12010000010042 Theo dấu chân xưa
Thượng Tọa Thích Minh Thông
Lưu Hành nội bộ
An cư PL. 2546- 2001
159 p
20.5 cm
Lời nói đầu
Trước nay môn Luật học thường bị quan niệm rất khô khan vì Phật chế định cách đây gần ba mươi thế kỷ. Nhất là theo quốc độ của chúng ta văn minh tiến bộ, trên đà phát triển của công nghiệp hóa-hiện đại hóa mà khư khư giữ những điều giới như vậy thì xem như lỗi thời. Hiện nay không thể đầu trần chân đất mang bình bát đi khất thực, lại càng không thể nữa tháng tắm một lần…
Đứng trước vấn đề nan giải, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiểu và hành trì giới học, Thường Tọa Thích Minh Thông giải tỏa những gút mắt trên qua tuần báo Giác Ngộ. Thầy đã chỉ rõ lợi ích của việc hành trì Thánh giới, vai trò của người giữ gìn gia tài Pháp bảo, sự hiếu thảo của đệ tữ đối vời Thầy, lý giải về Bát kỉnh pháp… Đặc biệt là Thầy vạch ra hướng đi đúng đắn, chỉ những điều cần thiết làm hành trang, làm phương tiện giáo hóa phù hợp với từng đối tượng trong thời hiện tại… Điều này được sự đón nhận vô cùng hoan hỷ của chư Tôn Đức cũng như hang Tăng Ni trẻ.
Nhận chân được giá trị hiện thực đó, cũng như được sự cho phép của Thương Tọa, chúng tôi kết lại thành tập “Theo Dấu Chân Xưa” gởi đến chư huynh đệ bấy lâu có long khát ngưỡng quy giới. Hy vọng rằng sẽ giúp ích được phần nào trong việc thức hành giới học, và nó cũng chính là những dấu tích dẫn đường chúng ta tìm về chốn cũ quê xưa.
Mùa An Cư PL. 2546
Kính ghi
Thích Thiện Chơn
MỤC LỤC
1. Lời nói đầu
2. Điều kiện trở thành Chúng Trung Tôn
3. Đôi lời tâm sự cùng giới tử
4. Ba la đề mộc xoa
5. Công đức trì giới
6. Người mang sứ mạng của Như Lai
7. Trọng trách người giữ gìn gia tài của Phật
8. Thánh giới còn chăng giá trị hiện thưc?
9. Vai trò của giới luật đối với Tăng già trước thiên niên kỷ mới
10. Phât giáo và Thánh giới
11. Thanh tịnh và hòa hợp nguồn sinh lực của Tăng già
12. Hiếu trong Luật học
13. Bát kỉnh pháp những điều lợi ích hay rang buộc?
14. Tứ thánh chủng
15. Người thắp đuốc ngày mai
16. Độc xử nhàn cư