Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Giáo dục Phật Giáo Sự Kế Thừa và Phát Huy


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Giáo dục Phật Giáo Sự Kế Thừa và Phát Huy
  • Tác giả : Lê Mạnh Thát & Thích Nhật Từ
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 239
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2008
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000008093
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

GIÁO DỤC PHẬT GIÁO: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY

Biên tập: GSTS. LÊ MẠNH THÁT- ĐĐ TS. THÍCH NHẬT TỪ

BAN TÔN GIÁO CỦA CHÍNH PHỦ

NXB TÔN GIÁO

 

LỜI GIỚI THIỆU

Một quốc gia vững mạnh là nhờ nhân tài trí thức. Muốn đào tạo được nhân tài thì giáo dục phài được chú trọng hàng đầu. Cho nên vai trò giáo dục là quá hiển nhiên. Đồi với Phật giáo, tinh chất  giáo dục được xem là chính yếu của giáo lý Phật Đà, từ cách xưng hô, phương pháp truyền trì , nội dung tư tưởng, cho đến các lễ nghi, phép tắc trong đời sống hàng ngày cũng luôn tuân thủ theo đặc tính của giáo dục.

Tuy nhiên, với sự phát triền như vũ bão của đời sống vật chất, nền giáo dục Phật giáo nói riêng, và của toàn xã hội nói chung đã phải chịu những tác động to lớn bao gồm  cả tích cực lẫn tiêu cực. Nhưng có lẽ, thách thức lớn nhất  đối với giáo dục Phật giáo hiện nay vẫn là: Phật dạy cái gì? Phật dạy cho ai? Phật dạy như thế nào? Bởi lẽ, Phật giáo đang đứng trước  những chọn lựa  quyêt định mang tính chất bắt buộc  khi xu hướng hội nhập đã xô đẩy mọi giá trị đi vào con đường cạnh tranh khốc liệt để tốn tại. Cho nên hiệu quả giáo dục Phật giáo phải được  thẩm định nghiêm túc  trên tất cả mọi khía cạnh của những nghiên cứu liên quan.

Trong tuyển tập này, với sự chia sẻ của những người mang tâm nguyện thao thức vì một Phật giáo huy hoàng, gần 30 đề tài  sẽ mang đến cho chúng ta  nhiều quan điểm khác nhau về những thực trạng tồn đọng cũng như các giải pháp  mang tính thực tiễn lẫn kinh nghiệm được rút ra từ thực tế của các nhà giáo dục Phật giáo.

Một trong những bậc mô phạm của nền Phật giáo Việt Nam hiện đại là Hòa thượng Thích Thiện Nhơn. Suốt quãng thời gian  dài cùng với các bậc tôn túc chăm lo cho các thế hệ, Hòa thượng đã chỉ ra rằng: “Bằng tinh thần kế thừa truyền thống giáo dục hướng nội từ giáo lý Đức Phật ngàn xưa, liệt vị Tổ sư cận đại và các nhà giáo dục Phật giáo đương đại luôn nhận thức được xu hướng hội nhập và những nhu cầu cần thiết của nó để điều chỉnh phương thức giáo dục của truyền thống Phật giáo sao cho thế hệ hiện được tính hợp lý và sáng tạo theo từng khu vực, quốc gia và tông phái ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Sự kế thừa ấy là động lực cho con đường chuyển vận  những giá trị thanh cao đến với mọi người. Đó là con đường của sự khai hóa  nội tâm, khai thông trí tuệ, cho chính mình và cho con người , cho chúng sanh và cho nhân loại. Đó là mục đích cứu cánh của giáo dục Phật giáo từ xưa đến nay và mãi mãi về sau. “Giáo dục Phật Giáo Việt Nam: Sự Kế Thừa và Phát Triển).

Đặc biệt khi đặt vào khung cảnh của Việt Nam, nền giáo dục Phật giáo đã mang lại những đường nét  của một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với sự kế thừa  của hàng ngàn năm lịch sử. Cũng chính là ý kiến của Thượng Tọa Thích Minh Thành: “Ngày nay, hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam tương đối đã có thể đáp ứng  được những yêu cầu ngắn hạn của nó, cụ thể như  sự phát triển của các ngành học và những nguồn vật lực  phục vụ giáo dục căn bản. Mối quan tâm chủ yếu hiện giờ là làm thế nào đẩy mạnh  sự đóng góp  và nguồn đầu tư dài hạn, có được nguồn kinh phí dành cho viêc kiến trúc, xây dựng, sắm sửa những trang thiết bị và nguồn vật lực đáp ứng được việc dạy và học ở cấp cao hơn”.

