LỜI NÓI ĐẦU
Tuệ Chủng là tên của một nhóm người chuyên nghiên cứu những vấn đề Phật học, Phật giáo Việt Nam hay phiên dịch những tác phẩm mang tính học thuật liên quan đến những chủ đề này, do tôi (Thích Hạnh Bình) chủ trương, và một số cộng tác viên là những người đam mê thích thú làm công tác này.
Sự ra đời của nhóm, nhằm hai mục đích: Thứ nhất, hướng dẫn khích lệ tăng, ni sinh làm công tác nghiên cứu và dịch thuật; thứ hai, đáp ứng phần nào cho nhu cầu tài liệu tham khảo bằng Việt ngữ cho tăng, ni sinh đang theo học các trường Phật học tại Việt Nam.
“Lược giảng Luận Trung Quán” mà độc giả đang cầm trên tay, là một trong những tác phẩm nghiên cứu của cố Hòa thượng Ấn Thuận. Nhóm Tuệ Chủng chúng tôi có ý định dịch toàn bộ sách của Ngài sang Việt ngữ. Tôi và Đại đức Quán Như (Vạn Lợi) đã dịch hoàn tất tác phẩm này, sẽ xuất bản vào đầu năm Canh Dần – 2010, đây là tác phẩm thứ hai tôi và Đại đức hợp tác dịch.
Nguồn gốc tác phẩm này, là những bài giảng của HT. Ấn Thuận thuyết giảng tại Hồng Kông cách đây 58 năm, được Sư cô Huệ Oánh ghi lại. Ý tứ mạch lạc, không bị gián đoạn, điều đó chứng tỏ kỹ năng ghi nhớ và phương pháp ghi chép của Sư cô rất tốt.
Hiện nay, ở Việt Nam cũng có không ít tác phẩm nghiên cứu viết về tư tưởng “Trung Luận” của Long Thọ, mỗi tác phẩm đều có tính đặc thù, tác giả trình bày cách hiểu của mình đối với Trung Luận. Cũng vậy, nội dung tác phẩm này cũng mang ý nghĩa đó, tuy nhiên điều mà khiến tôi chú ý ở tác phẩm này là phương pháp phân tích lý giải Trung quán của Ngài Ấn Thuận có phần khác biệt so với những tác phẩm bằng Việt ngữ hiện có ở Việt Nam. Ngài cho rằng Long Thọ lấy tư tưởng kinh A hàm làm nền tảng xây dựng triết lý duyên khởi tánh không trong Trung Luận, từ lập trường tư tưởng này chúng ta thấy sự nhất quán về tư tưởng giữa Đại thừa và Tiểu thừa khi lý giải về giáo lý duyên khởi, vô thường, vô ngã, niết bàn trong đạo Phật. Nếu có khác đi chăng nữa cũng chỉ là sự khác biệt cách lý giải về mặt bản thể luận, Đại thừa đứng trên lập trường duyên khởi nhấn mạnh các pháp vốn không (Sũnyată) còn Tiểu thừa cụ thể là Hữu bộ đứng trên lập trường sự hiện hữu của uẩn xứ giới thiết lập quan điểm cho rằng bản chất của các pháp là thật có (bhava). Căn cứ từ quan điểm cơ bản này Hòa thượng Ấn Thuận tiến hành phân tích khái niệm không của Long Thọ, trong quá trình làm rõ triết lý không tánh, Hòa thượng không thể không so sánh phân tích giữa các quan điểm tư tưởng của các bộ phái, ngay cả ngoại đạo. Phương pháp phân tích này không chỉ làm rõ ý nghĩa triết học không tánh của Long Thọ, còn giúp cho chúng ta hiểu được mối quan hệ chằng chịt giữa tư tưởng Phật giáo Đại thừa và các bộ phái, giữa bộ phái và Phật giáo nguyên thủy. Có thể nói, đây là điểm đặc thù trong tác phẩm này. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa, xem như là chiếc chìa khóa để chúng ta mở kho tàng Phật học, ngược dòng thời gian để truy tìm ý nghĩa chân thật của nó. Hơn nữa, cách trình bày lý giải của Hòa thượng rất rõ ràng, sử dụng ngôn từ tuy rất chuyên môn nhưng dễ hiểu, lôi cuốn người đọc. Tôi hy vọng tác phẩm này góp phần làm phong phú thêm cho nguồn tư liệu bằng Việt ngữ.
