THAY LỜI TỰA
Hãy cứ thêm thơ cho đời thêm vui
GS.NGND. Nguyễn Đình Chú
Trong tay tôi là tập thơ Đoản khúc sáu mươi của Nguyễn Công Lý. Tôi muốn nói ngay cái ông này không phải là nhà thơ mà là một giảng viên đại học, một nhà nghiên cứu không chỉ văn học mà còn cả văn hóa, ít nhiều đang có triển vọng thành học giả. Nếu tôi không lầm thì hơn mười năm qua, trong đội ngũ PGS.TS. Ngữ văn cùng trang lứa, cả ngoài Bắc lẫn trong Nam, không ai cho ra mắt bạn đọc nhiều thành quả nghiên cứu như Nguyễn Công Lý. Mà ở Nguyễn, tuy chưa phải đã bề thế nhưng phải chăng vẫn là người dẫn đầu về thành quả nghiên cứu văn học Phật giáo Việt Nam vốn là một kho báu đang rất cần khôi phục diện mạo tổng thể và khám phá những giá trị tư tưởng thẩm mỹ dưới góc nhìn Văn học một cách thấu dáo hơn để từ đó cũng là đảm bảo việc khôi phục diện mạo văn học Việt Nam thêm hoàn chỉnh. Hiện tình là các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Thiền sư, về Phật thuyết, kinh kệ thì rất mực uyên bác và đã cho ra mắt không biết bao nhiêu công trình về Phật học, nhưng quí vị đó lại không phải là những chuyên gia nghiên cứu văn học. Ngược lại, các chuyên gia văn học, dĩ nhiên cũng uyên bác về văn học nhưng sự hiểu biết về Phật học lại chưa có là bao. Cho nên ở đây đang rất cần có những cầu nối, nghĩa là những người vừa uyên bác về Phật học vừa am hiểu sâu sắc văn học. Nguyễn Công Lý là một nhà nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam đã có thâm niên và thành quả, nhưng trước ngày thống nhất đất nước lại đã có thời gian học tập và tìm hiểu về Phật – Nho – Lão, trong đó có hơn mười năm nghiên cứu về Phật học. Thêm nữa lại được Phật Tổ ban cho một trí nhớ khá tốt, cùng với niềm say mê Phật học đến nay vẫn rất vững bền. Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Nguyễn về Văn học Phật giáo thời Lý – Trần: diện mạo và đặc điểm, bảo vệ xuất sắc cách đây 15 năm, mấy năm sau in ra, đã được nhận hai giải thưởng của ủy ban Nhân dân tinh Khánh Hòa và ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
MỤC LỤC
Lời giới thiệu – GS.NGND. Nguyễn Đình Chú
Lời tự bạch – Nguyễn Công Lý
Cung chúc tân xuân
- Xuân nhật khai bút
- Xuân hiểu
- Tức sự (kỳ nhất)
- Tức sự (kỳ nhị)
- Cảm tác
- Cảm hoài
- Thuật hoài
- Phật tâm ca
- Tặng môn đệ
- Tụng ca Tổ sư Minh Đăng Quang
- Đạo Phật Khất sĩ cảm tác
- Tăng già Khất sĩ
- Khói lửa mùa xuân
- Khát vọng
- Vào hè
- Mưa cuối mùa
- Chiều Nha Trang
- Múa xoè Tây Bắc
- Tâm sự Thầy tôi
- Thầy tôi
- Bất chợt Sài Gòn
- Sài Gòn ngẫu tác
- Tương cảm
- Gợi nhớ
- Về quê
- Tự bạch
- Cảm đề cuộc thi thơ “Khai tâm ”
- Mẹ
- Liên tưởng
- Xuân về
- Chớm thu
- Xuân sớm
- Phong lan
- Đêm ở quê
- Trở lại quê nhà
- Mùa xuân
- Hà Nội giữa trời Nam
- Xuân nhớ quê
- Mai chiếu thuỷ
- Hoa Cúc
- Hoa Vạn thọ
- Đồi cát Phan Thiết
- Thu phương Nam
- Nghĩ về Đỗ Thiếu Lăng
- Nghĩ về Lý Bạch
- Với Lý Bạch
- Lại nghĩ về Lý Bạch
- Nghĩ về Vương Duy
- Trần Thái Tông hoàng đế
- Hưng Đạo đại vương
- Nghĩ về Chu An
- Với Côn Sơn
- Nghĩ về cụ ức Trai
- Nghĩ về cu Bạch Vân
- Viếng mộ Tố Như
- Nghĩ về Tố Như tiên sinh
- Viếng mộ Uy Viễn tướng công
- Làm sao đây?
Trần tình