TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THỀ KY XX TẬP 1
THÍCH ĐỔNG BỔN chủ biên (998 trang)
THÀNH HỘI PHẬT GIÁO TP HCM ẤN HÀNH
LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử nhân loại được viết nên bởi nhiều thế hệ nhân sinh. Mỗi tiền nhân với thân tư đại của một con người rồi sẽ khuất chìm vào cát bụi, chỉ còn sự nghiệp, tiếng tốt để lại, chứng tích ấy được truyền tụng đến đời sau từ những sử nghiệp ghi chép, để họ sống mãi tâm tưởng với thời gian.
Nên viết tiểu sử danh nhân đã khó, viết về các thiền sư lại càng khó hơn. Bởi lẽ làm sao chúng ta khẳng định được Thánh Gióng sau khi thắng giặc Ân, lên núi Sóc rồi người đi về đâu nữa? ! Và dù là đồng ấu hay trung niên xuất gia, Thiền tông hay Tịnh độ, Thảo Đường hoặc Trúc Lâm v.v… dù từ thị thành hay ruộng đồng, sơn lâm, hải giác, thiền sư đến rồi lại đi, chúng ta biết rất ít về họ. Có vị như bóng nắng đông hàn, cơn mưa mùa hạ, nắng chiều mùa thu! Thoáng qua như ánh chớp Mật Khế, dài lâu như Giác Hạnh v.v… tất cả đều như đủ để hoàn tất một sở nguyện ban đầu, tụ lại thành đạo tháng ngày khi còn trụ thế, rồi an nhiên lên đường như một lữ hành rong chơi qua tam giới.
Để làm những bài học cao quý, những tấm gương sáng lưu truyền cho hậu thế kính thờ, noi theo, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm từ tro tàn quá khứ, những dư âm truyền tụng đó đây, hoặc những bút tích sách vở có ghi lại đôi nét về công hạnh của chư vị Cao tăng tiền bối bỏ công với đạo pháp và dân tộc Việt Nam ở các giai đoạn vừa qua của các giai đoạn lịch sử.
Ở quyển đầu chúng tôi xin được giới thiệu 100 tiểu sử Cao tăng thạc đức và phụ lục 4 tiểu sử cư sĩ có công đầu điển hình trong việc chấn hưng và phát triển Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ XX . Công trình này không là riêng cá nhân chúng tôi viết được, nó hình thành sự đầu tư rất nhiều công sức, tâm huyết của ban thực hiện và của các cộng tác viên. Bản thảo sau nhiều lần tu chỉnh, chúng tôi trình qua các thành viên trong Ban cố vấn góp ý trước khi tổng kết, nhiệm thu để được ra mắt quí độc giả.
Mọi ý kiến đề nghị, bổ sung, chúng tôi mong được tiếp tục thâu nhận để hoàn bị hơn về sau và tiêp tuc thực hiện phần còn lại như đã dự định khi hội đủ nhân duyên. Và một lần nữa, rất mong đón nhận thêm những thông tin, tư liệu tiểu sử còn sót mà chúng tôi chưa kịp sưu tầm, hiện đang còn trong các thư viện, địa phương hay dân gian.
Với nỗ lực sớm hoàn thành những gì đã đề ra như tâm nguyện, chúng tôi hy vọng góp phần vào nền văn hóa lịch sử Phật giáo nước nhà. Và một lòng kính dâng lên chư tiền bối Phật môn bản sao hành trạng của quý Ngài, mong đáp đền ơn tri ngộ, nhiếp dẫn chúng hậu lai trên đường giải thoát. Ngưỡng mong trong bộ sử này và công đức tùy hỷ hỗ trợ của chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử dành lòng ưu ái đối với chúng tôi và với kho tàng văn hóa lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Thay mặt ban thực hiện công trình.
