Tìm Sách

Giảng Luận >> Kinh Thủ Lăng Nghiêm


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh Thủ Lăng Nghiêm
  • Tác giả : HT. Tuyên Hóa
  • Dịch giả : Thích Nhuận Châu
  • Ngôn ngữ : Hoa - Việt
  • Số trang : 463
  • Nhà xuất bản : .
  • Năm xuất bản : 1999
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000010140
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Năm mươi hiện tượng ấm ma

Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật

Lời giới thiệu

Tại Ấn Độ ngày xưa, Kinh Thủ Lăng Nghiêm được xem như một thứ quốc bảo, rất hạn chế việc truyền bá ra nước ngoài. Sự thận trọng như vậy rất cần thiết, vì hành giả tự tu học Kinh Thủ Lăng Nghiêm mà thiếu sự hướng dẫn của các bậc chân sư thì khó tránh khỏi mạng lưới tà kiến, những hiện tượng quái dị

Năm mươi hiện tượng ấm ma là phần cuối của bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm được Đức Phật mô tả rõ ràng về trạng thái tâm lý của hành giả; về phạm vi giới hạn của mỗi ấm; về những biến tướng quái dị làm mê hoặc hành giả, và sau cùng là lời cảnh giác thiết thực.

Sở dĩ có những trở ngại này là do tâm lý nôn nóng về danh lợi, về ý hướng muốn thành Phật tức khắc của các hành giả còn non kém. Đó là hậu quả tai hại của nhận thức sai lầm về tinh thần “sự - lý viên dung” trong đạo Phật.

Để chữa trị căn bệnh này, Đức Thế Tôn đã dạy rõ:

“Lý tắc đốn ngộ, thừa ngộ tinh tiêu,

Sự phi đốn trừ, nhơn thứ đệ tận.”

(Kinh Thủ Lăng Nghiêm Q.10)

Nghĩa là: phần tánh thì có thể giác ngộ ngay tức khác, nhờ sự giác ngộ này mà các nhận thức sai lầm đều tiêu tan. Nhưng phần sự tướng (hành động) thì không thể trừ diệt được ngay lập tức mà phải lần lượt theo thứ lớp mới hết sạch.

Nguyên tác tiếng Anh của bản dịch này có tựa đề: “The Shurangama Sutra – The Fifty Skandha Demon States” của Hòa thượng Thích Tuyên Hóa nhằm mục đích truyền bá chánh pháp, tiêu trừ tà kiến, giúp hành giả đạt được kết quả chân thật trong việc tu hành.

Đại đức Thích Nhuận Châu trong thời gian tu học tại Tịnh thất Từ Nghiêm đã phát tâm dịch tác phẩm này ra Việt ngữ để tỏ lòng biết ơn trong muôn một đối với đại nguyện truyền bá chánh pháp của Hòa thượng giữa thời đại “nhiều chuyện” này.

Cùng với ý hướng ấy, tôi xin trân trọng viết lời giới thiệu để tán dương công đức. Chắc rằng bản dịch đầu tay này khó tránh hỏi sự vụng về thiếu sót. Kính mong Chư Tôn đức hoan hỷ sửa sai và có lời chỉ giáo cần thiết để các bản in sau được hoàn chỉnh hơn.

Chùa Phổ Hiền

Mạnh Xuân, Kỷ Mão 1999

Thích Quảng Hạnh

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Giáo trình Duyên Hệ - Patthana
Giáo  trình Duyên Hệ - Patthana
Saddhammasangaha - Diệu Pháp Yếu Lược
Saddhammasangaha - Diệu Pháp Yếu Lược
Liễu Phàm Tứ Huấn
Liễu Phàm Tứ Huấn
Giác Ngộ trong đạo Phật
Giác Ngộ trong đạo Phật
Chú giải Kinh Di Giáo
Chú giải Kinh Di Giáo
Chữ Hiếu trong đạo Phật
Chữ Hiếu trong đạo Phật
Nhìn lại Bản Chất Con Người
Nhìn lại Bản Chất  Con Người
Khổ đau phát sinh và vận hành như thế nào?
Khổ đau phát sinh và  vận hành như thế nào?
Cốt lõi của cội BỒ ĐỀ
Cốt lõi của cội BỒ ĐỀ
Phật học khái yếu
Phật học khái yếu
Căn bản Luật Nhân Quả
Căn bản Luật Nhân Quả
Làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng thẳng tiến đến thành Phật
Làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng thẳng tiến đến thành Phật