Nơi đây, xin cảm ơn Đại đức Quán Như vui vẻ tích cực trong, việc chuyển dịch những tác phẩm của Hòa thượng Ấn Thuận sang Việt ngữ.
Vạn Hạnh ngày 12 tháng 02 năm 2010
Tuệ Chủng
Nhóm nghiên cứu dịch thuật Phật học
Trưởng nhóm
Tiến sĩ Thích Hạnh Bình
MỤC LỤC
Lời nói đầu
- Lược thuật nhân duyên ấn hành
-
Các bài tụng tuyển chọn từ Trung Quán Luận
- Quan điểm lập trường của luận này
- Tất cả pháp đều không
- Người ngoài chấp không lại trách không
- Luận chủ lấy khái niệm không để lập không
- Thành lập nhị đế
- Hiển thị chơn không
-
Hoàn thành Phật pháp
- Duyên khởi, không, trung đạo
- Duyên khởi vô tánh tức trung dạo
- Duyên khởi vô tự tánh
- Duyên khởi lìa hữu biên vô biên
- Vọng có tức không mà chẳng chấp trước
- Vọng có đồng nghĩa không
- Không chấp trước tánh không
Quán sát sự tạp nhiễm của thế gian
(1). Quán sát phiền não
– Quán sát sự hiện khởi của phiền não
– Đối trị phiền não
(2). Quán sát nghiệp
(3). Quán sát về khổ
– Ba tế không thể có
– Tứ tác chẳng thành
2.5. Quán hành của trung đạo
(1). Quán vô ngã
(2). Xả ly hý luận
(3). Phù hợp thật tướng
2.6. Kết quả tu chứng của hành giả trung quán
(1). Quả Niết-bàn
(2). Như Lai
2.7. Tán thán quy tông
Lược giảng luận Trung Quán
- Tổng luận
-
Trung luận
- Lấy quan điểm Trung làm tông
- Từ phương diện sự lý
-
Phương diện tu tập
- Trung lấy không làm tướng
- Không lấy duyên khởi làm luận cứ
- Tác giả của Trung Luận
3.1. Lược sử Long Thọ
3.2. Nhận thức đặc thù của Long Thọ
- Không trở ngại giữa Đại thừa và Tiểu thừa
- Không trở ngại pháp thế gian và xuất thế gian
- Hoằng truyền Trung Luận
4.1. Ở Ấn Độ
4.2. Ở Trung Quốc
- Ứng dụng Trung Luận vào cuộc sống
Phần giải thích chính
- Yếu chỉ của tông
- Tất cả pháp đều không
2.1. Người ngoài chấp không lại trách không
2.2. Thuyết minh về không
(1) Thành lập nhị đế
(2) Hiển thị chơn không
(3) Hoàn thành Phật pháp
- Duyên khởi, không, trung đạo
3.1. Duyên khởi vô tánh tức trung đạo
- Duyên khdi vô tự tánh
- Duyên khỏi lìa hữu biên vô biên
3.2.Vọng có tức không, không chấp trước
(1) Vọng có tức không
(2) Không chấp trước tánh không
- Quán sát sự tạp nhiễm của thế gian
4.1. Quán sát phiền não
(1) Quán sát sự hiện khởi phiền não
(2) Quán sát đối trị diệt trừ phiền não
4.2. Quán sát nghiệp
4.3. Quán sát về khổ
(1) Không có điểm cuối
(2) Tứ tác chẳng thành
- Quán hành của trung đạo
5.1. Quán vô ngã
5.2. Xả ly hý luận
5.3. Khế hợp thật tướng
- Quả chứng của hành giả Trung Quán
6.1. Quả Niết-bàn
6.2. Quả vị Như Lai
- Kết luận tán thán quy tông
Giới thiệu về pháp sư Huệ Oánh