Tìm Sách

Giới Luật >> Đại Phẩm Tập 1


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Đại Phẩm Tập 1
  • Tác giả : Indacanda (Trương Đình Dũng)
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 433
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2009
  • Phân loại : Giới Luật
  • MCB : 12100000012558
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LỜI GIỚI THIỆU

(Được hiệu đính lại từ bài viết năm 2009)

         Mahãvagga (Đại Phẩm) và Cullavagga (Tiểu Phẩm) thuộc Vinayapitaka (Tạng Luật) gồm các vấn đề có liên quan với nhau đã được sắp xếp thành từng chương. Tên gọi chung cho hai phẩm này là Khandhaka (Chúng tôi tạm gọi tên là Bộ Hợp Phần; khandha có nghĩa là khối, nhóm, uẩn,… Tiếp vĩ ngữ -ka trong trường hợp này có ý nghĩa là thuộc về, có liên quan,…).

         Mahãvagga (Đại Phẩm) được chia làm mười chương, và được ấn tống thành hai tập:

      Mahãvagga 1 & Đại Phẩm 1 (TTPV tập 04) gồm có 5 chương đầu, và Mahãvagga 2 & Đại Phẩm 2 (TTPV tập 05) gồm có 5 chương còn lại.

Tóm lược nội dung các chương như sau:

