PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
HT.THÍCH TRÍ THỦ Biên soạn
TU VIỆN QUẢNG ĐỨC
ẤN HÀNH MÙA VU LAN BÁO HIẾU 2009
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo pháp của đức Bổn Sư hiện được lưu truyền khắp thế giới gồm nhiều pháp . Ở nước ta pháp môn phổ biến nhất, duy có pháp môn Tịnh Độ. Pháp môn này cơ hồ như lấn át luôn cả pháp môn Thiền Tông, là pháp môn chính truyền từ phái Tỳ Ni Đa lưu Chi cho đến Tổ Thiệt Diệu Liễu Quán.
Hiện nay trong từ các Đại- Đức Tăng Ni, ngoài đến Tín đồ Hội viên các hội Phật giáo Cư sĩ, không ai là không thực hành Pháp môn này. Thậm chí đến các đơn vị Phật giáo ở cấp xã, thôn, tại Trung Việt đều lấy hai chữ Tịnh độ gọi cho chung đơn vị.
Nhận thấy nơi nơi đều thực hành Pháp môn Tịnh độ, để cho ý nghĩa và phương pháp hành trì Pháp môn này được thêm sâu rộng và để góp phần công đức thêm cao dày, tôi phỏng theo quyển Tịnh Pháp Khái Thuật soạn ra sách này hầu mong quý Phật tử sơ cơ hiễu rõ thêm cái pháp môn vi diệu mà mình đang thực hành.
Sách này gồm tóm yếu nghĩa ba bộ kinh: Thập Lục quán Vô Lượng Thọ, Phật Thuyết a Di Đà do chính kim ngôn Đức Thích Tôn dạy ra, và một bộ luận là Luận Vãng Sanh do Ngài Bồ Tát Vô Trước soạn. Về đời nhà Tùy, có Ngài Lô Sơn tức Tổ Sư Huệ Viện dựa vào ba kinh và môt luận nói trên mà sáng lập tông Tịnh Độ. Từ đó tông này không ngớt bành trướng và lan khắp các nước Phật giáo ở miền Đông Á.
Vậy, trong tòa nhà Tịnh Độ mà quý Phật tử đang kiến tạo, họa đồ là của Đức Bổn Sư, gạch ngói và công xây là của quý Phật tử. tôi chỉ xin nguyện góp thêm vào đó chút ít đường mật cho vôi gạch chóng ăn nhau hầu mong tòa nhà sớm thành tựu.
Có đạt được sở nguyện cỏn con ấy không là tùy lượng quý Phật tử hưởng ứng nhiều hay ít. Riêng soạn giả tự cho là đã làm xong một việc đáng làm.
Soạn giả cẩn chí
Tỳ kheo Thích Trí Thủ
MỤC LỤC
- Lời thưa tái bản tại Úc
- Lời giới thiệu
- Lời nói đầu
Chương I : Ý Nghĩa Tịnh Độ
A. Sao gọi là Tịnh Độ
B. Các cõi Tịnh Độ trong mười phương
C. Các loại Tịnh Độ khác
Chương II: Phạm vi Cõi Cực Lạc
Tiết 1 : Y báo và Chánh báo trang nghiêm
a) Chánh báo trang nghiêm
b) Y báo trang nghiêm
Tiết 2 : 48 lời nguyện
Tiết 3 : Ba bậc và chín phẩm vãng sanh
Chương III: Đường Lối Tu Tịnh Độ
Tiết 1 : Ba tư lương: Tín, Nguyện, Hạnh
Tiết 2 : Thập thiện và cơ bản tu hành
Tiết 3 : Đôn đốc hết bổn phận
Tiết 4 : Rộng tu công đức hồi hướng vãng sanh
Tiết 5 : Cẩn thận lức lâm chung
Chương IV : Trì Danh Niệm Phật
Tiết 1 : Sánh 3 pháp : Thật, Tướng, Quán tưởng và Trì danh niệm Phật
Tiết 2 : Các phương pháp trì danh
Chương V : Phát Nguyện Vãng Sanh Cực Lạc
Tiết 1 : Tánh cách trọng yếu của sự phát nguyện
Tiết 2 : Giới thiệu vài bài phát nguyện và nghi thức phát nguyện
Chương VI : Pháp Quán Tưởng
Chương VII: Chung Quanh Vấn Đề Vãng Sanh
Phụ lục
Gương sáng niệm Phật. Thích Nguyên Tạng
Phương danh ấn tống