Tìm Sách

Giảng Luận >> Giảng Giải Luận Đại Thừa Khởi Tín


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Giảng Giải Luận Đại Thừa Khởi Tín
  • Tác giả : HT. Ấn Thuận
  • Dịch giả : Hạnh Bình-Quán Như
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 459
  • Nhà xuất bản : Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2012
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12100000012586
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

Vị trí Luận Đại Thừa Khởi Tín trong Phật pháp

 Luận có tên gọi là “Đại Thừa Khởi Tín”. Ở đây chữ ‘thừa’ trong Đại thừa có nghĩa là cỗ xe để vận chuyển con người và đồ vật từ nơi này đến nơi khác, Phật pháp có chức năng đưa chúng sanh từ bờ sanh tử đến bến Niết-bàn, do đó Phật pháp được ví như cỗ xe (Thừa) khế hợp với cứu cánh rốt ráo của Phật pháp gọi là Đại thừa. Nếu chúng sanh phát tâm Bồ-đề, tu Bồ-tát hạnh, thực hiện tự lợi lợi tha vì mục đích cuối cùng là chứng đắc quả vị Phật, đây gọi là pháp Đại thừa. Đại thừa là phát tâm tu học vì mục đích thành Phật, nếu chỉ vì mục đích đạt được quả vị Thanh văn để phát tâm tu học là Thanh văn thừa - Tiểu thừa.
Trong quá trình tu học Phật pháp, trước tiên phải sanh khởi tín thuận, đó có niềm tin thuần khiết đồng tình hiếu cảm; sau đó tâm sanh khởi sự tín nhiệm và tìm cầu cho đến chứng tín (xác định niềm tin của mình). Từ tâm tín thuận ban đầu để chứng tín, đó là niềm tin trong Phật pháp, vì niềm tin này có đặc tính là tịnh tâm, không đơn thuần chỉ là tín ngưỡng mà phải từ kinh nghiệm sâu sắc để đi đến hoàn thành tịnh tín không còn nghi ngờ (niềm tin và trí tuệ hợp nhất), như trong Thiền gọi là ‘ngộ’. Trong kinh A-hàm đề cập bốn niềm Tín không hoại, tức là bốn chứng tịnh đều mang ý nghĩa là tịnh tín, người phát tâm Bồ-đề tu học Đại thừa cũng xuất phát từ niềm tin mà được thành tựu, đến khi triệt ngộ giáo pháp Đại thừa thì gọi là Tịnh tâm địa. Từ ý nghĩa đơn giản từ ‘khởi tín’ trong luận này có nghĩa là muốn chúng ta khởi tâm tín ngưỡng giáo pháp Đại thừa, còn từ ý nghĩa thâm sâu thì muốn chúng ta phải thực hiện thật chứng giáo pháp Đại thừa, cho nên luận này có tên là “Đại Thừa Khởi Tín”, có nghĩa là sử dụng phương pháp tu học Đại thừa để hoàn thành tín tâm đối với giáo pháp Đại thừa, điều đó có nghĩa là người nào đối với giáo pháp Đại thừa không có khả năng sanh khởi tín tâm thì người ấy thiếu duyên với Đại thừa.

Đối với kinh điển Đại thừa có người tin là Phật pháp, nhưng có người không tin, lại cho là phi Phật thuyết, điều này xưa kia đã có các như Long Thọ, Kiên Tuệ, Vô Trước đã từng chứng minh giải thích kinh điển Đại thừa do Phật thuyết. Thông thường đệ tử đức Phật đều thừa nhận sự tồn tại của chư Phật và Bồ-tát. Theo các nhà Đại thừa đều cho rằng, trong quá trình tu tập hạnh Bồ-tát, công đức viên mãn, cuối cùng thành Phật, không giống với Thanh văn; còn các nhà Thanh văn cho rằng, con đường đức Phật tu tập tuy lấy lòng từ bi viên mãn mười (sáu hoặc bốn) Ba-la-mật, nhưng trí để chứng đắc là Tứ đế hoặc trí Diệt đế; cái để chứng đắc cũng chính là Tứ thánh đế, cũng là Niết-bàn. Tuy sự chứng đắc giữa Thanh văn và Đại thừa có sự không giống nhau, nhưng cho là kinh điển Đại thừa là phi Phật thuyết thì không hợp lý. Các nhà Đại thừa thành lập giáo pháp Đại thừa, tất nhiên có sự khác với giáo pháp thuộc Thanh văn, từ đó khẳng định kinh điển Đại thừa do Phật thuyết, vì để chứng minh quan điểm này nên các phương diện như phát tâm, tu hành, chứng quả, đều chỉ ra những điểm không đồng với Thanh văn thừa. Vì vậy trong “Nhiếp Đại Thừa Luận” ngài Vô Trước đã trích dẫn mười điều thù thắng trong “A-tỳ-đạt-ma Đại Thừa Kinh” để chứng minh điểm đặc biệt của pháp Đại thừa, có nghĩa là vì pháp Đại thừa có mười điều thù thắng khác với Thanh văn. Cũng vậy,“Khởi Tín Luận” thành lập giáo pháp Đại thừa đề cập hai phương diện pháp và nghĩa. Pháp chỉ tự thể của Đại thừa; nghĩa là trong pháp Đại thừa có vô số phương tiện (tướng), cho nên trong Luận này nói, Pháp Đại thừa không có gì lạ mà chính là tâm chúng sanh mà có. Quan điểm này và mười điều thù thắng ở trên có điểm chung là chứng minh cho pháp Đại thừa.

 

MỤC LỤC

Mục lục:

Tổng luận

  1. I. Tác giả và dịch giả:
  2. II. Vị trí Luận Đại thừa Khởi Tin trong Phật pháp:

Phần giải thích:

Chương một – Ý hướng của sự quy kính và mục đích tạo luận

  1. Quy kính Tam bảo:
  2. Mục đích của sự quy kính:
  • Năm phần:

Chương hai

  1. Nhân duyên tạo luận:
  2. Nguyên nhân tất yếu:

Chương ba – Ý nghĩa hình thành pháp Đại thừa

  1. Tổng quát:
  2. Tâm chúng sanh:
  • Pháp Đại thừa:

Chương bốn – Giải thích ý nghĩa pháp Đại thừa

  1. Trình bày ý nghĩa chân chính pháp Đại thừa:
  2. Nhất tâm nhị môn:
  3. Tâm chơn như môn:
  4. Tâm sanh diệt môn:
  5. Tâm thủy giác tiệm ngộ:
  6. Tướng tuỳ nhiễm của bản giác:
  7. Tướng bất giác:
  8. Sự trạng giống và khác nhau giữa giác và bất giác:
  9. Nhân duyên sanh diệt của tâm
  10. Tạng tâm vì y vào các thức mà sanh khởi:
  11. Vô minh do vì nhiễm tâm mà diệt:
  12. Tướng sanh diệt của tâm
  13. Hai loại sanh diệt:
  14. Thể của tâm bất diệt:
  15. Huân tập:
  16. Do huân tập sanh khởi pháp tạp nhiễm:
  17. Do huân tập sanh khởi pháp thanh tịnh:
  18. Huân tập tạp nhiễm thì hữu hạn, huân tập thanh tịnh thì vô tận:
  19. Từ sanh diệt đến chơn như:
  20. Phá chấp về pháp nhân:
  21. Phá chấp về pháp ngã:

III. Phân biệt phát thú đạo tướng:

  1. Thành tựu tín phát tâm:
  2. Ba hình thức phát tâm:
  3. Bốn loại phương tiện:
  4. Công đức thù thắng từ sự phát tâm:
  5. Phân biệt về thối chuyển và bất thối chuyển:
  6. Giải hành phát tâm:
  7. Chứng phát tâm:

Chương năm – Phần tu tập tín tâm

  1. Khái quát:
  2. Nội dung tu tập tín tâm:
  • Phương pháp tu tập
  1. Năm pháp môn:
  2. Tu chỉ:
  3. Tu quán:
  4. Phương tiện tu hành thù thắng:

Chương sáu – Lợi ích của việc siêng năng tu tập

  1. Khuyến khích tu tập:
  2. Công đức tu học:
  3. Lỗi lầm của việc phỉ báng:
  4. Tổng kết khuyến khích:
  5. Hồi hướng:

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Trung Luận Giảng Giải
Trung Luận Giảng Giải
Hiện Tượng Báo Ứng Nhân Quả
Hiện Tượng Báo Ứng Nhân Quả
Giảng giải Kinh Đại Bảo Tích
Giảng giải Kinh Đại Bảo Tích
Đức Phật và những vấn đề thời đại
Đức Phật và những vấn đề thời đại
Vô Ngã và Luân Hồi
Vô Ngã và Luân Hồi
Giảng giải kinh Bát Nhã
Giảng giải kinh Bát Nhã
Lược giảng Luận Trung Quán
Lược giảng Luận Trung Quán
Kinh doanh theo quan điểm đạo Phật
Kinh doanh theo quan điểm đạo Phật
Nhập Bồ Tát Hạnh Bodhisattvacharyavatara
Nhập Bồ Tát Hạnh Bodhisattvacharyavatara
Lược giải Luận Trung Quán
Lược giải Luận Trung Quán
Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn
Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn
Giảng giải kinh Bát Nhã
Giảng giải kinh Bát Nhã