HÀNH THIỀN
THÍCH MINH CHÂU
Một nếp sống lành mạnh trong sáng
Một phương pháp giáo dục hướng thượng
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO HÀ NỘI
LỜI GIỐI THIỆU
Như Lai thiền hay Hành thiền trong kinh tạng Pàli, là một công trình nghiên cứu về Như Lai thiền hay thiền định theo Phật giáo nguyên thủy do chúng tôi phiên dịch từ tiếng Pàli ra Việt ngữ.
Trải qua nhiều năm hướng dẫn các lớp hành thiền cho Tăng Ni sinh và Phật tử, chúng tôi đã thu thập được một số kinh nghiệm hành thiền qua kinh tạng Pàli, nay xin giới thiệu các tư liệu liên quan đến thiền để các hành giả tham khảo. Công trình bao gồm các nghiên cứu sau đây:
I. Kinh nghiệm hành thiền của đức Phật.
II. Định nghĩa thiền của Buddhaghosa
III. Pháp môn Ànàpànasati.
IV. Lợi ích của thiền định.
Như vậy, trước hết chúng tôi trình bày các kinh nghiệm hành thiền của đức Phật khi Ngài chưa thành đạo, khi Ngài thành đạo, trong suốt 45 năm thuyết pháp, và sau cùng, khi Ngài nhập Niết-bàn. Chúng tôi cũng lưu ý quý độc giả về định nghĩa Thiền của Luận sư Buddhaghosa (Phật Âm), đặc biệt là các định nghĩa và dẫn giải về thiền được nói đến trong các bản kinh Nikàya. Chúng tôi chú ý giới thiệu pháp môn Ànapànasati (Niệm hơi thở vô hơi thở ra) và nêu rõ những cách thức hay phương pháp cần thiết cho việc thực hành pháp môn này.
Sau cùng,chúng tôi đề cập một số lợi ích của hành thiền. Mọi trình bày của chúng tôi đều nêu rõ xuất xứ, trích từ trong kinh tạng nào, nhằm xác chứng đó là những lời dạy của đức Phật, chứ không phải là sản phẩm của diễn giả, và để giúp cho những ai muốn tự mình nghiên cứu tư liệu cũng có thể truy cứu nguồn gốc một cách chính xác.
Ngoài ra, một vài phụ lục ở cuối sách cung cấp thêm tài liệu cho việc tìm hiểu những lời dạy của đức Phật về pháp môn thiền và hành thiền.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 01 năm 2002
Viện trưởng
Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
Tỷ kheo Thích Minh Châu
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Hành thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng Thượng
I. Kinh nghiệm hành thiền của đức Phật
II. Định nghĩa Thiền của Luận sư Buddhaghosa
* Phương pháp hành thiền
a. Sửa soạn hạnh thiền
b. Đoạn trừ các triền cái
c. Chứng Sơ thiền cho đến Thiền thứ tư
III. Pháp môn Anpànasati
IV. Bốn đối tượng quán niệm
V. Mười sáu đề tài quán niệm
VI. Tổng kết lợi ích của Hành thiền
a. Thiền có công năng đoạn trừ các dục
b. Thiền có khả năng đối trị sợ hãi
c. Thiền đem lại thiền lạc cho hành giả
d. Thiền đưa đến thành tựu trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến đúng theo quá trình, Giới, Định, Tuệ
Vài điều nên tránh
Một số điểm cần lưu ý
Phụ lục 1 : Pháp môn tu tập Thân hành niệm
Phụ lục 2 : Pháp môn tu tập Bốn Niệm xứ
Phụ lục 3 : Niệm hơi thở vô hơi thở ra
Phụ lục 4 : Một số kinh khác
Bài đọc thêm : Tại sao phải hành thiền