Tìm Sách

Thiền >> Cơ Sở Khoa Học Của Thiền Chánh Niệm


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Cơ Sở Khoa Học Của Thiền Chánh Niệm
  • Tác giả : Quán Như - Phạm Văn Minh
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 224
  • Nhà xuất bản : Hồng Đức
  • Năm xuất bản : 2014
  • Phân loại : Thiền
  • MCB : 12100000012594
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

Vài dòng tri ân

Lời nói đầu

Chương 1: Cơ sở khoa học của Thiền Chánh niệm

Chương 2: Thiền sức khỏe và thiền giải thoát

Chương 3: Một vài định nghĩa chánh niệm

Chương 4: Nền tảng đạo đức của Thiền Chánh niệm

Chương 5: Chánh niệm và duyên khởi

Chương 6: Chánh niệm và phi công tự động

Chương 7: Những phát kiến khoa học đưa đến ‘cách mạng’ Thiền chánh niệm

Chương 8: Vật lý mới và đạo học Đông phương

Chương 9: Thực phẩm và sức khỏe

Chương 10: Phần thực tập 1

Chương 11: Phần thực tập 2 – các chỉ dẫn tổng quát

Chương 12: Tạm kết luận

Chương 13: Các bài thực tập

Chương 14: Các bài phụ lục

Kinh Quán Niệm Hơi Thở

Kinh Kalama Anh Việt

Sách tham khảo

LỜI GIỚI THIỆU

          “Cơ sở khoa học của Thiền chánh niệm” của cư sĩ Quán Như — Phạm Văn Minh là một chuyên khảo về thiền nguyên thủy của đức Phật dưới cái nhìn khoa học, cơ sở biện chứng, giá trị trị liệu, nền tảng học thuyết, các hướng dẫn cặn kẽ và những bài thực tập cụ thể nhằm hướng đến một đời sống thân khỏe, tâm an, gia đình hạnh phúc, cộng đồng phát triển, đất nước đi lên.

            Phát xuất từ kinh nghiệm trị liệu của bản thân, tác giả giới thiệu thiền chánh niệm với hai tác dụng: tăng trưởng sức khỏe và trải nghiệm giải thoát. Bằng phương pháp khoa học, tác giả phân tích thiền qua hệ thống thần kinh và não bộ, theo đó giới thiệu trào lưu thiền và phân tâm học, thiền với trái tim và bộ não, thiền với các thí nghiệm lâm sàng, thiền và các giá trị chuyển hóa.

           Thực tập thiền chánh niệm không chỉ có khả năng xả stress mà còn hướng đến việc tăng trưởng sức khỏe, tuổi thọ, điềm tĩnh, sáng kiến và phát minh. Thiền mang lại các giá trị tích cực, nụ cười niềm vui trong cuộc sống, an lạc thảnh thơi trong mọi tình huống, thong dong tự tại trong mọi nghịch cảnh. Người thực tập thiền chánh niệm sẽ hài hòa được thân tâm, dùng tâm thay đổi não, dùng não thay đổi tâm.

         Thiền tăng hệ thống miễn nhiễm, giúp ta năng động, lạc quan, yêu đời, điềm tĩnh sâu sắc, khai phóng và giải thoát.

          Nếu thực tập thiền nhằm mục đích sức khỏe, tạo ra thư giãn thì việc thực tập thiền chánh niệm với mục đích giải thoát, hành giả vượt qua mọi cảm giác cáu kỉnh, lo âu, sầu muộn, căng thẳng, oan ức, ức chế; chuyển hóa nghiệp phàm, thành tựu thánh hạnh.

          Chánh niệm không phải là loại nhận thức bàng quan mà là sự duy trì ý thức theo cách cảm xúc và thái độ nhận thức được người thực tập làm chủ trọn vẹn. Chánh niệm là sự chú ý về sự vận động của bản thân, về những gì diễn ra xung quanh ta về sự làm chủ tâm ý và hành vi. Trong chánh niệm, các hình thái phán đoán của ta không kéo theo các phản ứng tham ái, sân hận, si mê, chấp thủ. Người chánh niệm dùng con mắt của tâm quán sát “sự vật như chúng đang là”, buông bỏ mọi định kiến, nhờ đó vượt thoát mọi chấp thủ. Nhờ thực tập thiền chánh niệm, “cái nhìn sự vật trong chính nó” được thể hiện và duy trì, theo đó, trí tuệ phát sinh.

