NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC
TS TRẦN THỊ KIM XUYẾN (Chủ biên)
TH S. NGUYỄN THỊ HỒNG XOAN
NXB ĐAỊ HỌC QUỐC GIA TP HCM
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với thời gian, cùng với sự phát triển của các phương pháp và cách tiếp cận trong nghiên cứu xã hội học, ngày càng có nhiều công trình có giá trị được xuất bản. Thêm vào đó, sự phát triển của công nghệ và sự tiến bộ của Khoa học kỹ thuật đã mang lại sự thuận lợi cho mọi người trong việc tiếp cận với các xuất bản khoa học này. Tính sẵn có không phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại làm cho người đọc lúng túng và gặp khó khăn trong việc chọn lựa những tài liệu phù hợp.
Để đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về một giáo trình thống nhất, để giúp sinh viên đang theo học ngành Xã hội học lựa chọn và định hướng trong việc tích lũy kiến thức ngành Xã hội học, các tác giả đã dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu nhiều năm để biên soạn và giới thiệu cuốn giáo trình “Nhập môn Xã hội học”. Cuốn giáo trình này không đơn thuần dừng lại ở chỗ tóm lược những nội dung cơ bản của xã hội học mà còn làm cho người đọc hiểu rằng xã hội là hệ thống phong phú bởi nó bao gồm nhiều vấn đề phức tạp của xã hội hiện đại. Do đó, với tư cách là một ngành khoa học, Xã hội học cũng không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, với cuốn sách này, chúng tôi cố gắng làm rõ các khái niệm và đơn giản hóa ở chừng mực có thể những vấn đề phức tạp của khoa học Xã hội học.
Giáo trình “Nhập Môn Xã hội học” bao gồm 14 chương. Trình bày về những điều kiện, tiền đề của sự ra đời ngành Xã hội học, lịch sử hình thành và phát triển của khoa học này (từ chương 1 đến chương 3), những vấn đề cơ bản của xã hội học (từ chương 4 đến chương 12) , xã hội học chuyên ngành (chương 13) và phương pháp nghiên cứu (chương 14).
Cuốn “ Nhập môn Xã hội học”, ra mắt bạn đọc là nhờ sự khích lệ, giúp đỡ tận tình và thiết thực của Ban giám đốc Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. HCM. Ban Giáo trình Đại Học Quốc gia, GS. TS Ngô Văn Lệ, PGS.TS Nguyễn An Lịch, PGS Đỗ Thái Đồng, TS. Phạm Đức Trọng, các đồng nghiệp xa gần và các bạn sinh viên.
Mặc dù đã cố gắng trong khi biên soạn giáo trình nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình hoàn thiện hơn trong lần tái bản.
TP. HCM tháng 5 năm 2005
TS. Trần Thị Kim Xuyến
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I – XÃ HỘI HỌC VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT KHOA HỌC
I. Đối tượng và chức năng của xã hội học
II. Mối quan hệ của xã hội học với ngành khoa học xã hội
III. Khái quát lịch sử hình thành xã hội học
IV. Ý nghĩa của sự ra đời xã hội học
Chương II – CÁC NHA XÃ HỘI HỌC KINH ĐIỂN
Auguste Comte
Herbert Spencer
Karl Marx
Emile Dukheim
Max Weber
Chương III – MỘT SỐ QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT TRONG XÃ HỘI HỌC
I. Thuyết chức năng
II. Thuyết xung đột
III. Thuyết tương tác biều tượng
IV. Quan điểm trao đổi
V. Quan điểm xã hội học Mac-xít
Chương IV- HÀNH VI VÀ HÀNH ĐỘNG
I. Khái niệm hành vi và hành động xã hội
II. Lý thuyết hành vi
III. Thuyết hành động
Chương V- VĂN HÓA
I. Khái niệm văn hóa
II. Những đặc điềm của văn hóa
III. Tiều văn hóa
IV. Sự khác biệt văn hóa và những hệ quả của nó
Chương VI- SỰ ĐIỀU TIẾT XÃ HỘI – QUY TẮC, GIÁ TRỊ, CHUẨN MỰC VÀ CHẾ TÀI
I. Một khái niệm cơ bản
II. Cơ chế của sự điều chình xã hội – mối quan hệ giữa giá trị quy tắc và chế tài
Chương VII- XÃ HỘI HÓA VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁI TÔI
I. Xã hội hóa
II. Các giai đoạn của quá trình xã hội hóa
III. Sự hình thành cái tôi
Chương VIII- ĐỊA VỊ XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ XÃ HỘI
I. Khái niệm địa vị và vai trò
II. Vai trò
III. Địa vị xã hội
Chương IX- NHÓM VÀ TỔ CHỨC PHỨC TẠP
I. Nhóm
II. Các tổ chứa phức tạp
Chương X- CÁC THIẾT CHẾ XÃ HỘI
I. Các thiết chế xã hội
II. Cá nhân và các thiết chế hóa
III. Chức năng của các thiết chế
Chương XI- GIAI CẤP XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI
I. Một số khái niệm cơ bản
II. Lý thuyết Mac-xít vê giai cấp
III. Quan niệm của Max Weber về phân tầng xã hội
IV. Phương pháp nghiên cứu sự phân tầng xã hội
V. Di động xã hội
Chương XII- NHỮNG QUÁ TRÌNH XÃ HỘI: ỔN ĐỊNH VÀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI
I. Những khái niệm cơ bản
II. Những đặc trưng của biến đổi xã hội
III. Những yếu tố tác động đến biền chuyển xã hội
IV. Cách tiếp cận trong nghiên cứu quá trình biến đổi xã hội
V. Những điều kiện biến đổi xã hội
Chương XIII- CÁC CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
I. Xã hội học nông thôn
II. Xã hội học đô thị
III. Xã hội học dư luận xã hội
IV. Xã hội học tội phạm
V. Xã hội học y tế
VI. Xã hội học gia đình
Chương XIV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
I. Những khái niệm cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học
II. Cách thức tiến hành nghiên cứu xã hội học thực nghiệm
III. Một số nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp
IV. Chọn mẫu
V. Các phương pháp thu thập thông tin xã hội học
TÀI LIỆU THAM KHẢO