Tịnh Tông Nhập Môn
HT. TỊNH KHÔNG giảng
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2010
Tại sao chúng ta phải tu theo pháp môn Tịnh Độ.
Mục đích thứ nhất của chúng ta khi tu học Phật Pháp đương nhiên là để liễu thoát sanh tử luân hồi, ra khỏi tam giới. Đây là một vấn đề trọng đại, là "một đại sự nhân duyên" mà Phật nói trong Kinh Pháp Hoa; Đức Thế Tôn trong rất nhiều kinh luận Đại thừa không kể là trên lý luận hoặc phương pháp, không có chỗ nào không lấy đó làm mục tiêu tối hậu.
Nhưng Phật pháp truyền đến ngày nay, y cứ theo cách ghi chép của người Trung Quốc đã trãi qua ba ngàn năm, và theo cách tính của các nước khác thì cũng trên hai ngàn năm trăm năm. Pháp truyền qua thời gian dài như thế sẽ không tránh khỏi sanh ra tệ đoan. Hiện nay là thời mạt pháp, hai ngàn năm trăm năm sau khi đức Phật Thích Ca diệt độ, căn tánh của chúng sanh trong thời đại này dĩ nhiên không giống với thời xưa, vì vậy có rất nhiều kinh luận và pháp môn không phải là không tốt, nhưng người hiện đại chúng ta tu học không được, thực hành cũng không được.
Mỗi lời nói của đức Phật đều là chân thật; chúng ta kể cả cá nhân của tôi mỗi người đều có rất nhiều tạp khí và phiền não, muốn sửa đổi mà sửa không hết. Tôi có một lợi điểm là mỗi ngày giảng kinh cho đại chúng, có rất nhiều cơ hội để phản tỉnh. Nếu không diễn thuyết cho người khác, cơ hội để phản tỉnh ít đi; nếu thường khuyên người khác đương nhiên cũng khuyên mình, đây có đạo lý nhất định. Hy vọng là chúng ta nhắm vào phương pháp này, mục đích này, nỗ lực gắng sức thì ba ngày họp mặt này sẽ rất có ý nghĩa và có thể giúp chúng ta tiêu trừ rất nhiều chướng duyên ở trước mặt. Biết phải tu như thế nào mới là công đức chân thật, mới là lời chân thật của Phật đã dạy cho chúng ta.
Trong quá trình chuyển ngữ chắc không tránh khỏi thiếu sót, xin các bậc thức giả hoan hỷ phủ chính cho. Xin chân thành cám ơn.
Một nhóm Diệu âm cư sĩ, 6-15-2003
MỤC LỤC
A. Tại sao chúng ta phải tu theo Pháp môn Tịnh Độ
B. Tam phước
C. Chướng ngại của hành giả
D. Tiêu trừ chướng ngại
E. Pháp thanh tịnh giải thoát
F. Chánh pháp tuyệt đối tương ứng với lợi ích chân thật
G. Bốn nguyên tắc để phân biệt chánh và tà
H. Hạnh tốt và hạnh xấu
I. Ba cương lãnh chánh của hành môn
J. Điểm quan trọng của hành môn
Phụ lục