  1. Chương 1 nói về sự khởi đầu của Giáo Pháp được tính từ lúc đức Thế Tôn chứng đắc quả Vô Thượng Chánh Đẳng Giác và bao gồm quá trình hình thành nghi thức cho xuất gia và tu lên bậc trên trở thành tỳ khưu cùng một số vấn đề liên quan đến việc huấn luyện các vị xuất gia.
  2. Chương 2 giảng giải về lễ Uposatha với nguyên nhân ban đầu là lời thỉnh cầu của đức vua Seniya Bimbisãra và nhiều vấn đề có liên quan đến việc tiến hành cuộc lễ như việc ấn định ranh giới (sĩmã) và nhà hành lễ Uposatha, việc sám hối, việc đọc tụng giới bổn Pãtimokkha, v.v… Việc gìn giữ sự hợp nhất của hội chúng là điểm được nhấn mạnh ở chương này.
  3. Chương 3 giảng giải về việc vào mùa (an cư) mưa. Tuy chỉ được ghi lại trong hai tụng phẩm nhưng nội dung của chương này trình bày những sự việc có liên quan đến 1/3 thời gian sống và tu tập của vị tỳ khưu. Chương này cần được xem xét kỹ lưỡng vì có những tư liệu mới chưa được trình bày trong các tài liệu về Luật đã được phổ biến.
  4. Chương 4 giảng giải về lễ Pavãranã tức là một trong những hình thức góp ý nhau về đời sống tu tập có liên quan đến giới luật. Hành sự của lễ Pavãranã tuy chỉ được tiến hành một lần trong năm sau ba tháng cư trú mùa mưa nhưng có tầm quan trọng tương đương với lễ Uposatha nhằm bảo tồn sự trong sạch đồng thời tính hợp nhất của hội chúng.
  5. Chương 5 nói về da thú có liên quan đến đời sống của các vị tỳ khưu ví dụ như giày dép, v.v… Câu chuyện xuất gia của thanh niên Sona Kolivisa ở đầu chương giới thiệu về sự nỗ lực tinh tấn của vị tỳ khưu trẻ tuổi này, dẫu rằng do chính sự tinh tấn quá mức này đã là chướng ngại cho sự đắc chứng của vị ấy nhưng cũng là một ví dụ để chúng ta thấy được động cơ tu tập của các vị xuất gia vào thời đức Phật còn tại tiền.
  6. Chương 6 nói về dược phẩm và các cách thức chữa bệnh. Chương này gồm có 4 tụng phẩm đề cập đến cách thức chữa trị một số bệnh thông thường, về một số quy định đã được áp dụng trong thời kỳ khó khăn về vật thực, về đức tin vững chắc của nữ cư sĩ Suppiyã, về vấn đề thọ dụng cá và thịt trong Phật Giáo, ngoài ra còn có câu chuyện về kỹ nữ Ambapãlĩ và một số vấn đề khác vẫn còn có được sự ứng dụng thực tiễn trong thời hiện tại.
  7. Chương 7 giảng giải về lễ dâng y Kathina. Đây là cuộc phước thí có tầm vóc quan trọng vì sự thành tựu của Kathina không những có ảnh hưởng đến phước báu của người thí chủ mà còn có liên quan đến sự tu tập của các vị tỳ khưu. Sự giảng giải chi tiết với những sự việc tương phản của chương này có lẽ không ngoài mục đích trình bày một số điểm tế nhị cần đến sự chú tâm suy xét.
  8. Chương 8 là chương về Y Phục giảng giải về loại y và các vấn đề có liên quan về nhiều phương diện. Điểm thú vị ở chương này là tụng phẩm mở đầu với câu chuyện về thầy thuốc Jlvaka Komãrabhacca và tài năng chữa bệnh của vị này, đáng ngạc nhiên là việc giải phẫu ở đầu và ở bụng đã được tiến hành vào thời gian cách đây hơn 2,500 năm.
  9. Chương 9 được đặt tên theo một sự kiện xảy ra ở Campã nêu lên một tiền lệ không tốt đẹp về việc sử dụng sức mạnh tập thể để áp đặt hành phạt sai trái lên cá nhân. Thời bấy giờ còn có đức Phật là vị quan tòa để phân xử, trong thời hiện tại trách nhiệm xem xét lại sự việc được trao cho các hội chúng tỳ khưu ở những trú xứ khác nếu có sự thỉnh cầu. Các điều giảng giải trong chương này không ngoài việc trình bày khuôn mẫu trong việc tiến hành các hành sự, khả năng thực hiện của hội chúng đối với các loại hành sự khác nhau tùy thuộc vào số lượng tỳ khưu hiện diện, và một số nguyên tắc cần được áp dụng để bảo đảm tính chất đúng Pháp đúng Luật của hành sự. Các hành sự của hội chúng cùng với việc thâu hồi các hành sự ấy cũng đuợc trình bay ở chương này gồm có: hành sự khiển trách, hành sự chỉ dạy, hành sự xua đuổi, hành sự hòa giải, và ba loại hành sự án treo.
  10. Chương thứ 10 nói về sự việc chia rẽ hội chúng ở Kosambĩ từ lúc khởi đầu đến hồi kết thúc. Mầm mống chia rẽ trong câu chuyện này chỉ là một sự tranh cãi về một điều Luật không quan trọng, từ sự xung đột cá nhân đã lan rộng đến tập thể và trở nên căng thẳng không những đưa đến ẩu đả giữa các tỳ khưu mà còn khiến cho đức Phật đã bỏ đi vào rừng sâu sống với sự phục vụ của voi và khỉ. Yếu tố đưa đến việc giải quyết sự chia rẽ này là hành động tẩy chay tích cực của các cư sĩ ở thành Kosambĩ, cuối cùng sự tranh tụng được giải quyết do sự phục thiện của vị tỳ khưu sai trái. Câu chuyện về hoàng tử Dighãvu và nếp sống sinh hoạt của ba vị đại đức Anuruddha, Nandiya, Kimbila nhằm đề cao sự sống chung hòa ái và không thù hận lẫn nhau là yếu tố quan trọng cần được xây dựng và duy trì trong đời sống tập thế.

          Về hình thức, văn bản li Roman được trình bày ở đây đã được phiên âm lại từ văn bản li – Sinhala, ấn bản Buddha Jayanti Tripitaka Series của nước quốc giáo Sri Lanka. Nhân đây, chúng tôi cũng xin thành tâm tán dương công đức của Ven. Mettãvihãri đã hoan hỷ cho phép chúng tôi sử dụng văn bản đã được phiên âm sẵn đang phổ biến trên mạng internet. Điều này đã tiết kiệm cho chúng tôi nhiều thời gian và công sức trong việc nhận diện mặt chữ và đánh máy; tuy nhiên việc kiểm tra đối chiếu lại với văn bản chánh cũng đã chiếm khá nhiều thời gian.