Bởi vậy, nhân dịp kỷ niệm ngày Đản sanh của bậc mô phạm hàng đầu về đức hạnh, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến quý vị tuyển tập này để tường trí . Hy vọng rằng, với  những ý kiến mang tính gợi mở cao của các học giả, sẽ đánh thức khả năng tự giác của mỗi người để tiến bước lần theo dấu chân của nhà giáo dục vĩ đại Thích Ca Mâu Ni Phật.

Ban Biên Tập xi gởi đến chư tôn thiền đức Tăng Ni, quý vị thiện hữu tri thức, học giả xa gần tri ân chân thành nhất. Đây là tuyển tập những bài tham luận để đáp ứng  kịp thời cho mục tiêu hội nhập của Đại lễ, nên những thiếu sót, khiếm khuyết là điều tất yếu. Đặc biệt, một số khảo cứu đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được hoặc đã nhận được, nhưng vì quá gấp nên không thể chuyển ngữ lịp. Rất mong quý liệt vị liễu tri và mẫn cố.

                                                              Kính ghi

                                                           Ban Biên Tập

 

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

1.     Giáo dục Phật giáo ( HT Thích Trí Quảng)

2.     Giáo dục Phật giáo VN: kế thừa và phát triển (HT. Thích Thiện Nhơn)

3.     Xã hội hóa giáo dục ( HT Thích Giác Toàn)

4.     Để có một nền giáo dục lý tưởng qua con đường tỉnh thức (PGS. TS. Nguyễn Hồng Dương)

5.     Nhận diện để phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo VN (TS Phạm Văn Bài)

6.     Sự phát triển và tính lâu bền của nền giáo dục Phật giáo (Tịnh Tâm)

7.     Phản ảnh về giáo dục tôn giáo truyền thống trong bối cảnh giáo dục Phật giáo qua kinh nghiệm cá nhân (Yulianti)

8.     Nền giáo dục lý tưởng qua con đường tỉnh thức (Richard Brady, M.S)

9.     Thiền tỉnh thức trong lớp học, tỉnh lặng trong từng hơi thở (Arman Kassabian)

10.    Từ hiểu biết đến thực hành (Thích Chơn Quang)

11.    Giáo dục Phật giáo Ba Lan và viễn cảnh tương lai

12.     Giáo dục Phật giáo trước ngã tư đường (Ricardo Sasaki

13.     Giáo dục Phật giáo ở Nepal – Nhìn về quá khứ và định hướng tương lai (GS. TS.Prem Kumar Khatry)

14.      Giáo dục Phật giáo VN theo hướng kế thừa và phát triển (TT. Minh Thành Ph. D )

15.      Nghệ thuật thực hành thiền quán: Đạo đức học và hoạt động xã hội (GS Michael Framklin)

16.     Giáo dục gia đình Phật tử về vấn nạn xã hội (Thích Đạt Đạo)

17.     Sáu yếu tố dẫn đến đời sống cộng đồng hòa hợp ( Tỳ-kheo ni Pháp Hỷ)

18.     Khóa học cơ bản về đạo Phật (Richard Baksa)

19.     Đạo đức Phật giáo  và viễn cảnh thế giới hiện đại theo Phật giáo Nguyên Thủy (Pramaha Prasert Thamchong)

20.     Phật giáo VN – một thoáng suy tư (Thích nữ Thông Tiên)

21.      Suy ngẫm về hệ thống giáo dục Phật giáo VN (Thích nữ Tâm Phương)

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Phật học y học
Phật học y học
Phong trào chấn hưng Phật giáo
Phong trào chấn hưng Phật giáo
Tư tưởng chính trị trong Triết học Khổng Giáo
Tư tưởng chính trị trong Triết học Khổng Giáo
Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam cổ và cận đại
Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam  cổ và cận đại
Đại thừa và sự liên hệ Tiểu thừa
Đại thừa và sự liên hệ Tiểu thừa
Triết học Mỹ
Triết học Mỹ
Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam
Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam
NHÂN SINH QUAN VÀ THƠ VĂN TRUNG HOA
NHÂN SINH QUAN VÀ THƠ VĂN TRUNG HOA
Trung Quốc từ Mao đến Đặng
Trung Quốc từ Mao đến Đặng
Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp – người Anh Cả
Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp – người Anh Cả
Hồ Chí Minh – Lời Vàng
Hồ Chí Minh – Lời Vàng
Hồ sơ Đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại
Hồ sơ Đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại