Tìm Sách

Giảng Luận >> Cốt lõi của cội BỒ ĐỀ


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Cốt lõi của cội BỒ ĐỀ
  • Tác giả : Buddhadasa Bhikkhu
  • Dịch giả : Hoang Phong
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 294
  • Nhà xuất bản : Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2012
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000011762
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

CỐT LÕI CỘI BỒ ĐỀ

Heartwood of the Bodhi tree

BUDDHADASA BHIKKHU

HOANG PHONG chuyển ngữ

NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG

 

Lời giới thiệu

(của người dịch)

            Vào những ngày cuối năm 1961 bước sang đầu năm 1962, một nhóm tu học Phật pháp của nhân viên bệnh viện Siriraj ở Bangkok có mời một nhà sư Thái Lan là Buddhadasa Bhikkhu đến thuyết giảng trong ba ngày. Nội dung của ba buổi thuyết giảng được ghi lại và in thành một cuốn sách nhỏ. Mãi đến năm 1983 tức là 21 năm sau đó thì quyển sách này được dịch sang tiếng Anh với tựa đề là "Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề).

            Từ đó đến nay quyển sách này ngày càng được nhiều người biết đến và đã được liên tục tái bản, đồng thời cũng đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác. Năm 2011 quyển sách này được bà Jeanne Schut một đệ tử người Pháp với tự đề "Le coeur du message du Bouddha" (tâm điểm thông điệp của Đức Phật) với một văn phong sáng sủa và bóng bẩy. Bản chuyển ngữ tiếng Việt được dựa vào cả hai bản tiếng Anh và Pháp trên đây.

            Mãi đến năm 2006, tức là bốn mươi bốn năm sau khi ấn bản tiếng Thái được phát hành và cũng là mười ba năm sau khi Buddhadasa qua đời thì quyển sách này đã được cơ quan UNESCO chính thức đưa vào danh sách các tác phẩm thuộc gia tài văn hóa của nhân loại. Đồng thời cũng vào dịp này UNESCO đã vinh danh và thừa nhận Buddhadasa là một nhà tư tưởng thượng thặng và uyên bác về Phật giáo.

Buddhadasa xuất gia năm 1926 khi vừa được hai mươi tuổi. Sau vài năm tu học trong một ngôi chùa tại Bangkok ông nhận ra rằng "sự tinh khiết không thể nào tìm thấy ở những thành phố lớn", nên bèn rời chùa trở về quê ông ở miền nam Thái Lan. Ông dốc lòng sửa lại một ngôi chùa hoang phế và đến năm 1932 thì biến ngôi chùa này thành một trung tâm giảng dạy Phật pháp rất nổi tiếng tên là "Suan Mokkhabalarama" (có nghĩa là "Khu vườn Giác Ngộ" và thường được gọi tắt là "Suan Mokkh"), một trong những nơi đầu tiên tại Thái Lan giảng dạy về thiền Minh Sát (Vipassana).

Quyển sách gồm ba phần, ghi lại nội dung của ba buổi thuyết giảng như sau:

Phần I: Những điểm chính yếu nhất trong giáo huấn của Đức Phật.

Phần II: Tánh không là gì?.

Phần III: Phải luyện tập như thế nào để thường trú trong tánh không.

Khái niệm về tánh không mang hai khía cạnh khác biệt nhau. Khía cạnh thứ nhất biểu trưng cho bản chất của hiện thực, nêu lên sắc thái triết học siêu hình, liên quan ít nhiều đến khoa hiện tượng học và tất cả các ngành học khác, nói chung là sự hiểu biết của con người. Khía cạnh thứ hai mang tính cách thực dụng giúp người tu tập đạt được sự giải thoát và an trú trong hiện thực, tức là trong tánh không của vũ trụ và của chính niết-bàn. Buddhadasa đã khai triển khía cạnh thứ hai này một cách thật khéo léo, giúp chúng ta quán thấy tánh không của chính mình và của hiện thực trong từng giây phút một trong cuộc sống thường nhật: có nghĩa là trong những lúc sinh hoạt bình thường, trong khi thiền định và trong lúc cái chết gần kề.

