Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
  • Tác giả : Thích Chúc Phú
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 396
  • Nhà xuất bản : Hồng Đức
  • Năm xuất bản : 2014
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 120100000012308
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG

ĐỐI CHIẾU & NHẬN ĐỊNH

THÍCH CHÚC PHÚ

LỜI NÓI ĐẦU

          Kinh Tứ thập nhị chương là một tuyển tập kinh điển cô đọng và súc tích. Trong một số truyền bản, bản kinh đã có sự biên tập nhất định trong quá trình phiên dịch hay sao chép. Cũng do điều này, nên đã tạo ra những ngộ nhận không đáng có, thậm chí có những hoài nghi quá đáng khi cho rằng, bản kinh này không có thực trong Kinh tạng.

          Hơn thế nữa, vì nội dung và kết cấu của kinh Tứ thập nhị chương đôi khi chỉ trích xuất một câu hay một đoạn ngắn từ những bộ kinh khác, nên dễ làm cho người đọc bối rối, do không nắm được câu kinh đó nằm ở đâu, trong ngữ cảnh nào, trong những liên hệ nguồn gốc nào.

          Thực chất của kinh điển Phật giáo, dù Nam truyền hay Bắc truyền, nhưng vẫn gặp nhau và thống nhất trên nhiều phương diện căn bản. Sự gặp gỡ, giống nhau của những bản kinh trong nhiều truyền thống kinh điển Phật giáo, đã góp thêm bằng chứng khẳng định về tính chân thực của Phật pháp.

          Đó là ba trong những lý do thúc đẩy chúng tôi thực hiện tác phẩm Kinh Tứ  thập nhị chương - đối chiếu và nhận định nhằm mục đích xác tín rằng, đây là bản kinh có mặt trong Kinh tạng Bắc truyền, có nguồn gốc trong những bản kinh khác nhau, và được cả hai truyền thống Bắc truyền và Nam truyền ghi nhận.

Do có những chương bị ảnh hưởng bởi quá trình biên tập, do khả năng giới hạn của chúng tôi, thế nên chưa thể tìm ra nguồn gốc thực sự của những chương này, mà chỉ có thể đưa ra những bản kinh tương đương để đối chiếu. Đây là một hạn chế mà chúng tôi sẽ hoàn thiện khi hội đủ tư liệu.

Bản kinh Tứ thập nhị chương thể hiện một trình độ khái quát rất cao, nội dung giáo lý đáp ứng cho cả hai bộ phận tu sĩ, cư sĩ và ẩn tàng một khát vọng nhằm giới thiệu giáo lý căn bản của Phật giáo cho nhiều giới và nhiều người. Mặc dù trong khảo cứu của mình, chúng tôi đã chỉ ra những tác giả và dịch giả thực sự, tuy nhiên, chúng tôi vẫn ngờ rằng tác giả thực sự của kinh Tứ thập nhị chương phải là một người có trình độ khái quát cao và có thẩm quyền về Kinh tạng. Đây cũng là một tồn nghi của chúng tôi sau khi hoàn thành tác phẩm này.

Trong khi đối chiếu, có những bản kinh có nguồn gốc Hán tạng cũng như Nikaya, đã được một số tác giả có thẩm quyền phiên dịch ra tiếng Việt, thì chúng tôi xin mạn phép được sử dụng bản dịch của những tác giả này. Xin chân thành tri ân những dịch giả đã góp phần làm nên công trình của chúng tôi.

Đi tìm nguồn gốc của một bản kinh mang tính tuyển tập, trong cả hai truyền thống kinh điển là Hán tạng và Nikaya, là một công việc đòi hỏi phải có sự tiếp sức của nhiều người. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả, những ý kiến đóng góp của quý vị sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện tác phẩm trong thời gian tới.

                                                                                                   Trân trọng !

Thích Chúc Phú

MỤC LỤC

 

KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG

ĐỐI CHIẾU & NHẬN ĐỊNH

 

Lời nói đầu

Khảo luận về tác giả, niên đại và truyền bản

Bài tựa Kinh Tứ thập nhị chương

Chương 1  : Quả vị Sa-môn

Chương 2  : Hình thức Sa-môn

Chương 3  : Điều ác và điều thiện

Chương 4  : Tội lỗi và sám hối

Chương 5  : Quà tặng trở về

Chương 6  : Ngược gió tung bụi

Chương 7  : Bố thí và trì giới

Chương 8  : Bố thí và tùy hỷ

Chương 9  : Phân biệt cúng dường

Chương 10         : Năm điều khó

Chương 11         : Đắc đạo và túc mạng

Chương 12         : Thiện, lớn, mạnh và sáng

Chương 13         : Ái diệt thì tâm tịnh

Chương 14         : Bóng tối và ánh sáng

Chương 15         : Thân, khẩu, ý thanh tịnh

Chương 16         : Nhân thế vô thường

Chương 17         : Niện đạo và tín căn

Chương 18         : Tứ đại vô ngã

Chương 19         : Danh vọng hão huyền

Chương 20         : Tham dục như mật ngọt

Chương 21         : Thê tử như lao ngục

Chương 22         : Ái dục mạnh nhất

Chương 23         : Cầm đuốc đi ngược gió

Chương 24         : Ngọc nữ hầu Phật

Chương 25         : Khúc gỗ trôi sông

Chương 26         : Chớ tin tâm mình

Chương 27         : Phụ nữ và người thân

Chương 28         : Như cỏ tránh lửa

Chương 29         : Đoạn âm và đoạn tâm

Chương 30         : Cội nguồn của dục vọng

Chương 31         : Tham dục và sợ hãi

Chương 32         : Bốn hạng chiến sĩ

Chương 33         : Tiếng đàn của So-na

Chương 34         : Tu hành như luyện sắt

Chương 35         : Có thân thì có khổ

Chương 36         : Những điều khó trong đời

Chương 37         : Mạng người trong hơi thở

Chương 38         : Gần Phật - xa Phật

Chương 39         : Phật pháp thuần một vị

Chương 40         : Nhổ gốc ái dục

Chương 41         : Vượt khỏi bùn dơ

Chương 42         : Vương hầu như khách trọ

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Phật Giáo Miến Điện
Phật Giáo Miến Điện
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Nghiệp và kết quả
Nghiệp và kết quả
Năm Ấm là gì?
Năm Ấm là gì?
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Câu chuyện triết học
Câu chuyện triết học
Thế giới quan Phật giáo
Thế giới quan Phật giáo
Triết-lý nhà Phật
Triết-lý nhà Phật
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh
Thiền Nguyên Thủy và Thiền Phát Triển
Thiền Nguyên Thủy và Thiền Phát Triển