Tìm Sách

Giảng Luận >> Chữ Hiếu trong đạo Phật


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Chữ Hiếu trong đạo Phật
  • Tác giả : Ban Văn Hoá Trung ương & Thiền Viện Vạn Hạnh
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 254
  • Nhà xuất bản : Tổng Hợp TP. HCM
  • Năm xuất bản : 2013
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000011770
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

Chữ Hiếu trong đạo Phật

(tiểu sử và một số bài viết về chữ Hiếu

của hai Cố Đại lão Hòa thượng

THÍCH MINH CHÂU và THÍCH THIỆN SIÊU)

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

BAN VĂN HÓA TRUNG ƯƠNG & THIỀN VIỆN VẠN HẠNH

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

LỜI GIỚI THIỆU

            Quyển "Chữ Hiếu trong đạo Phật" này gồm những bài nghiên cứu và thuyết giảng về chữ Hiếu của hai vị Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Thích Minh Châu  mà chúng tôi sưu tập: Ý nghĩa lễ Vu-lan, Những lời dạy của Đức Phật về chữ Hiếu trong kinh tạng Pali, những lời dạy của Đức Phật về chữ Hiếu theo Hán tạng, và Người Việt Nam thương mẹ kính cha qua ca dao tục ngữ Việt Nam của Hòa thượng Thích Minh Châu, Nhớ Vu-lan, Rằm tháng Bảy, Người xuất gia và Hiếu hạnh, Cha lành con thảo cùng một số lời tưởng niệm của Hòa thượng Thích Thiện Siêu.

            Những bài này được viết và thuyết giảng nhân các dịp lễ Vu-lan Rằm tháng Bảy. Bài viết đôi khi cách nhau một khoảng thời gian rất xa, bài viết lâu nhất là năm 1950, bài mới nhất là năm 2005. Tài liệu sử dụng do đó cũng đa dạng: Bài Người Việt Nam thương mẹ kính cha dựa vào các câu ca dao tục ngữ Việt Nam, bài những lời dạy của Đức Phật về chữ Hiếu trích trong kinh tạng Pali và kinh tạng Hán văn, các bài Nhớ Vu-lan, Rằm tháng Bảy, Ý nghĩa lễ Vu-lan, Người xuất gia và Hiếu hạnh, chữ Hiếu trong đạo Phật, Cha lành con thảo đều trích dẫn từ kinh tạng Hán văn. Tuy vậy, nội dung đều có sự nhất quán; và, đối với người Phật tử Việt Nam, chữ Hiếu luôn luôn là chữ Hiếu, dầu có dựa vào xuất xứ nào, nằm vào thời đại nào và trình bày dưới hình thức nào.

            Cả hai vị Cố Đại lão đều là những bậc Tôn tượng, Sơn môn bảo chướng của Thiền lâm Phật giáo Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, là những người giáo dục, dịch giả, luận gia các kinh điển Phật giáo, đã có hàng chục năm sát cánh bên nhau trong sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp phổ độ quần sinh.

Nhân ngày Tiểu tường của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu (1918-2012) - (ngày 16, 17 tháng Bảy Âm lịch) cũng gần với lễ Vu-lan Phật lịch 2557 (2013), và với ngày tưởng niệm 12 năm viên tịch của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu (1921-2001) - (ngày 16 tháng Tám Âm lịch), Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Thiền viện Vạn Hạnh xin trích đăng Tiểu sử và một số bài viết về chữ Hiếu trong đạo Phật của các Ngài để chúng ta có thể báo đáp ân sâu nghĩa nặng của những người đã có công giáo dưỡng chúng ta.

Chúng tôi xin tán thán gia đình Phật tử Diệu Phương, Phật tử Thanh Nhã, Phật tử Thanh Vy, Phật tử Nguyên Đạt, Phật tử Nguyên Giới, Phật tử Mỹ Huệ đã hỷ cúng kinh phí để ấn hành quyển sách này.

Sau cùng, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam xin chân thành cảm ơn môn đồ pháp quyến của hai vị Cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu và Thích Thiện Siêu đã vui lòng cung cấp tài liệu cho việc hoàn thành quyển sách này.

 

        Mùa Vu-lan PL.2557

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10.07.2013

      Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN

    và Thiền viện Vạn Hạnh

 

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu (1918 - 2012)

Ý nghĩa lễ Vu-lan

Chữ Hiếu trong kinh tạng Pàli

Chữ Hiếu trong kinh tạng Hán văn

Người Việt Nam thương mẹ kính cha

Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu (1921 - 2001)

Nhớ Vu-lan

Rằm tháng Bảy

Người xuất gia và Hiếu hạnh

Cha lành con thảo

Tưởng niệm

Hòa thượng Bổn sư Thích Giác Nhiên (1878-1979)

Hòa thượng Thích Giác Tiên

Hòa thượng Thích Mật Hiển

Hòa thượng Thích Quảng Huệ

Hòa thượng Thích Trí Thủ

Hòa thượng Thích Mật Nguyện

Hòa thượng Thích Đức Nhuận

Hòa thượng Thích Thiện Châu

Sư bà Thích Nữ Diệu Không

Nhớ Phật tử Chơn An - Lê Văn Định

Hộ niệm Hương kinh Chị Hoàng Thị Kim Cúc

Nhớ Phật tử Tâm Thành - Phạm Đăng Siêu

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Trung Luận Giảng Giải
Trung Luận Giảng Giải
Giảng Giải Luận Đại Thừa Khởi Tín
Giảng Giải Luận Đại Thừa Khởi Tín
Hiện Tượng Báo Ứng Nhân Quả
Hiện Tượng Báo Ứng Nhân Quả
Giảng giải Kinh Đại Bảo Tích
Giảng giải Kinh Đại Bảo Tích
Đức Phật và những vấn đề thời đại
Đức Phật và những vấn đề thời đại
Vô Ngã và Luân Hồi
Vô Ngã và Luân Hồi
Giảng giải kinh Bát Nhã
Giảng giải kinh Bát Nhã
Lược giảng Luận Trung Quán
Lược giảng Luận Trung Quán
Kinh doanh theo quan điểm đạo Phật
Kinh doanh theo quan điểm đạo Phật
Nhập Bồ Tát Hạnh Bodhisattvacharyavatara
Nhập Bồ Tát Hạnh Bodhisattvacharyavatara
Lược giải Luận Trung Quán
Lược giải Luận Trung Quán
Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn
Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn