Tìm Sách

Thiền >> Phật Tâm Luận

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phật Tâm Luận
  • Tác giả : Thiền Sư Việt Nam
  • Dịch giả : Thích Phước Hảo
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 112
  • Nhà xuất bản : Thiền Viện Thường Chiếu
  • Năm xuất bản : 1991
  • Phân loại : Thiền
  • MCB : 12010000009999
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LỜI DỊCH GIẢ

Sau thời gian học kinh tại Tu Viện Chân Không, tôi được người bạn đồng song trao cho quyển “Phật Tâm Luận” nầy (viết bằng chữ Hán) bảo xem và khuyên dịch ra Việt ngữ. Chúng tôi tự xét mình không đủ khả năng phiên dịch những loại sách khó nên do dự rồi bỏ qua. Nhưng khi đọc kỹ thấy quyển luận thật có giá trị. Trong ấy có nhiều tài liệu rất cần thiết cho người tu Phật nói chung, cho người tu Thiền nói riêng; nhẩ là rất thích hợp với đường lối của Tu viện mà chúng tôi đang thực hành. Soạn giả đã dày công nghiên cứu rút nhiều tinh hoa giáo lý Đại thừa và góp nhặt những lời chư Tổ dạy sắp thành một đường lối tu duy nhất để người học dễ nhận, y theo đó mà thực hành, khỏi phí công đọc nhiều kinh sử.

Bởi thấy sự lợi ích trên, nên chúng tôi cố gắng phiên dịch, trước để làm tài liệu tu học, kế là giúp ích cho các nhà tu Phật nào chưa đủ phương tiện đọc kinh luận bằng chữ Hán.

Quyển luận nầy do một Thiền sư Việt Nam biên soạn, nhưng vì trải qua lâu đời nên bị thất lạc và hư rách. Gần đây, vào năm Ất Mão, đời vu Tự Đức, tại tỉnh Bắc Ninh, huyện Việt An, xã Tiên ? (Bắc Việt) được Hòa thượng Tuệ Không chùa Phổ Đà khắc bản lại. Hòa thượng khắc bản xưa tại Hải Dương, chùa Côn Lôn. Nguyên bản ấy đã hư rách nhiều cho đến lời tựa của quyển sách cũng rách mất. Sau có ông Lương Đô mang đến chùa Hồng Phước tìm lại bổn khác để điều chỉnh những chỗ thiếu sót, nhưng cũng không tìm lại được lời tựa của quyển luận. Bởi lý do trên nên không biết soạn giả là ai, chỉ thấy người xưa ghép vào thư tịch của Phật điển Việt Nam nên biết của một Thiền sư Việt Nam soạn mà thôi.

Nội dung quyển luận này, soạn giả muốn cho chúng ta nhận ra được Đức Phật sẵn có ở tự tâm của mỗi người chúng ta, hướng về Đức Phật ấy mà tu tập để thấy Phật tánh.

Bởi từ xưa đến nay đã số người tu Phật, nhưng không rõ được đường lối của Phật dạy cho chính xác nên cứ tu loanh quanh mà không tién được. Phật tánh sẵn có của chúng ta bị lãng quên, cứ chạy theo giả tưởng hoặc lầm lẫn trên phương tiện của Phật dạy mà không đạt đến chỗ cứu cánh, nên cố dụng công vẫn không được kết quả viên mãn. Cổ đức nói: “Chúng ta đang cỡi trâu mà tìm trâu, hay vác Phật đi tìm Phật” là phải lắm! Hòa thượng ở Giang Tây (Mã Tổ) cũng nói: “Các ông bỏ quên của báu sẵn có nhà mình cứ chạy đi tìm nơi nhà người khác. Nếu mỗi người đều nhận được của báu ấy đem ra tiêu dùng thì giàu có an ổn”.

Thế nên chúng ta tu hành, không gì khác hơn là cố tình xoay lại với Phật tánh sẵn có của chúng ta. Một phen xoay lại là thấy được Phật, khỏi phải tìm kiếm đâu xa mà khổ nhọc.

Dịch xong quyển luận nầy, tôi xin thành tâm sám hối trước Tam bảo, bởi thánh ý khó lường, mà trí phàm ngu của chúng tôi quá nông cạn, làm sao diễn đạt đúng với nghĩa lý cao siêu mà huyền diệu của Phật Tổ! Và với khả năng học Phật hẹp hòi cạn cợt của chúng tôi, chắc không sao khỏi vấp phải nhiều điểm sai lầm và thiếu sót trong văn nghĩa.

Vậy cúi mong các bận Sư trưởng và Thiện hữu tri thức từ bi chỉ giáo. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ.

Dịch giả kính ghi

Viết tại Thiền Viện Linh Quang

Ngày Trung Thu năm 1974

Thích Phước Hảo

Các sách khác thuộc Thiền

Thiền Sư Trung Hoa tập 1
Thiền Sư Trung Hoa tập 1
Hành Thiền
Hành Thiền
Buông xả
Buông xả
Dưới ánh sáng của Thiền
Dưới ánh sáng của Thiền
Lời bàn giai thoại Thiền
Lời bàn giai thoại Thiền
Thiền Lâm Tế Nhật Bản
Thiền Lâm Tế Nhật Bản
Thiền định với cuộc sống hôm nay
Thiền định với cuộc sống hôm nay
Pháp Bảo Đàn
Pháp Bảo Đàn
Thiền Minh Sát
Thiền Minh Sát
Thiền : Nghệ thuật của nhập định
Thiền : Nghệ thuật của nhập định
Thiền ngữ Hoàng Bá truyền tâm pháp yếu
Thiền ngữ Hoàng Bá truyền tâm pháp yếu
Công Năng Tọa Thiền
Công Năng Tọa Thiền