Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Ra Khỏi Bóng Tối


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Ra Khỏi Bóng Tối
  • Tác giả : Karma Lekshe Tsomo
  • Dịch giả : Thích Nữ Diệu Nghiêm
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 782
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2009
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000009004
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 RA KHỎI BÓNG TỐI

Nữ giới Phật Giáo dấn thân xã hội

Karma Lershe Tsomo

THÍCH NỮ DIỆU NGHIÊM dịch ( 782 trang)

NXB TÔN GIÁO

 

LỜI GIỚI THIỆU

Hội nghị Sakyadhhita lần thứ 11, được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 28 – 31 và 01 – 02 /01/2110, là  sự kiện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, theo đó sự dấn thân vào xã hội cu nữ giới Phật giáo như cánh cửa phụng sự được tái đánh giá và khuyến khích.

Tác phẩm Ra Khỏi Bóng Tối của Tỳ kheo ni Karma Lershe Tsomo biên tập và xuất bản bằng tiếng Anh được sư cô Diệu Nghiêm dịch là tuyển tập hội nghị Sakyadhhita quốc tế về nữ giới Phật giáo của nhiều năm qua. Các bài tham luận đã phác thảo bản đồ Phật giáo nhập thế mà các Thích Ca Nữ Tử có thể tham gia và gánh vác, song hành với các vị đồng tăng sĩ, như thời kỳ đức Phật đã từng diễn ra như thế. Sau 22 năm trôi qua, kể từ khi hội nghị này được thành lập,các viên “ngọc trong đá” của ni đoàn đã xuất hiện khắp năm châu, góp phần một cách đáng kể trong việc đưa Phật pháp đến với mọi thành phần trong xã hội, đặc biệt là nữ giới, một bộ phận ít được quan tâm.

Như tên gọi của nó, tác phẩm này có giá trị như một mệnh lệnh cách: “ra khỏi bóng tối” của phân biệt nam nữ, “ra khỏi bóng tối” của bất công xã hội, “ra khỏi bóng tối” của thiệt thòi tôn giáo, và chỉ với những nỗ lực chân chính này, các nỗi khổ niềm đau của giới phụ nữ mới được giải phóng một cách chân chính, nhờ đó mọi gia đình trong xã hội (người nữ đóng vai trò quan trọng) sẽ sống hạnh phúc hơn

Tầm quan trọng của tác phẩm này trước nhất trình bày  vai trò của nữ giới Phật giáo trong lịch sử của tôn giáo bình đẳng, cũng như so sánh nó với lịch sử hiện đại. Nếu trong thời đại Đức Phật, phụ nữ Phật giáo có vai trò và đóng góp về các phương diện đạo đức, tâm linh và chứng đắc mà đỉnh cao nhất của nó được thể hiện qua tác phẩm Trưởng Lão ni kệ. thì trong thế giới hiện đại việc sử dụng thiết chế bình đẳng này sẽ giúp cho các chương trình phát triển gia đình, kiến thiết xã hội được thành công hơn.

Đóng góp khác của tác phẩm này là đề ra một chương trình phát triển Phât giáo cụ thể mà nữ giới Phật giáo bao gồm chư Ni và các tín nữ có thể tham gia với tư cách là các nhà giáo dục, các nhà tâm lý, các nhà tư vấn.

Chương trình giáo dục cho trẻ em mà phụ nữ đóng vai trò quan trọng cần phải đucợ triển khai thông qua các hoạt động xã hội đảm bảo được sự phát triển  về mặt thể chất, thể trí, và thể đức của các em.Cùng cách diễn đạt, mức độ quan tâm, tấm gương mẫu mực, rộng lượng sâu sắc là những yếu tố giúp cho giới nữ hoàn thành sứ mệnh giáo dục. Phương tiện giảng dạy và môi trường giáo dục cần phải được quan tâm với một chuẩn mực để bảo đảm thành quả giáo dục. Học thuyết thông minh thông hội (MI) có khả năng kích thích trí năng của trẻ và định hướng phát triển trí năng trên nền tảng khai thác tiềm năng và dự phần tích cực trong đóng góp. Mô hình giáo dục Thích Ca Nữ Tử tại Việt Nam đã được giới thiệu khá chi tiết, như sự tham khảo cần thiết cho các nước Nam tông. Việc chư ni và giới nữ Phật giáo tham gia giảng dạy tại các trường Đại học và đóng góp to lớn cần được tham khảo và ứng dụng toàn cầu.

Nhằm chào mừng hội nghị Sakyadhita lần thứ 11 tại Việt Nam. Bản dịch này ra đời như một nỗ lực giúp cho các tham dự viên Việt Nam hiểu  rõ hơn  về hoạt động của hội này, qua đó đã thấy được vai trò của nữ giới trong truyền thống Việt Nam là to lớn và chưa từng bị gián đoạn.

Hi vọng tác phẩm này như là phương châm nhập thế của nữ giới Phật giáo trong mọi lĩnh vực xã hội hầu giúp cho người nữ tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới thoát khỏi bóng tối của những bất công xã hội do tôn giáo và ý thức xã hội gây ra.

