TRIẾT - LÝ NHÀ PHẬT
ĐOÀN-TRUNG-CÒN
IN KỲ TƯ
MẤY LỜI ĐẦU
Từ khi mới soạn mấy quyển trước, cho đến quyển này nhan đề "Triết-lý nhà Phật", tôi đã từng nghe nhiều người hỏi đáng quan tâm. Một nhà thương-gia, có lẽ vì mê thích trong cuộc lợi danh, có lẽ vì từng đếm những tấm giấy "xăng" với những tờ ngân-phiếu chớ không quen lật sách đạo-lý, có hỏi tôi rằng: "Nếu viết sách Phật làm cho người ta tu hết thì sẽ ra sao?". Hỏi có hơi mỉa mai, mà cũng vì không hiểu vậy. Nhiều người thanh-niên, thấy sách nầy, nhận ngay rằng mình không dám đọc, vì tuổi còn trẻ, đời còn dài, cuộc trần đương mặn, chưa phải lúc tu! Ấy là cảnh trí của hạng người đương mê sa thái quá, họ nghĩ cho rằng sự tu cũng phải gắt gao thái quá, nên họ sợ mà không dám biết tới.
Ấy tu là thế nào?
Đưa mình vào chùa, gõ mõ, tụng kinh, mặc nâu-sòng, đầu cạo trọc ăn những tương chao, ngủ nằm sơ sịa? Hay lánh mình lên non, trong một cảnh am, đói ăn trái cây, khát uống nước suối, sớm hôm kinh kệ chay lòng, đường trần-tục không còn đi lại? Ấy là một vài phương-tiện trong đường tu, chớ chẳng phải ai muốn tu hành đều phải làm như vậy hết.
Còn tu theo tâm-lý thì vững vàng biết bao, đã ích cho mình mà lại còn độ cho người. Khỏi phải quá nhọc nhằng vì sự cúng lạy mất thì giờ, con người được thong thả, trí-huệ càng phát mau. Đã hiểu Đạo là tâm, Phật là tâm, mình tha-hồ học hỏi và suy nghĩ, không bị một cái tập-tục nào, một sự quen-tánh nào trói buộc mình. Nhờ đó mà can-đảm càng nhiều, nghị lực càng lớn, lòng đạo càng mở rộng ra. Không ai làm chủ mình, không một đấng nào, một nhơn-vật nào ép bức mình theo họ được, ấy mình đã sáng suốt quá rồi.
Nhờ sự giác-ngộ đó mình hiểu đạo lành, nghiệp ác, đâu còn gây dữ mà làm gì. Mình bèn tiếp giúp và cứu độ người. Việc mình thấy biết hay, liền đem ra chỉ cho người. Mắt mình là mắt người, tay mình là tay người. Há không phải là cách tu cao thượng sao? Lại bởi nhờ tu mới có tiến-bộ: những nước mà ta gọi là văn-minh bây giờ, đã phải tốn bao nhiêu công-trình tu tập trau dồi, nay mới đứng ngồi trên trước ở hoàn-cầu. Ta cũng đã tu lâu rồi nên mới được làm người, tiến bước hơn muôn vật; mà có lẽ trong chúng-ta đây, không mấy người tụng niệm và cầu khẩn một cách hèn nhát, duy kỷ đâu. Chư Bồ-tát, Phật hoặc Ngọc-hoàng Thượng-đế thuở kia đều là người biết tu mà đắc quả, ta cũng là người, ta cứ noi theo gương trước thời ta sẽ tiến-bộ rất mau. Nếu ta biết kẻ khác có phương-pháp hay mà được hưởng quả tốt, ta cứ làm như họ đi, xả thân mà làm sự chánh đáng, hiền lành và học nghĩa lý, thi hành nhơn-đạo thì ta sẽ được ngôi cao và danh lành chớ gì! Chớ phương gì làm nô-lệ trong sự vái lạy và khẩn cầu! Mà các đấng cũng không màng sự ràng buộc không ích gì cho các đấng mà lại làm cho kẻ trong cuộc còn mê tâm nữa, ta hãy tầm cách hiểu mình, thống-trị lấy mình và giúp người giúp đời, ấy là sự tu hoàn-toàn, ấy là triết-lý nhà Phật vậy.
Đ . T . C.
