PHÁP THỨC VÀ Ý NGHĨA HÀNH TRÌ GIỚI LUẬT
TÂM HẠNH tập thành (449 trang)
NXB PHƯƠNG ĐÔNG
LỜI GIỚI THIỆU
Năm 2002, theo lời mời của thầy Minh Thăng và thầy Lệ Trang, chúng tôi nhận phần hướng dẫn môn Tác Trì lớp Hoằng luật đật tại chùa Viên Giác quận Tân Bình. Sau hai năm học, tuy thời gian nghỉ đã chiếm đi một nữa, ban chủ nhiệm đã quyết định tổ chức thi mãn khóa vào năm 2004. Đựơc ban thư kỳ phân bố hướng dẫn tăng sinh và 25 ni sinh lảm tiểu luận tốt nghiệp, chúng tôi cho họ viết những đề tài đã học như Giải thích về nội dung và nghi thức: kết và giải cương giới, truyền giới sa di, tỳ kheo, tỳ kheo ni, bố tát an cư tự tứ, dâng y công đức theo các văn bản trong giáo trình học như bộ Trùng trị tỳ ni của ngài Trí húc, Hoằng Giới Đại học của ngài Pháp Chuyên- luật truỳên, giới đàn tăng ni bản Bắc và bản dịch của HT Thiện Hòa, Luật xuất gia của ngài Hộ Tông với sự hướng dẫn của chúng tôi.
Sau khi bế giảng, chúng tôi tập hợp lại nững bài viết ấy, chọn từng đoạn trong những bài viết khá, như của Quảng Văn, Thanh nguyên, Động sĩ v.v…sửa chữa cho phù hợp, bỏ đi những đoạn trùng lập, thêm những đoạn cần thiết, giải thích sắp xếp thành từng bài theo từng đề tài đã cho. Ngoài ra, trong những phần so sánh giới bản Tỳ kheo giữa hai tông Nam, Bắc tại VN, chúng tôi đã trích một phần đoạn đầu trong 2 luận văn tốt nghiệp Học viện PGVN của HM va2 TL là học sinh cũ, đã nhờ chúng tôi hướng dẫn, cung cấp tài liệu viết luận văn này.
Tất cả học viên trong lớp học đều theo truyền thống Bắc tông, hành trì theo những văn bản, yết ma được soạn theo văn bản luật Tứ phần. Do đó trong quá trình giảng dạy và biên tập cuốn sách này, chúng tôi cố gắng đối chiếu với các văn bản ấy với bộ Yết ma yếu chỉ của HT Trí Thủ, các bộ Yết ma trong Luật tạng thuộc đại chính tân tu và luật Theravada Pàli, làm cho ngừơi học hiểu được và thực hành theo truyền thống của mình mà vẫn nhất quán với tinh thẩn chung của Luật tạng các bộ phái.
Tập sách này là kết quả học tập lưu lại của tất cả tăng ni sinh lớp Hoằng luật Viên giác trong 2 năm học tập và phần đông đóng góp biện tập cho chúng tôi. Nội dung sách trình bày những điều căn bản thuộc phần Chỉ trì và Tác trì trong sinh hoạt thường ngày mà bất kỳ một tỳ kheo tăng ni nào cũng phải hiểu, làm được và truyền lại cho lớp sau. Đây cũng là chức năng trụ trì thế gian Tăng bảo và trách nhiệm truyền thừa Phật pháp của tăng ni.
Với chúng tôi, đây cũng là ghi lại kỷ niệm của một thời may mắn được làm việc và được học hỏi rất nhiều, nhận nhiều đạo tình với Ban chủ nhiệm, Ban thư ký, Ban giáo thọ và tất cả tăng ni sinh lớp hoằng luật Viên Giác. Ở đây, chúng tôi xin chân thành tri ân thầy Minh Thông đã tạo nhân duyên được tiếp cận tăng ni sinh lớp luật và biên tập bộ sách này; nhất lả đạo tình của thầy Lệ Trang và chư tăng chùa Viên Giác đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong sinh hoạt tại chùa với thời gian làm việc cho lớp học. Người đọc có thể xem danh sách các ban trên và tăng ni sinh lớp học ở sau sách. Chúng tôi xin hồi hướng công đức biên tập này và mong rằng tập sách đến với tất cả các vị ấy.
Tài liệu về Luật ở nước ta vẫn bị giới hạn bởi bức tường cổ ngữ và truyền thống nên còn rất nhiều điều bất cập, người dạy và học cần phải nghiên cứu một cách khách quan và nghiêm túc thì mới có thể đáp ứng những thông tin đúng cho nhu cầu học và hành trì giới luật trong thời đại khoa học này, tôi hy vọng tập sách nhỏ này đáp ứng một phần nào yêu cầu đó để chánh pháp cữu trí, lợilạ hữu tình.
Vĩnh Nghiêm, tháng dâng y kathina PL. 2550
Tỳ kheo Tâm Hạnh
Giảng viên Phật học
Phó ban phiên dịch Hán tạng
Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
PHẦN CHỈ TRÌ - GIỚI
Chưong I: So sánh sự hành trì giới Tỳ kheo của Nam tông và Bắc tông tại
Việt Nam
I. Nguồn gốc hình thành tạng Luật
1. Đại hội kết tập lần tứư nhất và hình thành Luật Tạng Khẩu truyền
2. Đại hội kết tập lần thứ hai tại thành Tỳ Xá Ly (Vesaly)
3. Thượng tọa Bộ và Đại chúng Bộ phân phái
4. Sơ lược Lịch sử về Pháp tạng bộ và Tứ phần luật
5. Nội dung giới bản tỳ kheo
6. Sơ lược lịch sử về hình thành Thượng tọa Bộ Tích Lan và Luật Nam truyền
7. Nội dung luật tạng Pali
II. Truyền thừa – phiên dịch
1. Ấn Độ- Tích Lan
2. Ấn Độ - Trung Hoa
3. Việt Nam
III. Quan điểm về thọ Tỳ kheo giữa hai tông
Chưong II: Điều kiện truyền và thọ giới Tỳ kheo
Chưong III: Chức vụ tring giới đàn và quy định túc số truyền giới, thọ giới
Chương IV: Phân loại về giới của Tỳ kheo
Chưong V: Giới tỳ kheo
PHÂN TÁC TRÌ -LUẬT
Chưong I: Bồ tát
Chương II: An cư
Chương III: Tự tứ
Chương IV: Cương giới
Chương V: Truyền giới sa di
Chương VI: Truyền giới Tỳ Kheo
Chương VII: Trình tự thọ Tỳ kheo ni giới
VÀI SUY NGHĨ VỀ PHÁT GIÁO