn còn ảnh hưởng Nho học cho nên lúc lên sáu, lên bảy tôi thường nghe đến thuộc lòng câu chữ Nho mà ông tôi tâm đắc: “Học giả hảo, bất học giả hảo? Học giả, như hòa như đạo, bất học giả, như cảo như thảo”. Lúc bấy giờ tôi chỉ mang máng hiểu là câu đó nói về việc học mà thôi (vì có nhiều chữ Học!). Lên trung học, tôi hiểu thêm một chút là  câu đó nói lên giá trị sự học. Chính vì ông tôi coi trọng sự học nên thời ấy mà cho hai con (mẹ tôi và dì tôi) đi học, và dĩ nhiên lúc ấy phải học chương trình Pháp. Nhờ vậy khi lính Tây đóng bốt gần nhà (khoảng 100m), viên sếp bốt biết mẹ tôi rành tiếng Pháp, mời ra dạy học, mẹ tôi từ chối nhưng kể từ đó đến lúc Tây rút hẳn về nước, mẹ tôi đã giúp được rất nhiều cho dân làng khỏi bị bắt, khỏi bị tịch thu ghe lúa, khỏi bị đốt nhà, tra tấn… Mỗi khi Tây bố, tất cả dân làng đều chạy đến nhà tôi, thanh niên thì ra vườn trồng trọt, con giá trốn dưới hầm, đàn bà thi sàng sảy, nấu ăn, giặt giũ, ông bà già thì ngồi quanh bàn ăn bắp nướng (ăn từng hạt để kéo dài thời gian). Còn những chiếc đôn quanh bàn ăn thì để cho dân làng dấu tiền bạc, tư trang rồi ngồi lên trên đó.

Cuối năm lớp  Nhất, (tức lớp 4, lớp 5 bây giờ), tôi học tại trường Ngã Sáu (tức Hoàng Văn Thụ bây giờ ) cuối lớp nhất có nạn Bình Xuyên nên mẹ tôi lại đưa chúng tôi về lại Gò Công, và tiếp tục học lớp đệ Thất, đệ Lục (tức lớp 6, 7 bây giờ). Đến lớp đệ Ngũ, tôi theo chị Cả lên Siagon học trường Gia Long, Mười chín tuồi (1962), tôi tốt nghiệp trường Sư phạm, đi dạy học tại Biên Hòa. Trong năm 1963, tôi thường bị ảnh hưởng lựu đạn cay của lính Ngô Đình Diệm trấn áp sinh viên biểu tình ở Viện Hóa Đạo ( tức Việt Nam Quốc Tự bây giờ) khi đứng đấy đón xe về Biên Hòa dạy học.

Năm Mậu Thân 1968, Saigon bị giới nghiêm từ 6g chiều đến 6g sáng. Rồi 1975, giải phóng đất nước. Nói tóm lại chì có 30 năm thôi mà đã có bao nhiêu sự kiện chính trị xảy ra, điều đó ít nhiều cũng nhen nhúm trong lòng tôi những suy tư về vô thường, về nhà lửa, về chiến tranh, giết chóc… Cho nên năm 49 tuổi tôi xuất gia, tôi cho rằng điều đó cũng thuận duyên và thuận lòng. Đức Khổng Tử cho rằng: “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh”, đó là tinh thần Khổng giáo, còn việc tôi xuất gia ở độ tuổi này, cũng là “biết nhân duyên thời tiết đã đến” vậy.

Sau 20 năm tu hành, năm nay 69, bước sang cái tuồi “cổ lai hi” tôi cảm thấy quá đủ để chuẩn bị cuộc “hành trình về phương Tây” cho nên tôi cố gắng hoàn thành tập sách này, góp nhặt những gì có được trong 3 năm học dịch Kinh ở Trung tâm Hán Nôm Huệ Quang và hai năm theo học lớp Hán văn Phật học nâng cao ở viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại TP.HCM. tập sách này đánh dấu một bước quan trọng trong cuộc đời tôi; đồng thời, qua đó, thay lời tri ân tất cả quý vị Giáo thọ sư, các bạn Thiện tri thức đã dìu dắt, khai mở cho tôi trên bước đường tu học….

TỲ KHEO NI DIỆU HUỆ

 

MỤC LỤC

LỜI TÙY HỶ

ĐÔI DÒNG

I.                   PHẦN SÁNG TÁC

II.                PHẦN DỊCH THUẬT

 

Các sách khác thuộc Văn - Thơ - Truyện

Tình thương và lòng độ lượng
Tình thương và lòng độ lượng
Những con đường đi vào huyền thoại
Những con đường đi vào huyền thoại
Sư tử tuyết bờm xanh
Sư tử tuyết bờm xanh
Con đường mây trắng
Con đường mây trắng
Mùi hương trầm
Mùi hương trầm
Tường niệm DAISETZ TEITARO SUZUKI
Tường niệm DAISETZ TEITARO SUZUKI
Ảnh hưởng tư tưởng đạo Phật trong Đoạn Trường Tân thanh
Ảnh hưởng tư tưởng đạo Phật trong  Đoạn Trường Tân thanh
Đêm qua sân trước một cành mai
Đêm qua sân trước một cành mai
Phật Pháp nhiệm màu trong đời sống
Phật Pháp nhiệm màu trong đời sống
Ân nghĩa sinh thành
Ân nghĩa sinh thành
Dấu chân trên cát
Dấu chân trên cát
Họ đã nghĩ như thế
Họ đã nghĩ như thế