Tìm Sách

Kinh Tạng >> Kinh Na Tiên Tỳ Kheo


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh Na Tiên Tỳ Kheo
  • Tác giả : Cao Hữu Đính
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 159
  • Nhà xuất bản : Minh Đức
  • Năm xuất bản : 1971
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 1210000009865
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

KINH  NA TIÊN TỲ KHEO

CAO HỮU ĐÍNH soạn thuật

Minh Đức in lần thứ nhất 1971

SàiGon Vietnam

LỜI GIỚI THIỆU

Na Tiên tỳ-kheo Kinh là một bộ kinh phản ảnh đầy đủ những đưòng nét chính yếu của  Giáo lý. Nhưng nếu chỉ có thế thôi thì kinh này chỉ là một bản trùng-tuyên vô vị, không đáng được có một địa vị trong Tam tạng Thánh Giáo.

Đặc sắc của kinh này dĩ nhiên không phải ở chỗ trùng tuyên vô bổ ấy. Đặc sắc của nó chính là ở những ví dụ  rất khế cơ và khế cơ mà ngài Na Tiên khéo xử dụng để làm sáng tỏ các chủ điểm giáo lý căn bản của Phật giáo Nguyên thủy. Các ví dụ rất linh động ấy hoàn toàn do ngài sáng chế để đóng góp vào Chánh Pháp và thúc đẩy bánh xe Chánh Pháp chuyển mau thêm.

Kinh này xuất hiện vào thời kỳ nào? Căn cứ vào tiểu sử của vua Di lan-đà, ngưòi mà Na Tiên đã đối thoại và trực tiếp giáo hóa, thì Na Tiên sống vào tiền bán thế kỷ II truớc tây lịch. Cuộc đối thại về giáo lý giữa thầy (Na tiên) và trò (Di -lan-đà), nếu xét sâu về nội dung thì thấy quả thật là thú vị và hấp dẫn. Vì vậy nội dung đối thoại này bây giờ được truyền tụng rộng rãi trong quần chúng, và về sau được ghi chép lại mà biên soạn lại thành một quyển kinh, được các giới Phật tử tôn thờ dần ngan hành với các kinh do kim khẩu Phật nói ra. Cũng nên biết rằng, đặc biệt với Phật Giáo Miến Điện, kinh này được nhiếp thâu vào  Tiểu Bộ Kinh tức  tức bộ kinh thư năm trong ngũ bộ kinh của giáo điển Nguyên thủy. Vậy niên đại xuất hiện của kinh nảy, sớm nhất vào khoảng thế kỷ I trước tây lịch. Và nời chốn xuất hiện đầu tiên hẳn phải là miền Tây Bắc Ấn Độ, trên luư vực Ngũ Hả, nơi xảy ra cuộc đối thoại ấy.

Riêng Na tiên Tỳ Kheo truyền qua Trung Hoa cũng đã có 3 bản dịch khác nhau. Cả 3 bản đầu mất tên ngưòi dịch nên không rõ là dịch vào thời kỳ nào. Chỉ thấy là Đại tạng ghi là “Phụ Đông Tân Lục”văn dịch rất xưa và hơi tối nghĩa. Căn cứ vào đó ta có thể suy đoán rằng các bản dịch này có lẽ đã được thực hiện vào khoảng đời Tam Quốc hay đời Tây Ấn, nghĩa là khi Phật giáo mới du nhập Trung Hoa.

Nay nhân đạo hữu Cao Hữu Đính phụ trách dạy kinh này tại Phật Học Viện Nha Trang, đạo hữu bèn gia công sưu khảo nghiên cứu , nhằm mục đích làm sáng tỏ thêm nghĩa Kinh. Ông căn cứ vào cả hai bản - nhất là bản 1670B- rồi tham chiếu với kinh Milindapahha của Phật Giáo Nam Phưong và bản dịch Pháp văn kinh này, soạn thành bài học dạy cho học tăng ở Phật Học Viện Trung Phần tại Nha Trang do tôi điều khiển.

Xét thấy phần đầu, tức duyên khởi của kinh Milindapahha và Na Tiên Tỳ-kheo kinh, hai bên không giống nhau, nên đạo hữu đã cho lướt qua , đợi tham cứu sau. Thay vào đó, ông viết “một lời nói đầu” ghi lại tiểu sử vua Di-lan-đà và nagì Na Tiên cùng bối cảnh lịch sử thời bấy giờ. Nội dung đối thoại  thì giữ lại trọn vẹn  và gắng diễn dịch  thế nào trung thành với ý kinh. Trong trưòng hợp gặp những câu mà cách hành văn quá xưa, hoặc gặp những danh từ mà nay đã biến nghĩa, đạo hữu đã tùy nghi châm chế để cải đổi chút đỉnh, để độc giả dễ dàng lãnh hội ý nghĩa chính.