          Tác giả đã phân tích một cách thú vị rằng thiền chánh niệm được xây dựng ưên trền tảng đạo đức. Nói cách khác, không có đạo đức sẽ không có thiền định đích thực, vì người đánh mất đạo đức luôn sống trong sợ hãi và sầu muộn. Do đó đạo đức không chỉ là nền tảng của luật pháp mà còn là nền tảng của hạnh phúc. Khi xây dựng đời sống thiền trên nền tảng đạo đức, các phản ứng sầu, bi, khổ, ưu, não không còn cơ sở chi phối đời sống tinh thần của chúng ta.

           So sánh duyên khởi với chánh niệm, tác giả nhận thức duyên khởi chỉ là một quá trình tương tức và tương hiện. Thiền giúp con người soi thấu vũ trụ, tỏ thấu nguồn tâm, vượt qua các ý niệm sai lầm về nguyên nhân khởi thủy (duy thần, duy vật, duy tâm) của sự sống. Khi chúng ta nhận thức cái gì duyên khởi là vô ngã thì thiền chánh niệm là sự nhận thức như thật về tính tương tác, tương quan của sự vật trong chính nó.

          Bên cạnh các nghiên cứu y khoa và bộ não, tác giả còn so sánh thiền với đạo học phương Đông, thiền và thực phẩm, thực phẩm và sức khỏe. Tác giả cảnh báo các hình thái thiền luân xa, thiền xuất hồn, thiền nhân điện, thiền nước lã, thiền Quan Âm… chỉ là các hình thái “ngụy thiền”, tồn tại dựa vào sự mê tín của các tín đồ thiếu lý trí.

          Về cách thực tập thiền chánh niệm, tác giả gợi mở sự duy trì thái độ không phán đoán để nhìn thẩm thấu bản chất sự vật. Điều tối kỵ trong việc thực tập thiền chánh niệm là sự đàn áp ý tưởng và tình cảm. Dầu không nhằm mục đích thư giãn, người thực tập thiền trước là phải đạt sự an tĩnh, sau là trải nghiệm lối sống tỉnh thức, nhằm đạt được trạng thái biết trực tiếp về sự vật, không lệ thuộc vào tư duy nhị nguyên. Đang khi thể đạt chánh niệm, tâm hành giả không còn bám víu vào ba chiều thời gian và ý niệm về sự vật. Nhận thức rằng hiện tượng tâm lý đến rồi đi, người thực tập thiền chánh niệm không đè nén, không ức chế. Theo dõi và bắt nhịp hơi thở hiện tại: vào, ra, một, hai, người thực tập làm chủ hơi thở chánh niệm.

          Cốt lõi của thiền chánh niệm là để trải nghiệm đời sống tỉnh thức. Khi chánh niệm hiện tiền, con người tỉnh thức trong từng phút giây, theo đó, mọi động tác đi, đứng, nằm, ngồi đều chế tác sự an vui.

          Tác giả giới thiệu các bài thực tập rất cụ thể và chi tiết như quán niệm hơi thở, ăn trong chánh niệm, rà soát cơ thể, quán niệm âm thanh, thiền hành thong dong, thiền tọa bất động, từ bi tha thứ… Các bài tập quán tưởng về núi, mặt nước ao hồ, tương tức tương hiện… có khả năng tăng trưởng sự sáng tạo tích cực.

          Vượt lên trên các tác phẩm thông thường về thiền, tác giả của thiền chánh niệm giới thiệu cho đọc giả các kỹ năng trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây, rất cụ thể, rõ ràng, hệ thống và có kết quả.

Giác Ngộ, ngày 3-7-2014
TT. Thích Nhật Từ

Tồng Biên tập Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay

Các sách khác thuộc Thiền

Vô môn quan
Vô môn quan
Thiền dưới ánh sáng khoa học
Thiền dưới ánh sáng khoa học
Hành trạng Thiền sư Trung Hoa
Hành trạng Thiền sư Trung Hoa
Thiền và Bát Nhã
Thiền và Bát Nhã
Bích Nham Lục
Bích Nham Lục
Cội nguồn truyền thừa và thiền thất khai thị lục
Cội nguồn truyền thừa và thiền thất khai thị lục
Sự thực hành về Thiền Chỉ và Thiền Quán
Sự thực hành về Thiền Chỉ và Thiền Quán
Thiền Kinh Niệm Xứ lược giải
Thiền Kinh Niệm Xứ lược giải
Thiền là gì
Thiền là gì
Những vị Thiền sư đương thời
Những vị Thiền sư đương thời
Thiền Sư Trung Hoa tập 2
Thiền Sư Trung Hoa tập 2
Thiền Sư Trung Hoa tập 1
Thiền Sư Trung Hoa tập 1