LIÊN TÔNG THẬP TAM TỔ
(13 vị Tổ sư Tịnh Độ)
Vô Nhất Đại Sư Thích Thiền Tâm soạn dịch
Sa Môn Thích Hải Quang chú giải
LIÊN TÔNG PHÁP MÔN
Đề vịnh
Di Đà sáu chữ tuyệt cao minh,
Mở rộng Đông tây tiếp hữu tình.
Gương sáng vãng sinh mờ nhật nguyệt,
Niệm Phật mừng thương cảm phận mình.
Chư Tổ Liên Tông thừa Phật Chỉ,
Hoằng truyền Tịnh độ rước hàm linh.
Tâm nở hoa khai sinh Cửu phẩm,
Mau về an dưỡng hỡi quần sinh.
Lập Xuân Mậu Dần
PL. 2542, DL. 1998
Phật tử BẢO ĐĂNG
Cảm đề
LIÊN TÔNG
THẬP TAM TỔ
THAY LỜI TỰA
Từ quá khứ vô thỉ kiếp lâu xa đến nay và cho đến tương lai nữa, Tam bảo luôn luôn và bao giờ cũng vẫn là chiếc thuyền từ cực to đưa rước chúng sinh ra khỏi sông mê bể khổ, lên bờ giải thoát, Niết bàn.
Nếu như có người nào biết kính tin và quy hướng ắt sẽ được:
- Hiện đời thân tâm an lạc.
- Chư hiền thánh hằng luôn thủ hộ.
- Tăng tiến đạo Bồ đề.
- Trong tương lai sẽ được đắc thành quả vị giải thoát.
Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn giáng trần vì muốn để thích hợp với vô lượng căn tánh của chúng sinh hầu được dễ dàng hóa độ cho nên Ngài dùng vô số “thiện xảo phương tiện” khác nhau mà tuyên bày chánh pháp, có lúc thì Ngài:
- Chỉ bày rõ ràng: Gọi là Hiển giáo
- Có lúc thì ẩn kín, sâu xa: Gọi là Mật giáo
- Có lúc thì chân thật, tròn đầy: Gọi là Viên giáo
- Có lúc thì thông suốt, phổ cập: Gọi là Thông giáo
Nhưng dù cho là HIỂN, MẬT, VIÊN hay THÔNG gì đi chăng nữa, trước sau giáo pháp của đức Như Lai cũng không ra ngoài một mục tiêu chính yếu, đó là: Truyền trao chánh kiến và chánh pháp của Phật, ngõ hầu dẫn dắt được khắp hết chín giới chúng sinh đi đến con đường an vui, diệt khổ và giải thoát mà thôi.
PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ là một trong những đại thiện phương tiện của Phật thuộc về Hiển giáo và Thông giáo dùng để cứu vớt một cách nhanh chóng cho các chúng sinh sớm ra khỏi biển khổ sinh tử, trầm luân, nhất là trong thời buổi mạt pháp, khi các kinh điển bị diệt hết rồi, chúng sinh duy nhất chỉ còn có y cứ vào nơi pháp môn này để được giải thoát mà thôi.
Như trong kinh Đại bổn A Di Đà (Vô Lượng Thọ Kinh), đức Bổn sư đã có lời huyền ký rằng:
“Trong đời tương lai, khi các kinh đạo đã diệt hết rồi, ta dùng sức từ bi, thương xót, riêng lưu trụ kinh này thêm một trăm năm nữa.
Chúng sinh nào gặp được kinh này, tùy theo sở nguyện, đều có thể đắc độ”.
Và cũng chính vì căn cứ vào nơi lời huyền ký này, cho nên vào đời nhà Dao Tần, Tam tạng Pháp sư là Ngài Cưu Ma La Thập mới dịch từ Phạn văn ra Hán văn các kinh Tịnh độ.
MỤC LỤC
Pháp Hoa Phật tự - Hoằng khai tịnh độ
Liên tông pháp môn đề vịnh (Thơ)
Thay lời tựa
Tịnh độ kim ngôn
Lời khẩn nguyện của người chú giải
Khải đề (Thơ)
Phần dẫn nhập
Lời vào chuyện (Thánh giáo kệ)
Đôi lời tỏ bày của người giải thích
TRUNG HOA ĐÔNG ĐỘ LIÊN TÔNG CHƯ TỔ
Huệ Viễn Đại sư - Liên Tông Sơ Tổ
Huệ Viễn Đại sư cảm đề (Thi)
Phần chú thích
Thiện Đạo Đại sư - Liên Tông Nhị Tổ
Phần chú thích
Thừa Viễn Đại sư - Liên Tông Tam Tổ
Phần chú thích
Pháp Chiếu Đại sư - Liên Tông Tứ Tổ
Phần chú thích
Thiếu Khang Đại sư - Liên Tông Ngũ Tổ
Phần chú thích
Diên Thọ Đại sư - Liên Tông Lục Tổ
Phần chú thích
Tỉnh Thường Đại sư - Liên Tông Thất Tổ
Phần chú thích
Liên Trì Đại sư - Liên Tông Bát Tổ
Phần chú thích
Trí Húc Đại sư - Liên Tông Cửu Tổ
Phần chú thích
Hành Sách Đại sư- Liên Tông Thập Tổ
Phần chú thích
Thiệt Hiền Đại sư - Liên Tông Thập Nhất Tổ
Bài văn Khuyến phát lòng Bồ đề
Phần chú thích
Tế Tỉnh Đại sư - Liên Tông Thập Nhị Tổ
Phần chú thích
Ấn Quang Đại sư- Liên Tông Thập Tam Tổ
Phần chú thích