LUẬN TỊNH ĐỘ
Nguyên tác: Thích Ca Tài
Dịch và Chú thích: Chúc Đức- Diệu Thảo- Giới Niệm
Hiệu Đính: Định Huệ
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với những dịch phẩm khác, dịch phẩm nhỏ này cũng nằm trong khuôn khổ kế hoạch phiên dịch do các vị thầy đáng kính của chúng tôi đề ra.
Nguyên tác chữ Hán của cuốn sách này có tên Tịnh Độ Luận do Thích Ca Tài soạn vào đời Đường, được xếp vào Đại Chính Tạng tập 47, No.1963, tr. 83-104. Khoảng năm 627 – 645, ngài Ca Tài trụ ở chùa Hoằng Pháp, kinh đô nhà Đường. Cũng như người cùng thời là Đại sư Thiện Đạo, chịu ảnh hưởng của thiền sư Đạo Xước, Sư hoằng dương giáo nghĩa Tịnh Độ, soạn và hiệu đính nhiều bộ luận. Tịnh Độ Luận là tác phẩm được Sư biên soạn dựa vào bộ An Lạc Tập của ngài Đạo Xước, nhưng công phu hơn nhiều, đã làm nỗi bật tư tưởng của An Lạc Tập. Bộ luận gồm 3 quyển chia thành 9 chương, dùng hình thức hỏi đáp trình bày đầy đủ và mạch lạc các nghĩa Báo thân Tịnh độ, Hóa thân Tịnh độ, các tác phẩm và căn cơ vãng sinh, lý luận về vãng sinh, nêu các trường hợp thực tế vãng sinh, đồng thời so sánh Tịnh độ Cực Lạc với Tịnh độ Đâu-suất, nhấn mạnh và xác quyết khả năng vãng sinh của phàm phu. Rất nhiều hành giả tông Tịnh Độ ở Trung Quốc và Nhật Bản sử dụng bộ luận này.
Khi biên dịch sách này, chúng tôi giữ nguyên nội dung và bố cục của nguyên tác, chỉ thay đổi một ít từ cho phù hợp về thời gian tính, đặt lại tên một số chương cho gọn hơn, đồng thời, đưa cước chú vào để người đọc đỡ công tra cứu. Phần lớn cước chú chúng tôi đều căn cứ vào Từ Điển Phật Học Huệ Quang. Phật Quang Đại Từ Điển là chính, ngoài ra còn tham khảo Phật Học Đại Từ Điển của Đình Phúc Bảo, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Duy-ma-cật Sở thuyết (phẩm 11 –Bồ-tát Hạnh) v.v…
Mặc dù chúng tôi đã cố gắng hết sức với hy vọng giúp ích chút ít cho người muốn tìm hiểu sâu về pháp môn Tịnh Độ. Tuy vậy, bản dịch Việt ngữ này chắc chắn khó tránh khỏi khuyết điểm. Kính mong các bậc thức giả hoan hỉ chỉ bảo cho.
Nhóm phiên dịch
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời tựa
QUYỂN THƯỢNG
ChươngI.XÁC ĐỊNH THỂ TÍNH CÕI NƯỚC
Chương II. XÁC ĐỊNH NGƯỜI VÃNG SINH
Chương III. XÁC ĐỊNH NHÂN VÃNG SINH
QUYỂN TRUNG
Chương IV. LÍ LUẬN
Chương V. DẪN CHỨNG KINH VÀ LUẬN
QUYỂN HẠ
Chương VI. DẪN CHỨNG NGƯỜI ĐƯỢC VÃNG SINH
Chương VII. SO SÁNH CÕI TÂY PHƯƠNG
VÀ CUNG TRỜI ĐÂU SUẤT
Chương VIII. THỜI ĐIỂM TUYÊN GIẢNG GIÁO PHÁP
Chương IX. DẠY CHÁN CỎI UẾ, ƯA CÕI TỊNH