MARTIN HEIDEGGER &TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI
BÙI GIÁNG
NXB VĂN HỌC
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
“MARTIN HEIDEGGER VÀ TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI” của Bùi Giáng (1926-1998) được xuất bản lần đầu tiên năm 1963 (NXB Vĩnh Phước , Saigon, tức NXB Quế Sơn sau này) thành 2 tập Đây là bộ sách công phu nhất trong số khá nhiều tác phẩm thuộc thể loại biên khảo và phê bình triết học và văn học của ông. Thế nào chiếm một số lượng đáng kể và có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ văn nghiệp khá đồ sộ của Bùi Giáng gồm hàng chục tập thơ, vài chục cuốn tiểu luận, tùy bút và dịch thuật (William Shakerpeare. Ande Gide, Albert Camus, Antoine de Siant – Exupéry, Gerard de Nerval…)
Thời gian qua, bên cạnh một số thi phẩm ra mắt lần đầu đánh dấu thời kỳ sáng tác từ 1975 đến khi ông qua đời, một số tác phẩm của ông trước đây cũng lần lượt được tái bản (Mưa Nguồn, Tập thơ chính yếu của ông: Hoàng Tử Bé, dịch Saint – Exupéry: Mùi Hương Xuân Sắc, dịch Gérard de Nerval…) Số sách tái bản tuy chưa nhiều, nhưng những bạn đọc lần đầu tiên được tiếp xúc với ông đều thích thú cảm nhận một giọng thơ thâm trầm đặc sắc và một phong cách dịch thuật khoáng đạt tài hoa.
Và với tác phẩm bạn đọc đang có trong tay, được sự đồng ý của gia đình cố tác giả. Nhà xuất bản Văn Học chọn tái bản lần đầu tiên công trình tiêu biểu cho thể loại biên khảo của ông. Trọng tâm cuốn sách xoay quanh một số chủ đề triết học nhưng được tác giả lý giải và so sánh nhiều nguồn tư liệu tổng hợp đến từ nhiều chân trời văn học hòa quyện với dòng cảm xúc triền miên và những suy niệm sâu lắng riêng tư. Chính sự hòa quyện ấyđã mang lại văn phong độc đáo, đồng thời toát lên tinh thần nhân văn và chất văn học kỳ ảo của ngọn bút Bùi Giáng.
Để độc giả thêm phần tiện nghi khi tiếp cận một công trình đòi hỏi tham cứu nhiều tư liệu văn chương và triết lý, chúng tôi nhờ có nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn viết bài dẫn nhập giới thiệu tác phẩm.
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC
MỤC LỤC
Martin Heidegger
1. Martin Heidegger – Vài nhận định Sơ khởi
2. Martin Heidegger và Jean Paul Sartre
3. Martin Heidegger và hính bóng Nietzche
4. Martin Heidegger – Thảm kịch Âu Châu- Và Sương trời Hy Lạp
5. Martin Heidegger và vấn đề Hữu Thể
WILLIAM FAULKNER
1. The Sound and the Fury
2. Câu chuyện ngoài lề hay ở trung tâm?
ALBERT CAMUS
1. Ngộ nhận
2. Caligula và Hư vô Chủ nghĩa
PHỤ LỤC: THẦN THOẠI HY LẠP
SOEREN KIERKRGAARD
FREDERIC NIETZSCHE
CAMUS NHÌN NIETZSCHE
NGƯỜI NGOẠI QUỐC NHÌN CAMUS
GABRIEL MARCEL
ĐỔI ĐẦU GIÓ: SHAKESPEARE
TRỞ LẠI VỚI SARTRE – SARTRE VÀ VẤN ĐỀ TỰ DO
NGÔN NGỮ CỐT YẾU CỦA HEIDEGGER