         Về phương diện dịch thuật và trình bày văn bản tiếng Việt, như đã trình bày ở tập Luật trước, chúng tôi giữ nguyên từ Pãli của một số thuật ngữ không dịch sang tiếng Việt ví dụ như tên các điều học pãrãjika, sanghãdisesa, hoặc tên của các nghi thức như là lễ Uposatha, lễ Pavãranã, v.v… Ngoài ra cũng có một số từ không tìm ra được nghĩa việt như trường hợp tên các loại thảo mộc. Thêm vào đó, chúng tôi cũng đã sử dụng dạng chữ nghiêng cho một số câu hoặc đoạn văn nhằm gợi sự chú ý của người đọc về tầm quan trọng của ý nghĩa hoặc về tính chất thực dụng của chúng. Riêng về các câu kệ ngôn, chúng tôi đã ghi nghĩa Việt bằng văn xuôi nhằm diễn tả trọn vẹn ý nghĩa của văn bản gốc.

         Về văn phong của lời dịch, chúng tôi chủ trương ghi lại lời tiếng Việt sát theo văn bản gốc và cố gắng không bỏ sót từ nào không dịch. Lời văn tiếng Việt của chúng tôi có chứa đựng những mấu chốt giúp cho những ai có ý thích nghiên cứu Pãli thấy ra được cấu trúc của loại ngôn ngữ này. Việc làm này của chúng tôi không hẳn đã được hoàn hảo, dẫu sao cũng là bước khởi đầu nhằm thúc đẩy phong trào nghiên cứu cổ ngữ Phật Học của người Việt Nam. Tuy nhiên, một số sai sót trong quá trình phiên dịch đương nhiên không thể tránh khỏi, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về trình độ yếu kém.

        Nhân đây, chúng tôi cũng xin chân thành ghi nhận sự quan tâm chăm sóc trực tiếp hoặc gián tiếp đối với công tác phiên dịch của chúng tôi về phương diện vật thực bồi dưỡng và thuốc men chữa bệnh của các vị hữu ân sau: Phật tử Phạm Thu Hương (Hồng Kông) và Phật tử Ngô Lý Vạn Ngọc (Việt Nam). Công việc soạn thảo này được thông suốt, không bị gián đoạn, chính là nhờ có sự hỗ trợ cấp thời và quý báu của quý vị. Thành tâm cầu chúc quý vị luôn giữ vững niềm tin và thành tựu được nhiều kết quả trong công việc tu tập giải thoát và hộ trì Tam Bảo.

         Một điều thiếu sót lớn nếu không đề cập đến sự nhiệt tình giúp đỡ của Phật tử Tung Thiên đã sắp xếp thời gian để đọc qua bản thảo và đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc giúp cho chúng tôi tránh được một số điểm vụng về trong việc sử dụng từ ngữ tiếng Việt.

         Chúng tôi cũng xin thành tâm tùy hỷ và tán dương công đúc của các thí chủ đã nhiệt tâm đóng góp tài chánh giúp cho Công Trình Ấn Tống Tam Tạng Song Ngữ Pãli – Việt được tồn tại và phát triến, mong sao phước báu Pháp thí này luôn dẫn dắt quý vị vào con đường tu tập đúng theo Chánh Pháp, thành tựu chánh Trí, chứng ngộ Niết Bàn, không còn luân hồi sanh tử nữa.

       Chúng tôi xin thành kính tri ân công đức của Ngài Hòa Thượng Ven. Devahandiye Pahnãsekara Nãyaka Mahãthera, tu viện trưởng tu viện Sri Jayawardhana- ramaya Colombo 8 – Sri Lanka, đã cung cấp trú xứ và các vật dụng cần thiết giúp cho chúng tôi có thể tập trung toàn thời gian cho công việc thục hiện tập Luật này.

        Cuối cùng, ngưỡng mong phước báu phát sanh trong công việc soạn thảo tập Kinh này được thành tựu đến thầy tổ, song thân, và tất cả chúng sanh trong tam giới. Nguyện cho hết thảy đều được an vui, sức khỏe, có trí tuệ, và tinh tấn tu tập ngõ hầu thành đạt cứu cánh giải thoát, chấm dứt khổ đau.

Kính bút,

Ngày 02 tháng 06 năm 2009

Tỳ Khưu Indacanda (Trương Đình Dũng)

MỤC LỤC

Mục Lục

Lược Đồ Tam Tạng

Lời Giới Thiệu

Các Chữ Viết Tắt

I. CHƯƠNG TRỌNG YẾU

Phần giảng về sự Giác Ngộ

Phần giảng về (cội cây si của những) người chăn dê

Phần giảng về cây Mucalinda

Phần giảng về cây Rãjãyatana

Phần giảng về sự thỉnh cầu của vị Phạm Thiên

Phần giảng về nhóm năm vị

Phần giảng về sự xuất gia của Yasa

Sự xuất gia của bốn người bạn tại gia

Phần giảng về Ma Vương

Phần giảng về sự xuất gia và sự tu lên bậc trên bằng ba sự đi đến nương nhờ

Phần giảng thứ nhì về Ma Vương

Câu chuyện về những người bạn thuộc nhóm các vương tử

Phần giảng về sự kỳ diệu ở Uruvelã

Phần giảng về việc gặp đức vua Bimbisãra

Sự xuất gia của Sãriputta và Moggallãha

Phận sự đối với thềy tế độ

Phận sự đối với đệ tử

Phần giảng về những kẻ bị đuổi đi

Phận sự đối với thầy dạy học

Phận sự đối với học trò

Việc đuổi đi – Việc xin lỗi

Câu chuyện về các vị ngu dốt thiếu kinh nghiệm

Sự đình chỉ việc nương nhờ

Nhóm năm của phần ‘Nên ban phép tu lên bậc trên’

Nhóm sáu của phần ‘Nên ban phép tu lên bậc trên’

Phần giảng về người trước đây theo ngoại đạo

Câu chuyện về năm thứ bệnh

Câu chuyện về các binh sĩ của đức vua

Câu chuyện về kẻ cướp có mang chuỗi ngón tay

Câu chuyện về kẻ cướp phá ngục

Câu chuyện về kẻ cướp bị cáo thị tầm nã

Cầu chuyện về kẻ bị phạt đánh bằng roi

Câu chuyện về kẻ bị phạt đóng dấu

Câu chuyện về kẻ thiếu nợ

Câu chuyện về kẻ nô tỳ

Câu chuyện về người thợ bạc bị sói đầu

Câu chuyện về thiếu niên Upãli

Câu chuyện về bệnh dịch hạch

Câu chuyện về (sa di) Kantaka

Câu chuyện về (hướng đi) bị tắc nghẽn

Phần giảng về việc nương nhờ

Câu chuyện về Rãhula

Phần giảng về các điều học

Câu chuyện về hành phạt

Câu chuyện về sự ngăn cấm khi chưa hỏi ý trước

Câu chuyện về việc dụ dỗ

Câu chuyện về (sa di) Kantaka

Câu chuyện về kẻ vô căn

Câu chuyện về kẻ trộm tướng mạo (tỳ khưu)