đọc hết loạt bài của đạo hữu biên soạn, tôi lấy làm vừa ý, nên vội cho xuất bản, hầu mong cung cấp món ăn Giáo lý cần thiết cho Phật tử bốn phương.

vậy xin có mấy lời giới thiệu chư Phật tử và thiện hữu tri thức hằng lưu tâm đến tiền đồ Phật giáo nước nhà.

Nay kính

Nha Trang, Thu Canh Tuất P.L 2514 (1970)

GIÁM VIỆN

PHẬT HỌC VIỆN TRUNG PHẦN

Hòa Thưọng THÍCH THÍ THỦ

 

MỤC LỤC

Lởi giới thiệu của HT Thích Thí Thủ

Lời nói đầu

PHẦN ĐỐI THOẠI (nội dung)

1.       Vô ngã hay danh

2.       Số

3.       Cách nói chuyện của hiền giả và vưong

4.       Di-lan-đà thỉnh Na Tiên vào hoàng cung

5.       Cứu cánh đích thực của bậc xuất gia

6.       Nguyên nhân luân hồi và phưong pháp giải thoát

7.       Pháp lành

8.       Tưong quan giữa thân trước và thân sau

9.       Tự biết tái sanh

10.     Trí và minh

11.      Đắc đạo rồi có còn đau khổ không?

12.    Vui khổ thiện và bất thiện

13.     Danh thân tái sanh

14.      Đã hỏi rồi không nên hỏi lại

15.      Danh thân tương liên

16.     Thời gian

17.      Đầu mối của sanh từ

18.      Nhân duyên sanh

19.      Linh hồn

20.      Liên hệ giữa căn và tâm thần

21.      Xúc

22.      Cảm thọ

23.      Giác

24.      Sở niệm

25.      Nội động

26.      Nỗi lòng

27.      Muối

28.      Duyên nghiệp của tri giác

29.      Nguyên nhân bất bình đẳng giữa loài người

30.      Phải sớm làm điều lành

31.      Lửa địa ngục

32.      Nước dựa trên không khí

33.      Niết Bàn

34.      Phật có ra đời

35.      Phật là tối thắng

36.      Thân cũ không tái sanh

37.      Thân mất việc làm còn

38.      Không thể biết quả báo về sau

39.      Niết bàn ở đâu

40.      Vì sao sa môn săn sóc cái thân

41.      Vì sao Phật không giống cha mẹ

42.      Chơi chữ

43.      Ai truyền giới cho Phật

44.      Giọt nước mắt lành

45.      Mệ ngộ khác nhau

46.      Trí nhớ

47.      Mưòi sáu cách nhớ

48.      Phật là đấng toàn giác

49.      Nhân ít quả nhiều

50.      Ngừa giặc khi giặc chưa đến

51.      Thần thông chẳng quản xa gần

52.      Cùng đến một lượt

53.      Bảy sự việc tựu thành giác ngộ

54.      Việc làm lành nhỏ được phước lớn

55.      Kẻ trí  làm  dữ ít bị tai vạ hơn người ngu

56.      Bay lên không trung

57.      Xương dài bốn ngàn dặm

58.      Ngưng hơi thở

59.      Biển

60.      Tri tuệ soi thấu tất cả

61.      Thần hồn, trí và thức

62.      Phật làm được việc khó làm

LỜI CUỐI CÙNG

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tập 1, 2, 3, 4, 5, 6
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tập 1, 2, 3, 4, 5, 6
Toát yếu kinh Trung Bộ Tập 1
Toát yếu kinh Trung Bộ Tập 1
Kinh Ngọc Quý
Kinh Ngọc Quý
Kinh Phạm Võng - Phẫm Bồ Tát Tâm Địa
Kinh Phạm Võng - Phẫm Bồ Tát Tâm Địa
Từ bi thuỷ sám pháp
Từ bi thuỷ sám pháp
Kinh Pháp Cú (Dhammapada)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada)
Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa
Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa
Trí Tịnh Toàn Tập (Tập 1 - Tập 2 - Tập 3 - Tập 4)
Trí Tịnh Toàn Tập (Tập 1 - Tập 2 - Tập 3 - Tập 4)
Lăng Già Đại Thừa kinh
Lăng Già Đại Thừa kinh
Tóm Tắt Kinh Trung Bộ
Tóm Tắt Kinh Trung Bộ
Phật Tổ ngũ kinh
Phật Tổ ngũ kinh
Dàn ý kinh Trung Bộ - Tóm tắt kinh Trường Bộ
Dàn ý kinh Trung Bộ - Tóm tắt kinh Trường Bộ