Tìm Sách

Thiền >> Thập Mục Ngưu Đồ Tụng

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Thập Mục Ngưu Đồ Tụng
  • Tác giả : Quảng Trí Thiền Sư
  • Dịch giả : Trần Đình Sơn
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 210
  • Nhà xuất bản : Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt nam
  • Năm xuất bản : 1991
  • Phân loại : Thiền
  • MCB : 12010000009446
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LỜI GIỚI THIỆU

Mười bức tranh chăn trâu (Thập mục ngưu đồ) là hình thức dạy “thuật luyện tâm”. Nó được hình thành từ lúc nào không rõ. Chính ngài Vân Thê Châu Hoằng đời nhà Minh - Trung Quốc - trong lời tựa cho mười bức tranh ấy cũng nói là chưa rõ phải do tay một người hay không?

Trong tục tạng hiện có hai loại tranh chăn trâu. Một là tranh Đại thừa, hai là tranh Thiền tông. Phổ Minh thiền sư và Cự Triệt thiền sư, mỗi vị lại làm mười bài thi tụng cho mười bức tranh này (ngài châu Hoằng cũng không rõ Phổ Minh là ai? Ở đâu?). Trong bản Tân khắc Thiền tông Tập Mục ngưu đồ do Hồ Văn Hoàn soạn, tập còn in thêm mười bức tranh - Khổ lạc nhơn duyên - cùng một ý nghĩa là dạy “Thuật luyện tâm”.

Mười bức tranh thi tụng này đến Việt Nam lúc nào không rõ. Trong các cuốn lịch sử Phật giáo Việt Nam hiện có cũng không thấy đề cập vị thiền sư hay cư sĩ nào nhắc nhở đến mười bức tranh này. Nay Phật tử Trần Đình Sơn đưa tới nhờ tôi xem tập “Thâm mục ngưu đồ tụng luận giải” của ngài quảng Trí, thiền sư Việt Nam thời Lê Dụ Tông, mà Phật tử đã sưu tầm, phiên dịch từ bản chữ Hán và chú thích kỹ lưỡng. Nhận được sách tôi rất mừng vì thấy đây là một phát hiện mới làm phong phú thêm cho cuốn lịch sử của Phật giáo Việt Nam được đầy đủ hơn.

Ngài Quảng Trí đã giải luận mười bài thi tụng của Phổ Minh thiền sư, lời văn rất sáng sủa, ý nghĩa rất uyên bác, chú trọng thức tỉnh lòng người học tu đúng chính pháp, như ngài nói: “Lập luận không phải quý ở chỗ đàm luận rỗng tuếch vô bổ, mà quý chính là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh người đời. Thật vậy, đọc ngài ta mới thấy chỗ dụng tâm tha thiết đó. Ngài lại được nhà vua đương thời tới chùa thăm viếng, ỏi chỗ hành trì mà viết ra văn bản giải luận này để trình nhà vua như vậy chứng tỏ rằng ngài cũng là một vị thiền sư thạnh trụ chốn tòng lâm. Tuy không được như ngài Chân Nguyên thiền sư đương thời từng được vua Lê Dụ Tông phong chức Quốc sư và có một vị trí sáng chói trong lịch sử Phật giáo ở Đàng Ngoài thời đại Lê Dụ Tông.

Trước khi vào chính luận, ngài có viết một đoạn luận về chưa chăn, toàn đề cập những hạng trong giới xuất gia mà không nói gì đến hạng tại gia. Phải chăng ngài cho rằng hạng tịa gia đã hẳn là hạng chưa chăn cho nên không nói đến mà chỉ cốt nói đến những hạng người trong giới xuất gia là hạng gọi là chăn, hoặc căn chưa nơi tới chốn. Quả đây là lời nhắc nhở thâm hậu của ngài đối với kẻ tu hành.

Để khỏi thất lạc một bản văn quý báu như vậy, tôi thành kính giới thiệu đến quý độc giả công trình sưu tập và dịch thuật này của Phật tử Trần Đình Sơn.

Từ Đàm, ngày 04 tháng 03 năm 1990

HT. Thích Thiện Siêu.

Các sách khác thuộc Thiền

Tuyệt Quán Luận
Tuyệt Quán Luận
Vô môn quan
Vô môn quan
Thiền dưới ánh sáng khoa học
Thiền dưới ánh sáng khoa học
Hành trạng Thiền sư Trung Hoa
Hành trạng Thiền sư Trung Hoa
Thiền và Bát Nhã
Thiền và Bát Nhã
Bích Nham Lục
Bích Nham Lục
Cội nguồn truyền thừa và thiền thất khai thị lục
Cội nguồn truyền thừa và thiền thất khai thị lục
Sự thực hành về Thiền Chỉ và Thiền Quán
Sự thực hành về Thiền Chỉ và Thiền Quán
Thiền Kinh Niệm Xứ lược giải
Thiền Kinh Niệm Xứ lược giải
Thiền là gì
Thiền là gì
Những vị Thiền sư đương thời
Những vị Thiền sư đương thời
Thiền Sư Trung Hoa tập 2
Thiền Sư Trung Hoa tập 2