Tìm Sách

Giảng Luận >> Lược giải Kinh Đại Bảo Tích


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Lược giải Kinh Đại Bảo Tích
  • Tác giả : HT. Thích Trí Quảng
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 575
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2005
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000011917
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

Lược giải Kinh Đại Bảo Tích

Quyển 1

Hòa thượng THÍCH TRÍ QUẢNG

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO

HÀ NỘI - PL 2548 - 2004

 

Lời tựa

 

            Tôi chưa nghiên cứu sâu về kinh Bảo Tích, vì việc chuyên môn của tôi là nghiên cứu và tu kinh Pháp Hoa. Khi đọc qua bản dịch của Hòa thượng Trí Tịnh về kinh Bảo Tích, tôi thấy có nhiều điểm rất khó hiểu. Vì vậy, khi có yêu cầu giảng dạy cho Tăng Ni sinh của Viện Phật học cũng như Trường Cao đẳng Phật học, tôi mới bắt đầu nghiên cứu và giảng dạy bộ kinh Bảo Tích.

            Giảng dạy bộ kinh Bảo Tích, một phần lớn tôi cảm nhận kinh này qua tinh thần kinh Pháp Hoa và kinh Hoa Nghiêm. Vì lý do đó, khi giảng bộ kinh này, tôi thường dẫn dụng kinh Pháp Hoa và kinh Hoa Nghiêm để triển khai áo nghĩa của kinh Bảo Tích.

            Ngoài ra, theo tinh thần các pháp đồng là Phật pháp hay đồng dẫn đến cứu cánh nhứt Phật thừa, tất cả kinh điển của Phật đều hướng về con đường giác ngộ, giải thoát. Tôi thiết nghĩ dựa trên tinh ba của kinh Pháp Hoa và kinh Hoa Nghiêm để thâm nhập yếu nghĩa của kinh Bảo Tích cũng không có gì là sai trái.

            Bộ kinh Bảo Tích quá nhiều mà thời gian giảng dạy cho Tăng Ni sinh ở các Trường Phật học thì ngắn ngủi, nên tôi không thể giảng dạy trọn vẹn bộ kinh Bảo Tích. Tôi chỉ trích giảng những pháp hội cần thiết có liên quan nhiều đến sinh hoạt tu học của Tăng Ni hiện nay. Đó là tinh thần giới luật tam tụ luật nghi, tiêu chuẩn làm Phật theo Đức Phật A Di Đà liên hệ đến Tịnh độ tông hay Phật A Súc liên hệ đến Thiền tông, hoặc Bồ tát pháp là việc làm mà đệ tử Phật cần thực hiện để tồn tại thích nghi với sinh hoạt của xã hội thời nay.

            Mong các bậc thiện tri thức đọc tác phẩm này, nếu có những điểm không hài lòng, xin hoan hỷ bỏ qua, hoặc vui lòng góp ý để chúng ta cùng nhau thăng hoa trên bước đường thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.

             HT. Thích Trí Quảng

Mùa Phật Đản, Phật lịch 2548 - 2004

 

MỤC LỤC

Lời tựa

Tổng luận

Pháp hội 1: Tam tụ luật nghi

Pháp hội 2: Vô Biên Trang Nghiêm Đà La Ni

Pháp hội 3: Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ

Pháp hội 5: Vô Lượng Thọ Như Lai

Pháp hội 6: Bất Động Như Lai

Pháp hội 7: Mặc Giáp Trang Nghiêm

Pháp hội 8: Pháp Giới Thể Tánh Vô Sai Biệt

Pháp hội 9: Đại Thừa Thập Pháp

Pháp hội 10: Văn Thù Sư Lợi Phổ Môn

Pháp hội 11: Xuất hiện Quang Minh

Pháp hội 12: Bồ Tát Tạng

Pháp hội 14: Phật Thuyết Nhập Thai Tạng

Pháp hội 15: Văn Thù Sư Lợi Thọ Ký

Pháp hội 16: Bồ Tát Kiến Thiệt

Pháp hội 17: Phú Lâu Na

Pháp hội 18: Hộ Quốc Bồ Tát

Pháp hội 19: Úc Già Trưởng Giả

Pháp hội 20: Vô Tận Phục Tạng

Pháp hội 21: Thọ Ký Ảo Sư Bạt Đà La

Pháp hội 23: Ma Ha Ca Diếp

Pháp hội 24: Ưu Ba Ly

Pháp hội 25: Phát Thắng Chí Nguyện

Pháp hội 26: Thiện Tý Bồ Tát

Pháp hội 27: Thiện Thuận Bồ Tát

Pháp hội 28: Dũng Mãnh Thọ Trưởng Giả

Pháp hội 29: Ưu Đà Diên Vương

Pháp hội 30: Diệu Huệ Đồng Nữ

Pháp hội 31: Hằng Hà Thượng Ưu Bà Di

Pháp hội 32: Vô Úy Đức Bồ Tát

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Duy Biểu Học
Duy Biểu Học
Đường xưa mây trắng
Đường xưa mây trắng
Để Hiểu Đạo Phật
Để Hiểu Đạo Phật
Để Có Một Tương Lai
Để Có Một Tương Lai
Đạo Phật Qua Nhận Thức Mới
Đạo Phật Qua Nhận Thức Mới
Đạo Phật Ngày Nay
Đạo Phật Ngày Nay
Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời
Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời
Đạo Phật của Tuổi Trẻ
Đạo Phật của Tuổi Trẻ
Đạo Phật Hiện Đại Hóa
Đạo Phật Hiện Đại Hóa
Đạo Phật Áp Dụng Vào Cuộc Sống Hàng Ngày
Đạo Phật Áp Dụng Vào Cuộc Sống Hàng Ngày
Đạo Bụt Nguyên Chất
Đạo Bụt Nguyên Chất
Cửa tùng đôi cánh gài
Cửa tùng đôi cánh gài