Tìm Sách

Kinh Tạng >> Kinh Phạm Võng - Phẫm Bồ Tát Tâm Địa


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh Phạm Võng - Phẫm Bồ Tát Tâm Địa
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : Thích Viên Thành - Nguyễn Hữu Kha
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 101
  • Nhà xuất bản : Chùa Tuyết Sơn - Đạo tràng Chân tịnh
  • Năm xuất bản : 2005
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 12010000007242
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 KINH PHẠM VÕNG – PHẨM BỒ TÁT TÂM ĐỊA

Dịch giả THÍCH VIÊN THÀNH-NGUYỄN HỮU KHA

ĐẠO TRÀNG CHÂN TỊNH

 

LỜI NÓI ĐẦU

Đức Như Lai ra đời hoằng hóa trong suốt 49 năm chỉ có một mục đích duy nhất là : Khai thị tri kiến Phật cho chúng sinh ngộ nhập. Mục tiêu chủ yếu của Phật cũng nhằm giáo hóa cho các Bồ tát, cho những người có căn khí lớn có thể : “ Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh” hay nói khác đi là để dìu dắt những con người mà có chí lớn, từ cái hiểu biết chưa trọn vẹn vươn tới cái hiểu biết tối thượng, cái tuệ giác cao nhất.

Muốn đạt mục đich ấy, người tu hành trong pháp Phật phải nương vào trí tuệ siêu việt để tiến thủ. Trí tuệ siêu việt nói ở đây không phải là những trí thức, những kinh nghiệm phổ thông ở xã hội mà là một thứ trí tuệ đặc biệt, trí tuệ xuất thế gian. Thường được gọi là trí tuệ vô lậu.Nhưng muốn thể hiện đó để hiển bày Phật tỉnh quản lợi quần sinh, gánh vác sứ mệnh của Như Lai thì trước hết phải lấy thuyền định để nhiếp trì các căn, tập trung tư duy, gạt bỏ vọng niệm thì diệu tri kia mới khai phát hiển bày ra được. Nhưng trí tuệ và thiền định là do công phu trì giới mà có, vì vậy điều đầu tiên của người tu hành ( bất kể tại gia, xuất gia ) phải lấy giới Ba –la-đề-mộc-xoa ( Prastimoksa, Prastimokkha ), để đoạn trừ ác hành, ngăn ngừa lỗi trái sau lấy thuyền định làm cho thân tâm vọng niệm không khởi ra, rồi mới dùng gươm trí tuệ cắt đứt mê hoặc chứng nhập Chân-như, rộng độ chúng sinh, hoàn thành bản nguyện. Nói đến giới của Phật pháp hiện nay thì có hai thư là giới Tiểu thừa và giới Đại thừa . Giới Tiểu thừa do Nam truyền chỉ có giới học Thanh Văn mà không có giới học của Bồ tát. Giới Đại thừa là giới Bắc truyền bao gồm cả giới học Thanh Văn và Bồ Tát. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến giới Đại thừa của Bồ Tát, đó là giới Phạm võng.

Hơn thế nữa, giới Bồ tát tâm địa này cón có 3 điều:

1-Đức Phật Lô-xá-Na( báo thân đức Thích Ca) truyền pháp, ngàn Phật Thích Ca thừa thụ.

2- Ngàn Phật Thích Ca truyền pháp, ngàn trăm ức Phật Thích Ca thừa thụ.

3-Ngàn trăm ức Phật Thích Ca truyền pháp, tất cả chúng sanh đều thừa thụ.

Cứ như thế lần lượt triển chuyển xuống mãi, thì chúng sinh hiện tại truyền pháp, chúng sinh tương lai lần lượt thừa thụ vĩnh viễn không cùng. Điều này được mệnh danh là vô tận giới pháp.

Mùa an cư năm nay ( 2541 – 1997 ) theo yêu cầu học tập và nghiên cứu, thụ trì của một số Tăng ni cũng như Phật tử. Đạo tràng Chân tịnh chúng tôi phát tâm biên tập phiên dịch và ấn hành để cống hiến các pháp hữu. Trong tập này chúng tôi chia làm hai phần đối chiếu Hán –Việt để phục vụ cho Tăng Ni thuyết giới, bá tát. Phần tiếng Việt để phục vụ cho đệ tử tại gia  nghiên cứu, đọc tụng. Bởi vì Bồ Tát giới là công hạnh lớn lao của những tâm hồn quảng đại, vô ngã vị tha, cần phải được nghiêm trì và phổ biến sâu rộng cho tất cả chúng sinh được hưởng phần lợi lạc tối thắng. Ước mong với bản hoài “Tự hành hóa tha này, được đông đảo chư quý vị và bà con Phật tử ứng dụng, thực hành và tán trợ.

Được bao nhiêu công đức, xin đem hồi hướng cho tứ ân, lục đạo và pháp giới chúng sinh đều phát tâm Bồ Đề thực hành Phật đạo cùng sinh Cực-lạc cùng chứng Bồ-đề

Nguyệt Trí Thích Viên Thành.

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Kinh Chánh Pháp Sanghata
Kinh Chánh Pháp Sanghata
Kinh Tam Bảo - Kinh Xưng Tụng Tam Bảo
Kinh Tam Bảo - Kinh Xưng Tụng Tam Bảo
Kinh Đại Nhật
Kinh Đại Nhật
Lăng Già Đại Thừa Kinh
Lăng Già Đại Thừa Kinh
Kinh Lăng Già Tâm Ấn
Kinh Lăng Già Tâm Ấn
Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương
Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương
Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni
Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni
Kinh Mạt Pháp Nhất Tự Đà La Ni
Kinh Mạt Pháp Nhất Tự Đà La Ni
Đại Phương Quảng Viên Giác Tu Đa La liễu nghĩa kinh
Đại Phương Quảng Viên Giác Tu Đa La liễu nghĩa kinh
Kinh Viên Giác
Kinh Viên Giác
Kinh Vô lượng nghĩa & Xuân Đạo lý
Kinh Vô lượng nghĩa & Xuân Đạo lý
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba la Mật - tập 3
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba la Mật - tập 3