Đọc tác phẩm này với nhãn quan như thế, độc giả dù nam hay nữ,dù tăng hay tục,sẽ cảm nhận rằng mình nên là một dự phần trong chương trình “ra khỏi bóng tối”mà đạo Phật đã khởi xướng.

                                           Giác Ngộ. 04/ 07/2009

                                               Thích Nhật Từ

 

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

Lời nói đầu

Phần 1 : Nữ giới Phật giáo

1.     Nữ giới Phật giáo và một xã hội từ bi

2.     Phật giáo ở kinnaur

3.     Nữ giới Phật giáo ở zangskar

4.     Phật giáo Mông Cổ

5.     Lịch sử ngôi chùa ni Phật giáo ở Buryatia

6.     Phong trào thầm lặng của nữ giới Phật giáo Căm-bốt

7.     Địa vị nữ giới là ở gia đình

8.     Phái tính và thực tế xã hội ở Nê-pan

Phần 2: Nữ giới Phật giáo trong lịch sử thế giới

1.     Tái tạo câu chuyện cuộc đờ Da-lu Đà-la

2.     Nữ giới lấy lại một di sản đã mất

3.     Chư Ni và nữ cư sĩ trong học thuyết Tam giai

4.     Nhìn lại lịch sử nữ tu sĩ Phật giáo Hàn quốc

5.     Nhìn lại lịch sử hoạt động

6.     Nữ tu Palmo

Phần 3: Nền giáo dục Phật giáo

1.     Dạy giáo pháp cho trẻ em

2.     Giáo duc đạo Phật cho trẻ em

3.     Giáo dục của giáo hội Tỳ-kheo ni Việt Nam

4.     Một giáo pháp khác

Phần 4: Sự tu tập hàng ngày

1.     Giáo pháp trong đời sống hàng ngày

2.     Giáo pháp trong đời sống: cách đối trị sân hận

3.     Những nguyên tắc dẫn đạo cho việc tu tập

4.     Thực phẩm của giáo pháp

5.     Nữ giới Phật giáo trị bệnh

Phần 5: Tu tập thiền định

1.     Samatha vàVipassana

2.     Ý nghĩa bất nhị trog việc tu tập tâm từ

3.     Tâm bi có phải là một cảm xúc

Phần 6: Giáo pháp và Giới luật

1.     Giáo dục và đào tạo cho nữ giới và thời đức Phật

2.     Nữ giới Phật giáo và Giới luật

3.     Đào tạo và giáo dục Ni giới ở Tích Lan

4.     Những người nữ đã thọ giới trong chiếc y vàng

5.     Giới luật và sự tu tập của nữ giới Phật giáo HQ

6.     Nghệ thuật tự tu tập

Phần 7: Đào tạo tu sĩ Phật giáo

1.     Đào tạo cơ bản cho chư ni Phật giáo Hàn Quốc

2.     Bồ-tát Địa Tạng và Ni giới Phật giáo ở Đài Loan

3.     Đại sư Ấn Thuận và nữ giới Phật giáo ở Đài Loan

4.     Tu thiền và các thiền viện

5.     Vượt qua ranh giới phái tính trog đôi giày nhựa xám

6.     Pomunjong và Hanmaum Somwon

Phần 8: Sự tu tập đạo Phật dấn thân

1.     Một trào lưu thàm lặng

2.     Đạo Phật và phúc lợi xã hội tại HQ

3.     Phong trào nữ giới Phật giáo

4.     Ni giới Phật giáo

5.     Vạch con đường đi của đạo Phật dấn thân

6.     Những hoạt động thiện nguyện của chư ni HQ

7.     Đạo Phật dấn thân và việc làm của cộng đồng

Phần 9: Vấn đề thọ giới

1.     Sự tu tập giới luật

2.     Giải quyết tranh cải về sự thọ giới tỳ-kheo ni

3.     Sự thọ giới Tỳ-kheo ni

4.     Tăng Già: nhóm người đã giác ngộ

Phần 10: Đạo Phật ngày nay

1.     Tu tập là con đường đưa đến hiểu biết

2.     Sự bình đẳng của chúng sanh

3.     Chư ni trên truyền thanh và truyền hình

4.     Quy định pháp lý và tu tập khi xung đột nhau

5.     Những đóng góp của nữ  giới Phật giáo

6.     Nữ giới Phật giáo với vai trò lãnh đạo và giảng sư

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Phật học y học
Phật học y học
Phong trào chấn hưng Phật giáo
Phong trào chấn hưng Phật giáo
Tư tưởng chính trị trong Triết học Khổng Giáo
Tư tưởng chính trị trong Triết học Khổng Giáo
Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam cổ và cận đại
Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam  cổ và cận đại
Đại thừa và sự liên hệ Tiểu thừa
Đại thừa và sự liên hệ Tiểu thừa
Triết học Mỹ
Triết học Mỹ
Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam
Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam
NHÂN SINH QUAN VÀ THƠ VĂN TRUNG HOA
NHÂN SINH QUAN VÀ THƠ VĂN TRUNG HOA
Trung Quốc từ Mao đến Đặng
Trung Quốc từ Mao đến Đặng
Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp – người Anh Cả
Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp – người Anh Cả
Hồ Chí Minh – Lời Vàng
Hồ Chí Minh – Lời Vàng
Hồ sơ Đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại
Hồ sơ Đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại