Tìm Sách

Giảng Luận >> Saddhammasangaha - Diệu Pháp Yếu Lược


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Saddhammasangaha - Diệu Pháp Yếu Lược
  • Tác giả : Dhammakitti Mahasami
  • Dịch giả : Tỳ Khưu Indacanda (Trương Đình Dũng)
  • Ngôn ngữ : Pali-Việt
  • Số trang : 227
  • Nhà xuất bản : Đà Nẵng
  • Năm xuất bản : 2011
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000011866
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

Sách Song Ngữ Pali - Việt

SADDHAMMASANGAHA

Tác giả nguyên tác Pali

Dhammakitti Mahasami

&

DIÊU PHÁP YẾU LƯỢC

Bản dịch tiếng Việt

Tỳ Khưu Indacanda

(Trương Đình Dũng)

SRJ JAYAWARDHANNARAMAYA

COLOMBO- 2003

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM

            Tác phẩm Saddhammasangaha - Diệu Pháp Yếu Lược gồm 11 chương được viết bằng văn xuôi xen lẫn 332 câu kệ (được đánh số và trình bày ở dạng chữ nghiêng ở phần tiếng Việt); đa số các câu kệ này được trích dẫn từ các tài liệu xưa (Porana) như Tipitaka (Tam Tạng), Dipavamsa, Mahaamsa, Samantapasadika, v.v...

            Ba chương đầu của tác phẩm Saddhammasangaha - Diệu Pháp Yếu Lược đề cập đến ba lần kết tập Tam Tạng ở Ấn Độ. Chương thứ tư là sự phái các sứ giả đi truyền giáo ở các xứ ngoài biên giới Ấn Độ dưới thời đức vua Asoka (A Dục). Đặc biệt chương thứ năm ghi lại lần kết tập Tam Tạng ở Tích Lan do Ngài Mahinda thực hiện dưới triều vua Devanampiyatissa và sự thiết lập hội chúng tỳ khưu ni ở xứ này. Kế đến là chương thứ sáu nói về việc ghi chép Tam Tạng thành sách. Chương thứ bảy đề cập đến nhà chú giải Tam Tạng nổi tiếng Buddhaghosa cùng với các bản chú giải của người. Đồng thời, chương thứ tám và chín nói về việc soạn thảo Sở Giải (Tika) dưới thời vua Parakrama Bahu I, và tên của một số tác phẩm thuộc nền văn học Phật Giáo Theravada. Hai chương cuối cùng có lẽ là chủ đề của tác giả nói về lợi ích của việc sao chép lời dạy của đức Phật và lợi ích của việc chăm chú lắng nghe Giáo Pháp với nhiều câu chuyện trích dẫn thú vị. Xét về phần nội dung, tài liệu này có giá trị như một sử liệu ghi lại quá trình truyền thừa Giáo Pháp tính từ thời điểm đức Thế Tôn vô dư Niết Bàn.

            Chúng tôi xin chân thành ghi nhận công đức của quý Phật tử hữu ân; Phật tử Diệu Đài, gia đình Chú Lương Xuân Lộc, gia đình Cô Nguyễn Ngọc Vivian đã thường xuyên thăm hỏi, khích lệ, ủng hộ tài chánh, cũng như đã bỏ công đọc lại bản thảo và có nhiều góp ý thiết thực. Chúc quý vị thành tựu phước báu theo như ý nguyện.

            Công đức này cũng xin dâng đế Hòa Thượng trụ trì và chư Tăng chùa Sri Jayawardhanaramaya, Colombo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong công việc học tập và nghiên cứu Phật Pháp tại Tích Lan.

Mong sao hết thảy chúng sanh đều được tấn hóa trong ánh hào quang của Chánh Pháp.

Colombo, ngày 23 tháng 07 năm 2003

Bhikkhu Indacanda

(Trương Đình Dũng)

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Trung Luận Giảng Giải
Trung Luận Giảng Giải
Giảng Giải Luận Đại Thừa Khởi Tín
Giảng Giải Luận Đại Thừa Khởi Tín
Hiện Tượng Báo Ứng Nhân Quả
Hiện Tượng Báo Ứng Nhân Quả
Giảng giải Kinh Đại Bảo Tích
Giảng giải Kinh Đại Bảo Tích
Đức Phật và những vấn đề thời đại
Đức Phật và những vấn đề thời đại
Vô Ngã và Luân Hồi
Vô Ngã và Luân Hồi
Giảng giải kinh Bát Nhã
Giảng giải kinh Bát Nhã
Lược giảng Luận Trung Quán
Lược giảng Luận Trung Quán
Kinh doanh theo quan điểm đạo Phật
Kinh doanh theo quan điểm đạo Phật
Nhập Bồ Tát Hạnh Bodhisattvacharyavatara
Nhập Bồ Tát Hạnh Bodhisattvacharyavatara
Lược giải Luận Trung Quán
Lược giải Luận Trung Quán
Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn
Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn