Tìm Sách

Giới Luật >> Tiểu Phẩm Tập 2


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Tiểu Phẩm Tập 2
  • Tác giả : Tỳ Khưu Indacanda (Trương Đình Dũng)
  • Dịch giả : Tỳ Khưu Indacanda (Trương Đình Dũng)
  • Ngôn ngữ : Pali-Việt
  • Số trang : 447
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2014
  • Phân loại : Giới Luật
  • MCB : 12100000012561
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LỜI GIỚI THIỆU

(Được hiệu đính lại từ bài viết năm 2009)

VinayapitakaTạng Luật gồm có 3 phần chính là: SuttavibhangaPhân Tích Giới Bổn, KhandhakaHợp Phần, và ParivõraTập Yếu.

KhandhakaHợp Phần: Gồm các vấn đề có liên quan với nhau đã được sắp xếp thành từng khandhaka, có thể dịch là chương hay phần. Toàn bộ gồm có 22 khandhaka và được chia làm hai:

MahãvaggaĐại Phẩm gồm có 10 khandhaka, và

Cullavagga Tiểu Phẩm gồm có 12 khandhaka còn lại.

          CullavaggaTiểu Phẩm được trình bày thành hai tập, tập một có 4 chương và tập hai là 8 chương còn lại. Phần tóm tắt bốn chương đầu đã được trình bày ở tập một. Và 8 chương còn lại thuộc Cullavagga 2 & Tiểu Phẩm 2 (TTPV 07, Tam Tạng Pãli – Việt tập 07) có nội dung tóm lược như sau:

          – Chương 5 là chương Các Tiểu Sự đề cập đến nhiều vấn đề có liên quan đến sự sinh hoạt hàng ngày của vị tỳ khưu về nhiều khía cạnh khác nhau như cách phục sức, thuyết Pháp, các vật dụng, v.v…

  1. Chương 6 là chương Sàng Tọa thuật lại việc dâng cúng 60 trú xá đầu tiên của một nhà đại phú ở thành Rajagaha cho đến sự cúng dường một tu viện hoàn chỉnh của ông Anãthapindika (Cấp Cô Độc) và các vấn đề liên quan như việc xây dựng, cách thức sử dụng, và các sự phân công trong việc quản lý tu viện.
  2. Chương thứ 7 là chương Chia Rẽ Hội Chúng bắt đầu với câu chuyện dài giới thiệu sự sinh hoạt trong một gia đình tiêu biểu của dòng họ Sakya (Thích Ca) tiếp đến sự xuất gia của sáu thanh niên thuộc dòng họ này trong đó có Devadatta về sau là người khởi xướng và tiến hành việc chia rẽ hội chúng. Chương này được kết thúc với những câu hỏi của trưởng lão Upãli để xác định những điểm khác biệt giữa sự bất đồng trong hội chúng là việc thường xảy ra trong tập thể và sự chia rẽ hội chúng là việc có tính chất nghiêm trọng. Nghiệp quả xấu dành cho kẻ chia rẽ hội chúng và phước báu của vị làm hợp nhất hội chúng đã bị chia rẽ cũng được đề cập đến ở chương này.
  3. Chương thứ 8 giảng giải về 14 phận sự trong đời sống xuất gia. Cuộc sống của vị tỳ khưu được mô tả đầy đủ trong chương này bắt đâu với phận sự của vị tỳ khưu vãng lai, của vị tỳ khưu thường trú, hoặc của vị tỳ khưu chuẩn bị ra đi, luôn cả phận sự của vị tỳ khưu đối với chỗ trú ngụ ở trong rừng hoặc ở trong tu viện. Các phận sự thường nhật như đi khất thực, phận sự ở nhà ăn, trách nhiệm nói lời tùy hỷ phước báu cho thí chủ, việc sử dụng nhà tắm, nhà vệ sinh đều được mô tả chi tiết. Ngoài ra còn quy định các phận sự tương tác giữa thầy tế độ và thầy dạy học đối với các đệ tử hoặc học trò có liên hệ nữa. Cuộc sống chung có được tốt đẹp hay không chính là do sợ nhận thức và thực hành các phận sự này của hàng xuất gia điển hình là các vị tỳ khưu.
  4. Chương thứ 9 là chương Đình Chỉ Giới Bổn Pãtimokkha trình bày nguyên do việc đức Thế Tôn đã thuyết giảng về tám pháp kỳ diệu phi thường về biển cả để so sánh với tính chất đặc biệt của Pháp và Luật mà Ngài đã tuyên thuyết, đồng thời có liên quan đến việc giao phó trách nhiệm đọc tụng giới bổn Pãtimokkha cho các tỳ khưu kể từ thời điểm ấy trở đi. Phương thức đình chỉ giới bổn Pãtimokkha nhằm để bảo vệ sự trong sạch của hội chúng bằng cách loại ra những tỳ khưu phạm tội nhưng vẫn che giấu hoặc tỏ ra không hay biết. Đặc biệt chương này còn đề cập đến nhiều chi tiết tế nhị trong việc khiển trách tội cùa vị tỳ khưu nguyên cáo và thái độ thích hợp của vị tỳ khưu bị cáo hầu giữ được hòa khí giữa hai bên.
  5. Chương thứ 10 là chương Tỳ Khưu Ni: đề cập việc xuất gia của tỳ khưu ni với đầy đủ chi tiết về việc cầu xin xuất gia của bà Mahãpajãpati Gotamĩ, sau đó bà đã được tu lên bậc trên do sự chấp thuận tám Kính Pháp, kế đến là năm trăm công nương dòng Sãkya được xuất gia với hội chúng tỳ khưu, tiếp nữa là tiến trình tu lên bậc trên với cả hai hội chúng: với hội chúng tỳ khưu ni trước rồi với hội chúng tỳ khưu sau. Trong trường hợp đặc biệt, hành sự tu lên bậc trên ở hội chúng tỳ khưu có thể được tiến hành với sự hiện diện của vị ty khưu ni là người đại diện. Ngoài ra, một số vấn đề nảy sinh có tính cách cá biệt của phái nữ cũng được kết tập ở chương này. Nghiên cứu kỹ lưỡng về chương này có thể nắm được nét chung về sự sinh hoạt của tỳ khưu ni vào thời bấy giờ.
  6. Chương thứ 11 nói về cuộc kết tập Tam Ta5ng lần thứ nhất ở Ấn Độ. Ngoài những sử liệu liên quan đến công việc kết tập lời dạy của đức Phật gồm có phần duyên khởi, việc chuẩn bị và tiến hành, chương này còn đề cập đến lời tuyên bố của đại đức Purãna về việc vị ấy chỉ ghi nhận những lời dạy do chính bản thân đã được nghe trực tiếp từ kim khẩu của đức Thế Tôn, về việc các vị trưởng lão quyết định không thêm vào và không bỏ bớt bất cứ điều học nào, sự tuân thủ của đại đức Ananda đối với các bậc trưởng lão, và cách thức áp dụng hình phạt Phạm Thiên (Brahmadanậa, đã được dịch âm là Phạm Đàn).
  7. Chương thứ 12 nói về lần kết tập Tam Tạng lần thứ nhì ở Ấn Độ với phần duyên khởi ở Vesãlĩ vào khoảng 100 năm sau khi đức Phật Vô Dư Niết Bàn. Các chi tiết về tiến trình vận động của cả hai phe trong cuộc tranh tụng này giúp cho độc giả biết được vài nét khái quát trong đời sống sinh hoạt tinh thần vào thời bấy giờ. Đấy là sự kiện chia phe nhóm thứ hai sau lần ở Kosambĩ được ghi chép lại, tiếc rằng sử liệu này dừng ở thời điểm kết thúc của lần kết tập này mà không tiết lộ thêm chi tiết nào về sự phân chia tông phái về sau này.

          Về hình thức, văn bản li Roman được trình bày ở đây đã được phiên âm lại từ văn bản li – Sinhala, ấn bản Buddha Jayanti Tripitaka Series của nước quốc giáo Sri Lanka. Nhân đây, chúng tôi cũng xin thành tâm tán dương công đức của Ven. Mettãvihãri đã hoan hỷ cho phép chúng tôi sử dụng văn bản đã được phiên âm sẵn đang phổ biến trên mạng internet. Điều này đã tiết kiệm cho chúng tôi nhiều thời gian và công sức trong việc nhận diện mặt chữ và đánh máy; tuy nhiên việc kiểm tra đối chiếu lại với văn bản chánh cũng đã chiếm khá nhiều thời gian.

          Về phương diện dịch thuật và trình bày văn bản tiếng Việt, như đã trình bày ở tập Luật trước, chúng tôi giữ nguyên từ Pãli của một số thuật ngữ không dịch sang tiếng Việt ví dụ như tên các điều học pãrãjika, sanghãdisesa, hoặc tên của các nghi thức như là lễ Uposatha, lễ Pavãranã, v.v… Ngoài ra cũng có một số từ không tìm ra được nghĩa việt như trường hợp tên các loại thảo mộc. Thêm vào đó, chúng tôi cũng đã sử dụng dạng chữ nghiêng cho một số câu hoặc đoạn văn nhằm gợi sự chú ý của người đọc về tầm quan trọng của ý nghĩa hoặc về tính chất thực dụng của chúng. Riêng về các câu kệ ngôn, chúng tôi đã ghi nghĩa Việt bằng văn xuôi nhằm diễn tả trọn vẹn ý nghĩa của văn bản gốc.

          Về văn phong của lời dịch, chúng tôi chủ trương ghi lại lời tiếng Việt sát theo văn bản gốc và cố gắng không bỏ sót từ nào không dịch. Lời văn tiếng Việt của chúng tôi có chứa đựng những mấu chốt giúp cho những ai có ý thích nghiên cứu Pãli thấy ra được cấu trúc của loại ngôn ngữ này. Việc làm này của chúng tôi không hẳn đã được hoàn hảo, dẫu sao cũng là bước khởi đầu nhằm thúc đẩy phong trào nghiên cứu cổ ngữ Phật Học của người Việt Nam. Tuy nhiên, một số sai sót trong quá trình phiên dịch đương nhiên không thể tránh khỏi, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về trình độ yếu kém.

          Nhân đây, chúng tôi cũng xin chân thành ghi nhận sự quan tâm chăm sóc trực tiếp hoặc gián tiếp đối với công tác phiên dịch của chúng tôi về phương diện vật thực bồi dưỡng và thuốc men chữa bệnh của các vị hữu ân sau: Ni Sư Kiều Đàm Di, Sư Cô Từ Tâm, Sư Cô Huệ Tín, nhóm Phật tử California do Cô Phạm Thị Thi đại điện, gia đình Nguyên Văn Hiền & Trân Hường, gia đình Phạm Trọng Độ & Ngô Thị Liên, và Phật tử Nguyên thị Kim Thảo. Công việc soạn thảo này được thông suốt, không bị gián đoạn, chính là nhờ có sự hỗ trợ cấp thời và quý báu của quý vị. Thành tâm cầu chúc quý vị luôn giữ vững niềm tin và thành tựu được nhiều kết quả trong công việc tu tập giải thoát và hộ trì Tam Bảo.

          Một điều thiếu sót lớn nếu không đề cập đến sự nhiệt tình giúp đỡ của Phật tử Tung Thiên đã sắp xếp thời gian để đọc qua bản thảo và đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc giúp cho chúng tôi tránh được một số điểm sai sót và vụng về trong việc sử dụng từ ngữ tiếng Việt.

          Chúng tôi cũng xin thành tâm tùy hỷ và tán dương công đức của các thí chủ đã nhiệt tâm đóng góp tài chánh giúp cho Công Trình Ấn Tống Tam Tạng Song Ngữ Pãli – Việt được tồn tại và phát triến, mong sao phước báu Pháp thí này luôn dẫn dắt quý vị vào con đường tu tập đúng theo Chánh Pháp, thành tựu Chánh Trí, chúng ngộ Niết Bàn, không còn luân hồi sanh tử nữa.

         Chúng tôi xin thành kính tri ân công đức của Ngài Hòa Thượng Ven. Devahandiye Pannãsekara Nãyaka Mahãthera, tu viện trưởng tu viện Sri Jayawardhana- ramaya Colombo 8 – Sri Lanka, đã cung cấp trú xứ và các vật dụng cần thiết giúp cho chúng tôi có thể tập trung toàn thời gian cho công việc thực hiện tập Luật này.

           Cuối cùng, ngưỡng mong phước báu phát sanh trong công việc soạn thảo tập Kinh này được thành tựu đến thầy tổ, song thân, và tất cả chúng sanh trong tam giới. Nguyện cho hết thảy đều được an vui, sức khỏe, có trí tuệ, và tinh tấn tu tập ngõ hầu thành đạt cứu cánh giải thoát, chấm dứt khổ đau.

Kính bút,

Ngày 15 tháng 01 năm 2010

Tỳ Khưu Indacanda (Trương Đình Dũng)

MỤC LỤC

Mục Lục

Lược Đồ Tam Tạng

Lời Giới Thiệu

Các Chữ Viết Tắt

  1. CHƯƠNG CÁC TIỂU SỰ

Các tiểu sự

Tụng phẩm thứ ba

Các câu kệ tóm lược

  1. CHƯƠNG SÀNG TỌA

Sự cho phép về trú xá

Sự cho phép giường, ghế, v.v…

Sự cho phép (sơn) màu trắng, v.v…

Sự ngăn cấm về hình ảnh gợi cảm

Sự cho phép nền móng bằng gạch, v.v…

Sự cho phép phòng hội họp

Sự cho phép hàng rào, v.v…

Sự cho phép việc rào quanh tu viện

Câu chuyện về Anãthapindika

Sự giao công trình mới

Sự cho phép chỗ ngồi tốt nhất, v.v…

Những người không nên được đảnh lễ

Sự ngăn cấm về việc xâm phạm chỗ ngồi

Sự cho phép ở chỗ đã được trưng bày bởi gia chủ

Việc nói lời tùy hỷ về trú xá Jetavana

Việc xâm phạm chỗ ngồi, v.v…

Sự chỉ định vị phân phối chỗ trú ngụ

Câu chuyện về vật không nên phân tán

Câu chuyện về vật không nên phân chia

Phần giảng về việc giao công trình mới

Sự ngăn cấm về đồ đạc của địa điểm khác

Sự cho phép về bữa trai phạn dâng đến hội chúng, v.v…

Sự chỉ định vị sắp xếp các bữa ăn

Sự chỉ định vị phân bố chỗ trú ngụ

Sự chỉ định vị phân phát vật linh tinh

Sự chỉ định vị phân phối vải choàng

Các câu kệ tóm lược

VII. CHƯƠNG CHIA RẼ HỘI CHÚNG

Phần giảng về sự xuất gia của sáu vị dòng Sakya

Câu chuyện về Devadatta

Phần giảng về năm hạng đạo sư

Hành sự công bố

Câu chuyện về hoàng tử Ajãtasattu

Việc phái đi những kẻ sát thủ

Nghiệp báo của kẻ làm chảy máu (ở đức Phật)

Việc đưa ra con voi Nãlãgiri

Phần giảng về sự yêu cầu năm sự việc

Phân giảng về việc chia rẽ hội chúng

Các câu hỏi của vị Upãli

Các câu kệ tóm lược

VIII. CHƯƠNG PHẬN SỰ

Phận sự của vị vãng lai

Phận sự của vị thường trú

Phận sự của vị xuất hành

Phận sự của việc tùy hỷ

Phận sự ở chỗ thọ thực

Phận sự của vị khất thực

Phận sự của vị ngụ ở rừng

Phận sự ở nơi cư ngụ

Phận sự ở nhà tắm hơi

Phận sự ở nhà vệ sinh

Phận sự đối với thầy tế độ

Phận sự đối với đệ tử

Phận sự đối với thầy dạy học

Phận sự đối với học trò

Các câu kệ tóm lược

XI. CHƯƠNG ĐÌNH CHỈ GIỚI BỔN PÃTIMOKKHA

Thỉnh cầu tuyên đọc giới bổn Pãtimokkha

Tám pháp kỳ diệu về biển cả

Tám pháp kỳ diệu ở Pháp và Luật

Vị xứng đáng nghe giởi bổn Pãtimokkha

Việc đình chỉ giới bổn Pãtimokkha đúng Pháp và sai Pháp

Việc đình chỉ giới bổn Pãtimokkha đúng Pháp

Các yếu tố của việc đích thân khởi tố

Các pháp cần được quán xét bởi vị khiển trách

Phần giảng về mối liên quan giữa vị khiển trách và vị bi khiển trách

Các câu kệ tóm lược

X. CHƯƠNG TỲ KHƯU NI

Câu chuyện về bà Mahãpajãpatĩ Gotamĩ

Tám Kính Pháp

Sự cho phép về việc tu lên bậc trên của tỳ khưu ni

Tụng phẩm thứ nhì

Tụng phẩm thứ ba

Các câu kệ tóm lược

XI. CHƯƠNG LIÊN QUAN NĂM TRĂM VỊ

Duyên khởi của việc kết tập

Phần giảng về các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng

Phần giảng về hình phạt Phạm Thiên

Các câu kệ tóm lược

XII. CHƯƠNG LIÊN QUAN BẢY TRĂM VỊ

Tụng phẩm thứ nhất

Tụng phẩm thứ nhì

Các câu kệ tóm lược

Phần Phụ Chú

Các Bản Dịch của Tỳ Khưu Indacanda

Địa Chỉ Liên Hệ

Phương Danh Thí Chủ

Các sách khác thuộc Giới Luật

Luật Xuất Gia
Luật Xuất Gia
Trùng trị Tỳ Ni tập II
Trùng trị Tỳ Ni tập II
Luật Bí Sô tập II
Luật Bí Sô tập II
Phá Tăng sự
Phá Tăng sự
Tứ phần luật tỳ kheo giới tướng biểu kỳ
Tứ phần luật tỳ kheo giới tướng biểu kỳ
Luật Ma-ha tăng kỳ tập 1
Luật Ma-ha tăng kỳ tập 1
Luật Tứ Phần Q1
Luật Tứ Phần Q1
Chú giải Luật Thiện Kiến
Chú giải Luật Thiện Kiến
Pháp thức và ý nghĩa Hành trì giới luật
Pháp thức và ý nghĩa Hành trì giới luật
Sa Di luật giải
Sa Di luật giải
Bách Trượng Thanh Quy
Bách Trượng Thanh Quy
Thức-xoa-ma-na Luật Nghi
Thức-xoa-ma-na Luật Nghi