Người dịch mạn phép xin ghi chép thêm một vài lời ghi chú nhỏ vào phần chuyển ngữ với hy vọng có thể giúp người đọc dễ theo dõi nguyên bản hơn. Các lời ghi chú này được trình bày bằng chữ nghiêng và đặt trong hai dấu ngoặc. Ngoài ra trong phần phụ lục ở cuối sách người dịch cũng xin trình bày thêm một vài nét về vị đại sư Buddhadasa.

Bures-Sur-Y vette, 18.09.12

  Hoang Phongchuyển ngữ

Mục Lục

Lời giới thiệu

Phần I: Những điểm chính yếu nhất trong giáo huấn của Đức Phật

- Căn bản giáo huấn của Đức Phật

- Căn bệnh tâm linh

- Vi khuẩn làm phát sinh ra căn bệnh tâm linh

- Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo là gì?

- Bám víu là căn nguyên gây ra chứng bệnh tâm linh

- Tánh không hiện hữu tại nơi này và ngay trong lúc này

- Trợ lực của Đạo Đức

- Nên chọn cho mình sự trống không hay là sự bấn loạn?

- Chữa trị căn bệnh tâm linh

- Chữa bệnh bằng paticcasamuppâda (quy luật tương liên)

Phần II: Tánh không là gì?

- Nhập đề

- Tất cả đều là tánh không

- Không được bám víu vào bất cứ gì cả

- Bố thí là một hành động buông xả và cũng là một cách để buông bỏ chính mình

- Đạo đức đích thực hoàn toàn trống không

- Tánh không chính là thể dạng samadhi đích thật

- Trí tuệ tối thượng là tánh không

- Con đường, Quả của Con Đường và Niết bàn đều là Tánh Không

- Tất cả đều là dhamma

- Các thứ dhamma của vô minh

- Chẳng có gì là tôi và cũng chẳng có gì là của tôi cả

- Tánh không nằm trong tầm tay của tất cả mọi người

- Niết bàn ngay trong những giây phút này

- Các loại thành phần (dhâtu)

- Ba thành phần giúp đưa đến niết-bàn

- Tánh không hay là cõi thường trú của các Chúng Sinh Thượng Thặng

- Các cấp bậc của tánh không

- Tiếp xúc với tánh không

- Sự chấm dứt của nghiệp

- Thực hiện thể dạng thanh thản

Phần III: Phải luyện tập như thế nào để thường trú trong tánh không

- Nhập đề

- Tìm hiểu tánh không

- Vậy tánh không là gì

- Sự tắt nghỉ của cái tôi

- Sự sinh của cái tôi

Phụ lục: Vài nét về nhà sư Buddhadasa

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Trung Luận Giảng Giải
Trung Luận Giảng Giải
Giảng Giải Luận Đại Thừa Khởi Tín
Giảng Giải Luận Đại Thừa Khởi Tín
Hiện Tượng Báo Ứng Nhân Quả
Hiện Tượng Báo Ứng Nhân Quả
Giảng giải Kinh Đại Bảo Tích
Giảng giải Kinh Đại Bảo Tích
Đức Phật và những vấn đề thời đại
Đức Phật và những vấn đề thời đại
Vô Ngã và Luân Hồi
Vô Ngã và Luân Hồi
Giảng giải kinh Bát Nhã
Giảng giải kinh Bát Nhã
Lược giảng Luận Trung Quán
Lược giảng Luận Trung Quán
Kinh doanh theo quan điểm đạo Phật
Kinh doanh theo quan điểm đạo Phật
Nhập Bồ Tát Hạnh Bodhisattvacharyavatara
Nhập Bồ Tát Hạnh Bodhisattvacharyavatara
Lược giải Luận Trung Quán
Lược giải Luận Trung Quán
Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn
Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn