LUẬT TỲ KHEO – YẾT MA YẾU CHỈ ( TẬP 1 )
HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ BIÊN SOẠN
TRƯỜNG CAO CẤP PHẬT HỌC VIỆT NAM - Ấn hành – 1991
LỜI TỰA
Theo quan điểm Bộ phái Đàm Vô Đức, tức các vị thọ trì Luật Tứ Phần thì một trong các dấu hiệu về sự diệt tận của chánh pháp là các pháp yết ma hoàn toàn không được thực hiện, không có pháp yết ma sẽ không có các Tỳ kheo đắc giới như pháp, bản thể của Tăng không thành tựu. Không có sự tồn tại của Tăng thì chánh pháp mà Phật giảng dạy không có người tu và chứng. Như vậy có nghĩa là Chánh pháp sẽ không tồn tại. Cho nên việc học hỏi các học xứ trong giới Kinh và thông suốt 5 năm đầu kể từ khi đắc giới cụ túc. Đây là điều kiện căn bản tác thành tư cách bậc thầy hàng Thượng tọa trong Tăng chúng. Nếu Tỳ kheo không hoàn tất phận sự học hỏi này không bao giờ được phép rời Y chỉ sư dù cho tuổi đời 80 và hạ 60, nghĩa là luôn luôn phải sống nương tựa vào các bậc Thượng tọa, không được phép thế độ người xuất gia. Đây là điều quy định trong tất cả Luật Tạng, cần phải nghiêm cấm chấp trì vi sự tồn tại bền vững của Phật pháp.
Vầ các nguyên lý căn bản của yết ma, tất cả các bộ Luật đều đồng nhất, nhưng sự tác pháp có rất nhiều khác biệt, do điều kiện lịch sử và địa lý nơi mà Tăng đoàn sinh hoạt. Nếu không có sự lý giải về các nguyên tắc căn bản, tất sẽ khó có thể hội thông các điều sai biệt này. Do đó, việc nghiên cứu và học hỏi, các pháp Yết Ma cần phải hội đủ hai mặt: nắm vững sự lý giải và thông suốt tác pháp. Tổng quát mà nói, có hai bộ phận chính của tất cả các pháp yết ma. Một bộ phận chi phối các sinh hoạt tập thể của Tăng, tức gồm các luật yết ma như kiết giới, truyền thọ cụ túc, thuyết giới, tự tứ v.v…Bộ phận khác cho phối sinh hoạt cá nhân một Tỳ kheo, tức các yết ma trị phạt như sám tăng tàn, xả đọa, ba dật đề…
Bộ Luật này gồm hai phần:
1. Phần thứ nhất lá YẾT MA YẾU CHỈ, trình bày các nguyên lý căn bản của yết ma song song với tác pháp.
2. Phần thứ hai là TỨ PHẦN HIỆP CHÚ, giảng giải các pháp tụ của giới bổn.
Bộ luật này ra đời là do kết quả nhiều năm giảng dạy luật cho tăng chúng tại các Phật học viện: a Báo Quốc, Hải Đức, Quảng Hương, Già Lam. Nhưng sự biên tập được hoàn thành là do công đức đóng góp của các thầy ĐỒNG MINH và NGUYÊN CHỨNG. Hai vị đã cố gắng rất nhiều trong công việc ghi chép lại những điều tôi đã giảng giải, tham khảo các luật bộ, đối chiếu và thảo luận đả thông những điểm sai biệt giữa các luật bộ.
Ở đây tôi ghi nhận công đức đóng góp của hai vị và vô cùng hồi hướng công đức này cầu nguyện chánh pháp tồn tại lâu dài ở thế gian để lợi lạc hữu tình.
Quảng Hương Già Lam, mùa hạ
PL. 2527 – 1983
Tỳ kheo THÍCH TRÍ THỦ
MỤC LỤC
CHƯƠNG MỘT
TỔNG LUẬN VỀ YẾT MA
TIẾT 1 : YẾT MA TRONG SINH HOẠT CỦA CỘNG ĐỒNG TĂNG LỮ
I. Khái niệm tổng quát về cộng đồng Tăng lữ
II. Thành phần của Tăng
III. Phân loại Tăng
IV. Các nguyên tắc chi phối đời sống của Tăng
TIẾT 2 : PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA YẾT MA
I. Yết ma là gì?
II. Đối tượng của yết ma
III. Phân loại yết ma
IV. Các giai đoạn tiến hành của yết ma
V. Già yết ma
VI. Phi tướng của yết ma
VII. Kết luận
CHƯƠNG HAI
CƯƠNG GIỚI
TIẾT 1 : Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CƯƠNG GIỚI
I. Ý nghĩa cương giới
II. Hiệu lực cho phối của cương giới
TIẾT 2 : BẢN CHÁT CỦA CƯƠNG GIỚI
I. Cương giới tự nhiên ( tự nhiên giới )
II. Cương giới ấn định ( tác pháp giới )
III. Thủ tục tiến hành yết ma kết giới
TIẾT 3 : CÁC PHÁP YẾT MA KẾT VÀ GIẢI GIỚI
I. Văn kết đại giới không giới trường
II. Văn giải đại giới
III. Văn kết đại giới có giới trường gồm luôn cả nhà bếp và nhà kho
IV. Văn giải giới trướng
V. Văn giải tịnh trù, tịnh khố, khố tàng
VI. Kết giới không mất y trong trú xứ
VII. Kết giới không mất y thông hai trú xứ
VIII. Giải giới không mất y
IX. Kết tiều giới
CHƯƠNG BA
TRUYỀN GIỚI THỌ GIỚI ( I )
TIẾT 1 : BƯỚC ĐẦU XUẤT GIA
I. Dẫn khởi
II. Tư cách làm thầy
III. Yết ma súc chúng
IV. Thế phát xuất gia
V. Yết ma bạch tăng
VI. Ngoại đạo xuất gia
TIẾT 2 : GIỚI CỤ TÚC
I. Tổng luận về giới cụ túc
II. Tiến hành tác pháp
TIẾT 3 : XẢ VÀ THỌ Y BÁT
I. Ba y
II. Bình bát
III. Tọa cụ
IV. Đẫy lọc nước
TIẾT 4 : THỈNH Y CHỈ
CHƯƠNG BỐN
TRUYỀN GIỚI THỌ GIỚI ( II )
TIẾT 1 : NI XUẤT GIA
I. Ni xin nuôi chúng
II. Sa di ni và ngoại đạo cộng trú
III. Thọ thức xoa ma na
TIẾT 2 : THỌ TỲ KHEO NI GIỚI
I. Bản lộ yết ma
II. Chính pháp yết ma
III. Yết ma cấm tỳ kheo ni nuôi chúng
CHƯƠNG NĂM
BỒ TÁT VÀ THUYẾT GIỚI
TIẾT 1 : DUYÊN KHỞI VÀ Ý NGHĨA
TIẾT 2 : CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN HÀNH
I. Dự kỳ sám hối
II. Nhật kỳ sám hối
III. Tập tăng hòa hợp
IV. Việc kiểm Tăng
V. Gởi dục và thuyết tịnh
VI. Yết ma công nhận bịnh cuồng si
VII. Giáo thọ ni
VIII. Thuyết giới cho sa di
TIẾT 3 : CHÍNH THỨC THUYẾT GIỚI
I. Các thể thức thuyết giới
II. Tác pháp thuyết giới
III. Yết ma thuyết giới
CHƯƠNG SÁU
AN CƯ VÀ TỰ TƯ
TIẾT 1 : AN CƯ
I. Duyên khởi và ý nghĩa
II. Hạn kỳ an cư
III. Thọ an cư
IV. Xuất giới và phá hạ
TIẾT 2 : TỰ TỨ
I. Ý nghĩa
II. Tác pháp tự tứ
III. Sau tự tứ
CHƯƠNG BẢY
CA THI NA
I. Duyên khởi và ý nghĩa
II. Tác thành Ca thi na
III. Thọ Ca thi na
IV. Xả Ca thi na
CHƯƠNG TÁM
THỌ DƯỢC- THUYẾT TỊNH VÀ PHÂN VẬT
TIẾT 1 : THỌ DƯỢC
I. Các loại dược
II. Thể thức thọ
TIẾT 2 : THUYẾT TỊNH
I. Phân loại tịnh thí
II. Tác pháp tịnh thí
TIẾT 3 : PHÂN VẬT
I. Phân loại sở hữu
II. Thể thức phân chia
III. Tác pháp phân vật
Thư mục tham khảo
Tiểu sử Hòa thượng