Tìm Sách

Tri thức Phương Tây >> Câu chuyện Triết Học


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Câu chuyện Triết Học
  • Tác giả : Will Durant
  • Dịch giả : Trí Hải & Bủu Đính
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 609
  • Nhà xuất bản : Ban Tu Thư và Sưu khảo Viện Đại Học Vạn Hạnh
  • Năm xuất bản : 1971
  • Phân loại : Tri thức Phương Tây
  • MCB : 1201000006587
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC

Nguyên tác: The story of Philosophy

của Will Durant

TRÍ HẢI - BỮU ĐÍCH - Dịch (609 trang)

NHA TU THƯ & SƯU KHẢO

VIỆN ĐẠI HỌC VẠN HẠNH

in lần thứ nhất, Saigon 1971

 

BỒI CẢNH

Nếu bạn nhìn vào bản đồ Âu Châubạn sẽ thấy rằng Hy Lạp giống như

 một bàn tay chìa các ngón ra biển Địa Trung Hải. Phía Nam là hhon2 đảo Crète hình như nằm gọn trong các ngón tay, ngàn năm trước Tây lịch đó là nơi khởi đầu của văn minh nhân loại. Về phía Đông là lãnh thổ thuộc về Á châu tuy ngày nay có vẻ lạc hậu nhưng dưới thời Platon là một lãnh thổ rất trù phú với một nền thương mãi kỹ nghệ cực thịnh và một nền văn hóa phong phú. Về phía Tây là nước Ý giống như một tòa lâu đài ở giữa biển, các đảo Sicile và nước Y Pha Nho. Tại những nơi có những người Hy Lạp sống; cuối cùng là Gibraltar nơi đầy nguy hiểm cho các thủy thủ mỗi khi muốn vượt eo biển này. Về phía Bắc là những xứ man rợ như Thessaly và Epirus và Macédoine. Từ những xứ ấy có nhiều bộ lạc xuất phát và mở những cuộc tấn công về phía Nam, những trận đánh do những văn nhân Hy Lạp như Homere kể lại mà những chiến sĩ như Périclès chỉ huy. Hãy nhìn một lần thứ hai vào bản đồ, bạn sẽ thấy rất nhiều bản chỗ lồi lõm ở bờ biển và núi đồi trong đất liền, đâu đâu cũng có các vịnh nhỏ và những mõm đá trồi ra biển. Nước Hy lạp bị chia cắt và cô lập bởi nhiều chướng ngại thiên nhiên đó. Sự đi lại và liên lạc ngày xưa khó khăn hơn bây giờ rất nhiều, do đó mỗi vùng tự phát triển lấy nền kinh tế, tự thành lập lấy nền hành chánh chính trị, tự phát huy tôn giáo, văn hóa, và ngôn ngữ của mình. Những quốc gia nhỏ ra đời với diện tích chỉ bằng với một hay hai thành phố, đó là những quốc gia như  Locris, Etolia, Phocis, Béothia v.v…

Hãy nhìn vào bản đồ một lần hứ ba và quan sát vị trí của tiểu quốc Athènes; đó là một tiểu quốc nằm về phía cực đông của Hy Lạp. Đó là cửa ngỏ của Hy lạp để giao thiệp với các quốc gia vùng Á châu, đó là cửa ngỏ để Hy lạp thâu nhận những sản phẩm và ánh sáng văn hóa từ bên ngoài. Ở đây có những hải cảng rất tiện lợi, hải cảng Pirus, rất nhiều tàu bè đến để trú ẩn tránh những lúc sóng to gió lớn. Ngoài ra Pirus còn là nơi xuất phát một hạm đội chiến tranh hùng mạnh.

Vào khoảng năm 490 trước TL hai tiểu quốc Sparte và Athène quên mối hận thù để hợp lực cùng nhau đánh đuổi quân xâm lăng Ba Tư lăm le biến Hy Lạp thành một thuộc địa của mình. Trong cuộc chiến tranh này, Sparte cung cấp lục quân và Athène cung cấp thủy quân. Khi chiến tranh chấm dứt, Sparte giải ngủ quân đội và pải chịu sự  khủng hoàng kinh tế do sự giải ngủ này sinh ra. Trong khi đó, Athène khôn ngoan hơn, biến hạm đội tàu chiến thành một hạm đội tàu buôn và trở nên  một nước buôn bán giàu mạnh nhất thời thượng cổ. Sparte điêu tàn trong nghề canh nông và bị cô lập bởi thế giới bên ngoài, trong khi Athène  trở nên thịnh vượng và một giao điểm của nhiều chủng tộc, nhiều nguồn tư tưởng, văn hóa, sự chung đụng nảy sinh sự so sánh, phân tích và suy nghiệm…

Các sách khác thuộc Tri thức Phương Tây

Nghệ thuật thuyết giảng tranh luân điều hành trước quần chúng
Nghệ thuật thuyết giảng tranh luân điều hành trước quần chúng
Những cái nhất thế giới
Những cái nhất thế giới
Triết Học cổ đại Hy Lạp La Mã
Triết Học cổ đại Hy Lạp La Mã
Phương Pháp luận nghiên cứu khoa hoc
Phương Pháp luận nghiên cứu khoa hoc
Logic hoc. Phương Pháp luận nghiên cứu khoa hoc
Logic hoc. Phương Pháp luận nghiên cứu khoa hoc
Nhập Môn Xã Hội Học
Nhập Môn Xã Hội Học