Lời nói đầu
Trong lịch sử phát triển tư tưởng Phật gíao Ấn Độ, sự kiện xuất hiện nhân vật Đại Thiên và 5 việc của ông là sự chuyển biến lớn của Phật giáo Ấn Độ, không chỉ thay đổi về hình thức sinh hoạt mà còn thay đổi về tư tưởng, nó là tiếng pháo khai cuộc cho sự cải cách Phật giáo.
Nếu như Phật giáo Nguyên thủy chú trọng sống đời sống độc cư trong rừng núi, tránh xa thị thành thì Đại Thiên là người có công làm công tác tư tưởng để Phật giáo được hòa nhập vào xã hội; nếu như Phật gíao trước đó đặc biệt chú trọng giới luật thì ông là người xem nặng tinh thần và ý nghĩa chân chính của đức Phật; nếu như Phật giáo sau thời Phật nhập diệt, những đệ tử của Ngài vì quá thương mến và sùng kính đức Phật, xem Ngài như là bậc toàn năng siêu nhân thì Đại Thiên là người có chủ trương xem đức Phật như là một vị Đạo sư, một vị Lương y tài ba, lấy con người làm trung tâm thảo luận mọi vấn đề.
Thế nhưng, một điều đáng tiếc là những tư duy trong sáng mang tính người này, không hiểu vì lý do gì ông không để lại một tác phẩm nào, người sau biết về ông qua những lời phê bình chỉ trích từ những tác phẩm của Thượng tọa bộ là “Đại Tỳ Bà Sa” và “Kathãvatthu”. Từ đó, mọi người nhìn ông với đôi mắt thiếu thiện cảm, cho ông là kẻ phạm 3 tội nghịch, còn có ác kiến với Phật pháp. Ngược lại, có một số người, vì bênh vực Phật giáo Đại thừa không chấp nhận lời phê bình này, bằng niềm tin và lòng cảm tình của mình, đơn phương phủ nhận quan điểm của hai bộ luận này.
Cách phân tích lý giải tư tưởng 5 việc của Đại Thiên trong tác phẩm này có một số điểm khác, không chỉ tổng hợp phân tích hai tác phẩm vừa đề cập mà còn đối chiếu tư tường 5 việc với tư tưởng Nikãya và A hàm. Qua đó mới thấy rõ quan điểm của Đại Thiên được xây dụng trên nền tảng tư tưởng của hai tạng kinh này, nhờ đó mới thấy sự phê phán của “Đại Tỳ Bà Sa” và “Kathãvatthu ” là không họp lý, mang tính chủ quan.
Quan điểm tư tưởng của ông đứng trên lập trường con người để thảo luận quả vị A-la-hán, ông cho rằng con người có hai mặt nhục thể và tinh thần, A-la-hán cũng là con người, A-la-hán tuy đã đoạn tận tham sân và si, nhưng thân thể A-la- hán vẫn còn các hiện tượng tự nhiên như đại tiểu tiện, ngay cả hiện tượng xuất tinh trong trường hợp vô thức; A-la-hán tuy không còn tham sân si, nhưng không đồng nghĩa mọi việc trên cuộc đời này A-la-hán đều biết… Tuy nhiên quan điểm của các vị trưởng lão Thượng tọa cho rằng, A-la-hán đã đoạn tận tham sân si thì A-la-hán không điều gì không biết. Đây là điểm trung tâm tranh luận giữa Đại Thiên và các vị Thượng tọa trong hai tác phẩm vừa đề cập, nó cũng là nội dung thảo luận chính trong luận này.
MỤC LỤC
Lời nối đầu
Chương một PHẦN TỒNG LUẬN
Khái quát về 5 việc của Đại Thiên và phương pháp nghiên cứu
Chương hai
THẢO LUẬN CÁC NGUÔN TƯ LIỆỤ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠI THIÊN VÀ 5 VIỆC CỦA ÔNG
1.Các nguồn tư liệu của phái Hữu bộ
1.1.“Dị Bộ Tôn Luân Luận”
1.2.“Đại Tỳ Bà Sa Luận”
1.3.“Bát Kiền Độ Luận”
2.Tư liệu của phái Đồng Diệp bộ “Kathãvatthu”
3.Nguồn tư liệu trong các kinh điển A hàm vàNikãya
Chương ba
BỐI CẢNH XÃ HỘI PHẬT GIÁO TRƯỚC KHI ĐẠI THIÊN VÀ 5 VIỆC XUẤT HIỆN
- Bối cảnh lịch sử
1.1. Ai là người kế thừa sau khi Phật nhập diệt
1.2. Ý nghĩa và mục đích cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất và thứ hai
(1). Nguyên nhân nào Ngài Ca Diếp triệu tập cuộc
kết tập lần thứ nhất
(2). Lý do tại sao Ca Diếp loại bỏ A Nan không cho
tham gia kết tập
(3) . Giới nhỏ cần phải bỏ đi hay không thể bỏ
1.3. Sự tranh luận về 10 việc ở lần kết tập thứ hai
Chương bốn
ĐẠI THIÊN VÀ 5 VỆC CỦA ĐẠI THIÊN
1.Có một hay hai nhân vật Đại Thiên?
2.Nội dung tu tưởng 5 việc của Đại Thiên
2.1.A-la-hán có còn ‘mộng tinh ’ không?
2.2. A-la-hán có còn ‘vô tri’ không?
2.3. A-la-hán có còn trạng thái ‘do dự’ không?
2.4. A-la-hán có cần ‘tha linh nhập’ không?
2.5. Đạo nhân thinh cố khởi
Chương năm
ĐẠI THIÊN LÀ NHÀ CẢI CÁCH PHẬT GIÁO
Chương sáu
LỜI KẾT
Phụ lục : Đức Phật có phải là bậc nhất thiết trí không?
1.Nhất thiết trí vốn là quan điểm của 6 phái ngoại đạo
- Đức Phật phủ nhận Ngài không phải là vị Nhất thiết trí, nhất thiết kiến
1.1.Thế Tôn phủ nhận khi ngủ ý thức vẫn tri kiến (nhận thức)
1.2.Phủ nhận trong một sát na thấy tất cả, biết tất cả
1.3. Phủ nhận cái gì cũng thấy cái gì cũng biết
3.Kết luận
Phụ lục II: Kathãvatthu
Phụ lục III: