BAN DỊCH THUẬT HÁN TẠNG PHÁP ÂM
PHÁP NGỮ TỊNH ĐỘ
Hán văn: Thiền sư Triệt Ngộ
Sa-môn Ngộ Khai
Sa-môn Hoài Tắc
Tổng hợp và chuyển ngữ: Thích Nguyên Chơn
NHÀ XUẤT BẢN THỜI ĐẠI
Chứng minh
HÒA THƯỢNG THÍCH MINH THÔNG
HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN TRÍ
Chuyết văn
Quảng Âm-Phương Tú
Bảo trợ dịch thuật
Chánh Phước Thanh Hương
Phương Tú Quảng Trí Nhân
Đặng Phước Thọ Tánh Phương Lý
Đào Thị Trang Hoàng Thị Hồng Nhung
TỰA CỦA TÁC GIẢ
Năm Quí tị (1773) đời vua Càn Long, tôi trụ trì chùa Quảng Thông tại Kinh đô và dẫn đắt đại chúng tham thiền. Bấy giờ, hễ có lời nào thì tôi đều ghi chép lại. Đến năm Đinh Mão (1807), vì nghiệp xưa sâu nặng, nên thân mang nhiều bệnh. Nhân đó, tôi suy nghĩ về Ngũ đình tâm quán của Giáo thừa, trong đó những hữu tình nhiêu chướng nạn thì nên dùng pháp Niệm Phật để đối trị. Hơn nữa, môn này, trên thì các đại bồ-tát như Văn-thù, Phổ Hiền..., các đại tổ sư như Mã Minh, Long Thọ... kế đến là các đại thiện tri thức như Thiên Thai Trí Khải, Vĩnh Minh Diên Thọ, Sở Thạch Phạm Kì, Vân Thê Châu Hoằng... mà còn hướng tâm về, thì ta là ai mà dám không nương theo!
Thế là từ đó, ngày đêm tôi chuyên tâm lễ Phật, lại cũng có rất nhiều thiền giả nguyện theo tôi tu tập môn này. Bởi môn này đã thuận thời mà hợp cơ, lại tiện cho việc tự tu, nên mọi người bỏ tham thiền mà chuyên tâm niệm Phật. Những bậc được trọng vọng trong tông môn thời bấy giờ thấy tôi như vậy, thì bàn tán xôn xao, phỉ báng đủ điều. Nhưng tôi tin sâu lời Phật dạy, nên không để tâm đến. Tất cả những bản thảo biên tập từ hơn mười năm trở lại đây, trong một sớm nọ, tôi ném hết vào lửa. Không ngờ một thiền giả lắm chuyện lại kịp lôi từ trong lò ra một số chương đoạn, nhưng chưa được một phần trăm.
Về sau, bị gió nghiệp thổi, tôi lần lượt trụ trì chùa Giác Sanh và Tư Phước. Bị hư danh làm cho mê lầm, nên thường có người đến thỉnh tôi khai thị, viết tựa, bạt. Bị nài ép quá, bất đắc dĩ phải thuận theo. Cứ như vậy, lâu ngày chầy tháng gom góp thành pho thành quyển. Đến mùa hạ năm Mậu Thìn (1808), cư sĩ Lí Phùng Xuân nghe pháp tại chùa, có chút tỉnh ngộ, muốn tôi giao cho ông khắc in sách này. Nhưng tôi không chấp nhận. "Thân đã ẩn, thì cần đến văn làm gì!", lời của ẩn sĩ thế gian mà còn như thế, huống gì ta đã gởi tâm cõi tịnh, thì có lời gì đáng để lưu truyền. Cư sĩ này cứ nài thỉnh mãi, tôi bèn ghi vài lời, để chỉ rằng tất cả đều là lời bất đắc dĩ.
Ngày mười hai tháng chín năm Canh Ngọ (1810) niên hiệu Gia Khánh tại trượng thất Nhị Hữu chùa Tư Phước, Nột đạo nhân kính ghi.
MỤC LỤC
NGỮ LỤC CỦA THIỀN SƯ TRIỆT NGỘ
Lịch sử thiền sư Triệt Ngộ.
Tựa khắc in.
Tựa của tác giả.
Dạy chúng
Tạp biên
1. Đại ý của Bát-nhã và Tịnh Độ.
2. Giải thích Tây phương có thật.
3. Tiết lược yếu chỉ kinh Hoa nghiêm.
4. Hai nghĩa quyết định trong kinh Lăng-nghiêm.
5. Nghĩa tiệm tu-đốn chứng trong kinh Lăng-nghiêm.
6. Thật không có một pháp gọi là phát tâm Bồ-đề trong kinh Kim Cang.
7. Yếu chỉ Tri kiến vô kiến trong kinh Lăng-nghiêm.
8. Bàn về bộ luận Nhất thừa quyết nghi.
9. Lược giải câu "Tướng tướng lìa tướng, tâm tâm ấn tâm".
Bạt
1. Bạt cho bộ Tịnh Độ tân lương.
2. Bạt cho bộ kinh Pháp hoa viết bằng máu của thiền nhân Đức Toàn.
3. Bạt cho bộ kinh Pháp hoa viết bằng máu của thiền nhân Minh Sơ.
4. Bạt cho phẩm Phổ môn kinh Pháp hoa viết tay.
5. Bạt cho ngôi thất Nhị Hữu.
6. Bạt cho bộ kinh Lăng-nghiêm do thiền nhân Dũng Kiện viết bằng máu để trang nghiêm cõi Tịnh.
Đáp thư
1. Thư đáp lời cư sĩ Hương Nghiêm.
2. Thư đáp lời cư sĩ Bành Nhị Lâm ở Giang Nam.
3. Thư đáp lời cư sĩ Lí Thụy Nhất.
Niệm Phật Già-đà
1. Tựa.
2. Một trăm bài kệ về Giáo môn.
3. Một trăm bài kệ về Tông thừa.
Di tập
1. Kệ niệm Phật
2. Kệ ca ngợi tượng Phật A-di-đà vẽ bằng máu.
SA-MÔN HOÀI TẮC
Tịnh độ cảnh quán yếu môn.
PHÁP NGỮ TỊNH ĐỘ
Lịch sử Sa-môn Ngộ Khai
1. Một trăm câu hỏi-đáp về pháp môn Niệm Phật.
2. Người niệm Phật cần biết.
3. Niệm Phật theo nghĩa thiển cận.
4. Niệm Phật theo nghĩa cao sâu.
5. Niệm Phật không sát sanh.