Mục-lục
Mấy lời đầu
I.- Những tích có ý nghĩa về triết-lý
1. Tứ đại
2. Nói nhiều thì hại
3. Chuyện bầy khỉ
4. Không ai tránh khỏi chết
5. Chuyện người thay hình đổi xác
6. Mấy vị sứ-giả báo tin chết
7. Ba cổ xe
8. Phải giữ mực trung
9. Trí - huệ
10. Nghiệp - báo (Hưởng phước, Thọ tội)
11. Đức nhẫn - nhục hoàn - toàn
12. Hài - đàm về nhục - dục
13. Chuyện người tài - tử
14. Chuyện người trốn dưới giếng
15. Phương-thế để dứt bỏ sự vui
16. Thân-thể và tâm - thần
17. Phép huyền - diệu
18. Muốn được phước
19. Ai cũng thương lấy mình
20. Của đời là giả dối
21. Chuyện cái đầu người - ta
II.- Vấn - đáp về đạo - lý
1. Không có ta
2. Con số
3. Tranh - biện
4. Cách nói chuyện của nhà đạo-đức và của nhà vua chúa
5. Mục-đích đời đạo-đức
6. Tại sao phải luân-hồi
7. Những phương - pháp để giải - thoát
8. La-hán biết mình không còn luân-hồi
9. Thông - minh, trí - huệ và sự lầm lạc
10. Danh - sắc
11. Nguyên-nhơn bất bình-đẳng
12. Lửa địa - ngục
13. Tại sao biết Niết-bàn là cảnh sướng?
14. Phật có ra đời không?
15. Phật có phải là cao thượng hơn các chúng-sanh không ?
16. Lấy chi làm bằng-cớ mà gọi Phật là cao thượng hơn hết?
17. Tại sao nhà sư săn sóc lấy thân?
18. Tại sao Phật ban hành Giải-luật từng lần?
19. Tại sao Phật không giống cha mẹ?
20. Trí nhớ
21. Nhơn-quả
22. Từ mặt đất đến cõi Trời
23. Làm ác mà không biết thì tội nặng
24. Thân thể có thể bay
25. Người Phật-tử không nên tự sát
III.- Những bài kệ luận
1. Thảo - am
2. Thoát trần
3. Dứt sự đời
4. Cái thất cũ
5. Già, bịnh chết
6. Mầng gặp Phật
7. Khuyên em dứt bỏ công - danh
8. Hãy chọn bạn
9. Cảnh thanh nhàn nơi động
10. Chốn sơn lâm
11. Cuộc đời thanh-tịnh
12. Giải - thoát
13. Chẳng còn luyến - ái
14. Nhà sư đắc đạo
15. Phải thống-trị tâm-ý
16. Về sứ giận
17. Đi lần đến cõi Bồ-đề (Bồ-đề hành Kinh)
IV.- Chư Tổ-sư Tây - Thiên
Hai mươi tám đời Tổ
1. Ca - Diếp
Chuyện Ca-Diếp không màng sự đời
Ca-Diếp đọc Kệ phó Pháp cho A-Nan
2. A nan-đà
3. Thương - na - hòa - tu
4. Ưu-ba-cúc-đa
Chuyện Ưu-ba-cúc-đa độ ả hoa-khôi
Ưu-ba-cúc-đa phó Pháp, truyền Kệ
5. Đề - đa - Ca
6. Di - già - Ca
7. Bà-tu-Mật
8. Phật - đà - nan - đề
9. Phật - đà - mật - đa
10. Hiếp - Tôn - giả
11. Phú - na - dạ - xa
12. Mã - Minh
Mực trung
Sự bố - thí
Hai người đờn - bà ăn xoài
Sự giải - thoát
Bình-đẳng trước Phật - pháp
Kẻ trộm qui-y
Tổ Mã-Minh phó Pháp và truyền Kệ
13. Ca tỳ - ma - la
14. Long - thọ
Thuyết không
Quả - vị Bồ - tát
Thơ khuyến thiện
Tổ Long-thọ phó Pháp và truyền Kệ
15. Ca - na - đề - bà
Tổ Ca - na - đề - bà phó Pháp và truyền Kệ
16. La - hầu - la - đa
17. Tăng - già - nan - đề
18. Tăng - già - da - xá
19. Cưu - ma - la - đa
20. Xà - dạ - đa
Tổ Xà-dạ-đa phó Đại pháp
21. Bà - tu - bàn - đầu
Làm thế nào đắc Bồ-đề-tâm
Tổ Bà-tu-bàn-đầu phó Pháp và truyền Kệ
22. Ma - nô - la
23. Hạc - lặc - na
24. Sư - Tử Tỳ - kheo
25. Bà - xá - tư - đa
26. Bất - như - mật- đa
27. Bát - nhã - đa - la
28. Bồ - đề - Đạt - ma
V.- Chư Tổ-Sư Đông-Độ
Sáu đời Tổ nối truyền
VI.- Phụ trương
Tư-tưởng