THÍCH ĐỒNG BỔN
MỤC LỤC
I . GIAI ĐOẠN TIỀN CHẤN HƯNG
1. Tổ Bồ đề HT Thích Nguyên Biểu
2. HT Hoàng Ân – Minh Khiêm
3. HT Minh Hòa – Hoan Hỷ
4. HT Vĩnh Gia
5. HT Thích Chánh Hậu
6. HT Như Phòng – Hoằng Nghĩa
II. GIAI ĐOẠN CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO
7. Tổ Phi lai HT Thích Chí Thiền
8. HT Thích Mật Khế
9. Tổ Vĩnh Nghiêm HT Thích Thanh hanh
10. HT Thích Giác Tiêu
11. HT Thích Từ Phong
12. HT An lạc – Thích Minh Đàn
13. Tổ Trung Hậu – HT Thích Trừng Thanh
14. Tổ bàng Sở HT Thích Trung Thứ
15. HT Thích Trí Thiền
16. Quốc sư Thích Phước Huệ
17. HT Thích Huệ Pháp
18. HT Thích Khánh Hòa
19. HT Thích Bửu Chung
20. HT Vạn An- Thích Chấn Thành
21. HT Thích Thiền Phương
22. HT Bửu Liên – Thích Trí Hải
III. GIAI ĐOẠN THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO ĐẦU TIÊN
23. HT Liên Tôn – Thích Huyền Ý
24. HT Thích Khánh Thông
25. HT Thích Tuệ Đăng
V. PHẬT GIÁO Ở GIAI ĐOẠN CHIA ĐÔI ĐẤT NƯỚC
26. HT. Bích Không – Thích Giác Phong
27. Tổ Minh Đăng Quang
28. HT Thích Huệ Quang
29. HT Thích Mật Ứng
30. HT Tế Xuyên – Thích Doãn Hài
31. HT Tuệ Tạng – Thích Tâm Thi
32. HT Thích Khánh Anh
33. HT Thích Pháp Hải
34. HT Thích Mật Thể
35. HT Thích Phước Nhàn
36. HT Thích Quảng Đức
37. HT Thích Phước Huệ
38. HT Sơn Vọng
39. HT Thích Thanhn Tích
40. HT Thích Thiện Tòng
41. HT Tăng Pie
42. HT Hữu Nhiêm
43. HT Giác Quang
44. HT Hương Tích Thích Vạn Ân
45. HT Thích Huệ Chiếu
46. HT Thích Minh Đức
47. HT Thích Bích Lâm
48. HT Thích Mật Nguyện
49. HT Thích Hải Tràng
50. HT thích Thiện Hoa
51. HT Thích Tịnh Khiết
52. HT Thích Tâm Giác
53. HT Thích Thiện Chiếu
V. PHẬT GIÁO GIAI ĐOẠN THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
54. HT Thích Trí Thắng
55. HT Thích Viên Giác
56. HT Thích Thành Đạo
57. HT Thích Tố Liên
58. HT Thích Hoàn Thông
59. HT Thích Thiện Hòa
60. HT Thích Thiện Minh
61. HT Thích Bửu Chơn
62. HT thích Trí Độ
63. HT Thích Lâm Em
64. HT Thích Trì Hải
65. HT Thích Giác Nhiên
66. Ht Thích Huyền Tân
VI.. GIAI ĐOẠN THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM
67. HT Thích Giác Hạnh
68. HT Thượng Hộ Tống
69. HTThích Tâm Hoàn
70. HT Ẩn Lâm
71. HT Thích Thái Không
72. HT Thich Trí Thủ
73. HT Thích Thiện Tường
74. HT Tịnh Sự
75. HT Thích Pháp Tràng
76. HT Thích Thanh Trí
77. HT Thích Hành Trụ
78. HT Giới Nghiêm
79. HT Thích Phúc Hộ
80. HT Thích Thế Long
81. HT Thích Minh Nguyệt
82. HT Thích Trí Hưng
83. HT Thích Vĩnh Đạt
84. HT Thích Giác Tánh
85. HT Ngộ Chân Tứ
86. HT Thích Bình Minh
87. HT Thích Phước Quang
88. HT Thích Thanh Chân
89. HT Thích Tuệ Hưng
90. HT Thích Bửu Lai
91. HT Thích Tâm Nguyện
92. HT Thích Bửu Huệ
93. HT Thích Hưng Từ
94. HT Thích Thiện Chơn
95. HT Thích Hoàng Đức
96. HT Thích Đôn Hậu
97. HT Thích Mật Hiền
98. HT Thích Thiện Tâm
99. HT Thích Nhật Minh
100. HT Thích Đức Nhuận
VI. PHẦN PHỤ LỤC
1.Cư sĩ Thiều Chửu - Nguyễn Hữu Kha
2. Cư sĩ tâm Minh – Lê Đình Thám
3. Cư sĩ Chánh Trí – Mai Thọ Truyền
4. Cư sĩ Nguyễn văn Hiển
Đại vương thống sử
|
Đức Phật lịch sử
|
Ấn Độ Phật giáo sử luận
|
Đại cương lịch sử triết học phương đông cổ đại
|
Lược sử văn học sanskrit & hán tạng Phật giáo
|