Câu chuyện về loài thú

Câu chuyện về kẻ giết mẹ

Câu chuyện về kẻ giết cha

Câu chuyện về kẻ giết A-la-hán

Câu chuyện về kẻ làm nhơ tỳ khưu ni

Câu chuyện về người lưỡng cán

Câu chuyện về người không có thầy tế độ v.v…

Các câu chuyện về người không có bình bát, v.v…

Hai mươi trường hợp không nên cho tu lên bậc trên

Ba mươi hai trường hợp không nên cho xuất gia: người bị đứt cánh tay, v.v…

Các câu chuyện về sự nương nhờ vị không có liêm sỉ

Bốn câu chuyện về (sống) không nương nhờ: vị xuất hành, v.v…

Sự cho phép tuyên ngôn với tên của dòng họ

Hai người có ý muốn tu lên bậc trên

Việc tu lên bậc trên của người hai mươi (tuổi) tính theo thai bào

Việc hỏi các pháp chướng ngại đến các người có ý muốn tu lên bậc trên

Bốn vật nương nhờ

Bốn điều không nên làm

Các vị bị án treo: trong việc không nhìn nhận tội, v.v…

Các câu kệ tóm lược

II. CHƯƠNG UPOSATHA

Phần giảng về việc tụ hội vào ngày lễ Uposatha

Việc đọc tụng giới bổn Pãtimokkha

Phần giảng về sự thanh tịnh của vị Mahãkappina

Việc ấn định ranh giới

Việc chỉ định nhà hành lễ Uposatha

Việc hủy bỏ nhà hành lễ Uposatha

Việc ấn định mặt tiền của chỗ hành lễ Uposatha

Việc ấn định ranh giới không (bị phạm tội vì) xa lìa ba y

Việc hủy bỏ ranh giới

Phần giảng về các ranh giới: làng, v.v…

Hai lễ Uposatha

Bốn hành sự Uposatha

Năm cách đọc tụng giới bổn Pãtimokkha

Việc đọc tụng giới bổn Pãtimokkha một cách tóm tắt

Các trường hợp nguy hiểm đối với việc đọc tụng giới bổn Pãtimokkha

Việc hỏi về Luật

Việc trả lời về Luật

Việc buộc tội

Việc phản đối hành sự sai Pháp

Sự ngăn cấm việc đọc tụng giới bổn Pãtimokkha ở hội chúng có sự hiện diện của cư sĩ

Việc thỉnh mời vị đọc tụng giới bổn Pãtimokkha

Việc thông báo về ngày lễ Uposatha

Các việc làm trước

Câu chuyện về các vị lên đường đi xa, v.v…

Việc bày tỏ sự trong sạch

Việc bày tỏ sự tùy thuận

Việc nắm giữ của các thân quyến, v.v…

Sự đồng ý về bệnh điên

Sự phân loại các lẻ Uposatha:

Lễ Uposatha của hội chúng, v.v…

Việc sửa chữa tội (đã phạm)

Việc sửa chữa tội đã phạm giống nhau

Mười lăm trường hợp vô tội

Mười lăm trường hợp là phe nhóm và có sự nhận biệt là phe nhóm

Mười lăm trường hợp có sự nghi ngờ

Mười lăm trường hợp ‘bỏ qua sự ngần ngại’

Mười lăm trường hợp có dự tính chia rẽ

Phần tương tự có liên quan đến các vị đi vào trong ranh giới

Việc nhìn thấy sự biểu hiện, đặc điểm, v.v… của việc cư trú

Việc tiến hành lễ Uposatha với các vị thuộc nhóm cộng trú khác, v.v…

Các trường hợp không nên đi

Các trường hợp có thể đi

Về sự hiện diện (ở lễ Uposatha) của những nhân vật cần phải tránh, v.v…

Các câu kệ tóm lược

III. CHƯƠNG VÀO MÙA MƯA

Hai thời điểm vào mùa (an cư) mưa

Sự ngăn cấm việc ra đi trong mùa (an cư) mưa

Việc dời lại mùa (an cư) mưa

Phần giảng về công việc có thể giải quyết trong bảy ngày

Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa khi có chướng ngại

Vô tội cho việc cắt đứt mùa (an cư) mưa khi có sự chia rẽ hội chúng

Việc vào mùa (an cư) mưa ở khu rào gia súc, v.v…

Các nơi chốn không nên vào mùa (an cư) mưa

Điều thỏa thuận không nên thục hiện

Tội dukkata ở sự nhận lời

Các câu kệ tóm lược

IV. CHƯƠNG PAVÃRANÃ

Phần giảng về việc cư ngụ thoải mái và không thoải mái, v.v…

Cách thức và việc cho phép về lễ Pavãranã

Hai lễ Pavãranã

Bốn hành sự Pavãranã

Việc bày tỏ lời thỉnh cầu

Việc bày tỏ sự tùy thuận

Việc nắm giữ của các thân quyến, v.v…

Sự phân loại các lễ Pavãranã:

Lễ Pavãranã của hội chúng, v.v…

Việc sửa chữa tội (đã phạm)

Việc bày tỏ về tội (đã phạm)

Việc sửa chữa tội đã phạm giống nhau      

Mười lăm trường hợp vô tội

Mười lăm trường hợp là phe nhóm và có sự nhận biệt là phe nhóm

Mười lăm trường hợp có sự nghi ngờ

Mười lăm trường hợp ‘bỏ qua sự ngần ngại’

Mười lăm trường hợp có dự tính chia rẽ

Phần tương tự có liên quan đến các vị đi vào trong ranh giới

Tính chất khác biệt về các ngày mười bốn, v.v…

Việc nhìn thấy sự biểu hiện, đặc điểm, v.v… của việc cư trú

Lễ Pavãranã với các vị thuộc nhóm cộng trú khác, v.v…

Các trường hợp không nên đi

Các trường hợp có thể đi

Về sự hiện diện (ở lễ Pavãranã) của những nhân vật cần phải tránh

Sự thỉnh cầu hai lần đọc

Các sự nguy hiểm đối với lễ Pavãranã

Việc đình chỉ lễ Pavãranã

Câu chuyện về tội thullaccaya

Sự đình chỉ vì sự việc

Câu chuyện về các vị thuờng gây nên các sự xung đột

Sự đạt đến trạng thái an trú lạc

Sự đồng thuận về lễ Pavãranã

Các câu kệ tóm lược

  1. CHƯƠNG DA THÚ

Câu chuyện về Sona Kolivĩsa

Việc ngăn cấm các đôi dép loại hai lớp, v.v…

Việc ngăn cấm các đôi dép toàn màu xanh, v.v…

Việc cho phép các đôi dép loại nhiều lớp

Sự ngăn cấm việc (mang) dép trong khuôn viên tu viện

Việc ngăn cấm các đôi guốc, v.v…

Việc ngăn cấm (di chuyển bằng) xe

Việc ngăn cấm chỗ nằm cao và chỗ nằm rộng lớn

Việc ngăn cấm tất cả các loại da thú

Việc cho phép về chỗ (ngồi) đã được làm sẵn bởi cư sĩ

Câu chuyện về vị Sona Kutikanna

Sự cho phép việc tu lên bậc trên với nhóm có vị thứ năm rành rẽ về Luật ở các xứ thuộc vùng biên địa

Các câu kệ tóm lược

Phần Phụ Chú

Các Bản Dịch của Tỳ Khưu Indacanda

Địa Chỉ Liên Hệ

Phương Danh Thí Chủ

Các sách khác thuộc Giới Luật

Luật Xuất Gia
Luật Xuất Gia
Trùng trị Tỳ Ni tập II
Trùng trị Tỳ Ni tập II
Luật Bí Sô tập II
Luật Bí Sô tập II
Phá Tăng sự
Phá Tăng sự
Tứ phần luật tỳ kheo giới tướng biểu kỳ
Tứ phần luật tỳ kheo giới tướng biểu kỳ
Luật Ma-ha tăng kỳ tập 1
Luật Ma-ha tăng kỳ tập 1
Luật Tứ Phần Q1
Luật Tứ Phần Q1
Chú giải Luật Thiện Kiến
Chú giải Luật Thiện Kiến
Pháp thức và ý nghĩa Hành trì giới luật
Pháp thức và ý nghĩa Hành trì giới luật
Sa Di luật giải
Sa Di luật giải
Bách Trượng Thanh Quy
Bách Trượng Thanh Quy
Thức-xoa-ma-na Luật Nghi
Thức-xoa-ma-na Luật Nghi